Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về công chức từ thực tiễn ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 78 - 82)

3.1.1. Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải theo quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, đường lối, chính sách liên quan đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và những u cầu, tiêu chí về hồn thiện pháp luật trong q trình cải cách hành chính. Cụ thể là:

- Hồn thiện và thực thi pháp luật về cơng chức phải đảm bảo nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất lãnh đạo và Nhà nước quản lý. Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng là thơng qua cơng tác cán bộ. Do đó, việc hồn thiện pháp luật về cơng chức phải xuất phát từ các quan điểm, chủ trương của Đảng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và hiệu quả của công việc. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu, lần thứ bảy Khóa XII đã đề ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, trong đó đã đặt ra u cầu phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ, liên thơng, kết hợp hài hịa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thu hút người có tài, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải gắn với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và được tiếp tục được ghi nhận trong các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc tiếp theo. Một trong những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền là quản lý nhà nước bằng pháp luật, thượng tôn pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Và muốn xây dựng được một nhà nước pháp quyền XHCN không thể thiếu được việc xây dựng pháp luật về cán bộ, công chức. Cán bộ, cơng chức là nịng cốt vận hành hoạt động của bộ máy nhà nước, là người thực thi các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Do đó, pháp luật cán bộ, cơng chức việc thực thi phải đảm bảo đúng Hiến pháp và pháp luật.

- Hoàn thiện và thực thi pháp luật về công chức phải đảm bảo yêu cầu về đổi mới, cải cách thủ tục hành chính. Nhiệm vụ cải cách hành chính ln là ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiên các đường lối đổi mới để phát triển đất nước. Các cơ quan nhà nước, trong đó Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch để triển khai cải cách hành chính theo các chủ trương, nghị quyết của Đảng, trong đó có việc cải cách chế độ công vụ, công chức. Xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật về công chức phải đáp ứng được những yêu cầu, những tiêu chí của cải cách hành chính, cải cách cơng vụ, cơng chức như: Xác định vị trí, vai trị của các chức danh cơng chức từ đó làm tốt cơng tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức; đổi mới chế độ tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức; thực hiện cải cách tiền lương và đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; đặc biệt trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) cần ứng dụng mạnh mẽ, sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, chính phủ điện tử, đơ thị thơng minh.

3.1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải tuân thủ các nguyên tắc về quản lý công chức, thi hành công vụ, đảm bảo khách quan, nguyên tắc về quản lý công chức, thi hành công vụ, đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, kịp thời

Khi thực hiện pháp luật về công chức, các cá nhân, cơ quan hay tổ chức phải ln đề cao tính cơng khai, tính minh bạch, sự khách quan và kịp thời. Để thực hiện những yêu cầu trên địi hỏi các cấp có thẩm quyền, người có thẩm quyền phải đảm bảo: Thứ nhất, cơng chức có quyền được thơng tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật liên quan đến cơng việc của mình cũng như những tiêu chuẩn, điều kiện đối với công việc. Thứ hai, pháp luật và quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về cơng chức cần được công khai hơn, minh bạch hơn thông qua những phương tiện truyền thống như báo, đài và những mạng truyền thơng hiện đại như mạng xã hội. Đó cũng là địi hỏi tính tối thượng của pháp luật được tơn trọng và bảo đảm trong nhà nước pháp quyền XHCN mà chúng ta đang xây dựng. Thứ ba, Nhà nước đảm bảo, tạo điều kiện cho công chức thực hiện pháp luật về cơng chức.

Bên cạnh đó, việc cơng khai, minh bạch cịn giúp đánh giá, phân loại cán bộ, cơng chức được chính xác. Đồng thời xác định rõ những người đủ và không đủ tiêu chuẩn. Có chính sách thích hợp đối với những người không đủ tiêu chuẩn phải đưa ra khỏi bộ máy. Hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về công chức được đo bằng tương quan giữa kết quả với cái đặt ra (mục đích) và cái bỏ ra (chi phí). Do đó, phải thường xun kiểm tra, thanh tra, đánh giá hiệu quả cơng việc để có những quy hoạch cán bộ, công chức phù hợp đảm bảo khơng bỏ sót người tài và khơng nhận vào người khơng có năng lực. Trong bố trí, phân cơng nhiệm vụ cho cán bộ, cơng chức, cần bảo đảm sự ổn định để chun mơn hố, đồng thời có sự điều chuyển cần thiết để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phòng ngừa tiêu cực.

Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện pháp luật về công chức, cả trong tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật, cả trong tổ chức

thực hiện các quy định của pháp luật, cả trong thanh tra, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc tổ chức thực hiện pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, thực thi pháp luật của công chức.

3.1.3. Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng, miền, địa phương

Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức vừa phải tuân thủ pháp luật, tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, đồng thời phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cấp từng ngành, từng địa phương.

Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải phù hợp với nhu cầu, hiệu quả công việc cũng như cần gắn với các yếu tố đặc trưng, tính chất của từng vùng, miền, địa phương và phân cấp hành chính. Tính đến thời điểm ngày 11/02/2020, Việt Nam có đến có 707 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 77 thành phố trực thuộc tỉnh, 49 quận, 49 thị xã và 532 huyện) với 10.614 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1.680 phường, 610 thị trấn và 8.324 xã). Đặc điểm về kinh tế, dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo mỗi vùng miền đều có sự khác nhau về tính chất. Do đó, khi tổ chức thực hiện pháp luật về công chức phải đảm bảo sự hài hòa, phù hợp với điều kiện, đặc trưng của từng vùng miền, từng cấp hành chính khác nhau. Tuy nhiên, phải đảm bảo thống nhất trong yêu cầu chung về biên chế cơng chức và điều kiện trình độ cán bộ, cơng chức theo chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Mỗi địa phương đều có những đặc trưng, tính chất và điều kiện kinh tế, xã hội riêng. Do đó, khi tổ chức thực hiện pháp luật về cơng chức cần có những đánh giá thực tiễn cụ thể để xây dựng những chính sách phù hợp, chủ động, sáng tạo với điều kiện của từng địa phương. Để làm được điều đó, việc xây dựng, phát triển đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cần vận dụng một cách linh hoạt, có hiệu quả nguồn nhân lực thực tế hiện có của địa phương, vào u cầu của cơng tác quản lý nhà nước, trên cơ sở các chiến lược phát

triển kinh tế, xã hội của địa phương. Ví dụ với thành phố Đơng Hà, là thủ phủ của tỉnh Quảng Trị, có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi hơn so với các đơn vị hành chính khác của tỉnh; là trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ, cơng nghiệp của tỉnh, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phát triển, giao thơng thuận lợi, dân số đơng, trình độ nói chung cao hơn mặt bằng chung của tỉnh… thì trong tổ chức thực hiện pháp luật về công chức đặt ra yêu cầu cao hơn về năng lực, trình độ, trách nhiệm của đội ngũ công chức của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về công chức từ thực tiễn ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)