- Hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách
3.4. Định hƣớng hoàn thiện quản lý vốn các dự án đầu tƣ xây dựng từ ngân sách nhà nƣớc tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
từ ngân sách nhà nƣớc tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Căn cứ vào những nội dung trên và để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng từ NSNN do huyện Ea Súp quản lý, hướng tới khắc phục những hạn chế của công tác này trong thời gian qua, luận văn đề xuất phương hướng hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 như sau:
a) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý
(1) Xây dựng bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, phân cấp, phân quyền cụ thể, phân rõ trách nhiệm đến đến từng cán bộ, chuyên viên.
- Giảm bớt cán bộ hợp đồng ngắn hạn tham gia vào các ban quản lý dự án.
- Phân rõ trách nhiệm từng vị trí làm việc: Trưởng ban, phó ban, tổ trưởng, cán bộ trực tiếp phụ trách dự án, kế toán thanh toán.
(2) Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban chuyên môn, các chủ đầu tư, các đơn vị để khép kín vịng đời của dự án (từ khâu chuẩn bị đầu tư đến vận hành, khai thác sử dụng):
- Phịng Tài chính kế hoạch chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư và cân đối nguồn vốn đầu tư.
- Phòng Kinh tế - Hạ tầng chịu trách nhiệm về qui mơ, kết cấu cơng trình.
- Phịng Tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm về tính khả thi thu hồi đất.
- Các phòng ban phụ trách chuyên ngành riêng: chịu trách nhiệm về tính phù hợp của dự án (Giáo dục, Văn hoá, Y tế..).
- Các ban quản lý và các chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện dự án theo đúng thiết kế được duyệt.
(3) Qui định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi để xẩy ra sai sót tại khâu mà cá nhân, tổ chức phụ trách.
b) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý cơng trình đầu tư xây dựng từ NSNN
- Biên chế những cán bộ có phẩm chất, năng lực và có chun mơn phù hợp làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng. Tại mỗi cơ quan phải có quy trình, quy chế làm việc và quy định cụ thể trách nhiệm của từng người.
- Hàng năm tổ chức cho cán bộ làm công tác quản lý, kiểm tra tham gia các lớp tập huấn về đầu tư xây dựng, quản lý vốn đầu tư, coi trọng công tác quản lý dự án đầu tư là một nghề; Chương trình đào tạo cần phân chia ra nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau để cán bộ, chuyên viên hoạt động ở lĩnh vực nào thì được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực đó.
- Song song với việc đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý cũng cần phải trang bị thiết bị để thực hiện cơng tác tin học hóa trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư.
c) Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Nhân lực là yếu tố rất quan trọng trong tất cả các hoạt động của xã hội. Trong lĩnh vực XDCB, nhân lực không chỉ phải giỏi nghiệp vụ chuyên môn mà tinh thần trách nhiệm phải cao và có đạo đức nghề nghiệp thì mới tạo nên những cơng trình tốt, có hiệu quả. Làm trong lĩnh vực quản lý XDCB có rất nhiều tình huống có thể dẫn đến tham nhũng, rút ruột cơng trình. Bởi vậy, đội ngũ quản lý đầu tư XDCB phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện đạo đức khơng vì mục đích tư lợi cá nhân mà làm tổn thất, lãng phí cho NSNN. Để làm được điều này, ngoài ý thức tự giác của mỗi cá nhân thì cần có sự phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan:
(1) Các cơ quan có thẩm quyền của huyện tuyên truyền phổ biến Luật Xây dựng, Luật đầu tư, luật phòng chống tham nhũng, các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng cơng trình xây dựng đến các cơ quan, đơn vị, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng bộ và nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với các tổ chức cá nhân liên quan đến chất lượng cơng trình xây dựng.
(2) Các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm tổ chức quản lý toàn diện chất lượng cơng trình xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa cơng trình vào khai thác sử dụng bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật.
(3) Đối với các tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện cơng việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết, đảm bảo duy trì hoạt động giám sát một cách có hệ thống, thường xuyên liên tục trong q trình thi cơng xây lắp, từ khi khởi công đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng. Không được thông đồng với nhà
thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tư xây dựng hoặc có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát, ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình và hiệu quả đầu tư.
(4) Các nhà thầu thi công phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về thi công và nghiệm thu. Không được bớt xén vật tư, mua vật tư sai quy cách để thi cơng cơng trình.
Ngoài ra, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN thì cần có quy định xử phạt bằng vật chất (biện pháp kinh tế) đối với những cá nhân làm sai quy định về quản lý vốn đầu tư XDCB.
d) Hồn thiện cơng tác lập, giao, điều chỉnh kế hoạch
Công tác kế hoạch hoá phải dựa trên quy hoạch phát triển của ngành, vùng và kế hoạch phát triển trung và dài hạn. Thực hiện gắn kết kế hoạch đầu tư hàng năm với kế hoạch đầu tư theo dự án. Bố trí đủ vốn theo tiến độ cho các mục tiêu, cơng trình trọng điểm cấp bách; cơng trình có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm để nguồn vốn phát huy được hiệu quả tối đa. Cụ thể là:
(1) Tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đảm bảo kế hoạch xây dựng có chất lượng cao, tạo nên bức tranh cơ sở hạ tầng đối với từng lĩnh vực đến năm 2025. Từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng dự án hàng năm.
- Xây dựng danh mục dự án theo thứ tự ưu tiên đối với từng ngành từng lĩnh vực trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.
- Xây dựng các danh mục dự án khơng có khả năng đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để thu hút các nhà đầu tư bên ngoài tham gia đầu tư
cung cấp dịch vụ công. Thu hút đầu tư tư nhân thực hiện theo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư số 64/2020/QH14.
(2) Dự kiến, cân đối nguồn thu chi ngân sách cho đầu tư: Tránh tình trạng để nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài.
(3) Xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải tuân thủ các qui định, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh. Phân bổ vốn đầu tư theo trình tự ưu tiên: Thanh tốn Nợ XDCB của các dự án đã hoàn thành; dự án chuyển tiếp có khả năng hồn thành trong năm kế hoạch; dự án mới khi cân đối được vốn đầu tư. Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm phải cụ thể chi tiết cho từng chương trình, từng dự án. Đảm bảo có đủ thời gian để các đơn vị được giao có khả năng hồn thành kế hoạch.
(4) Rà soát kiểm tra chặt chẽ các dự án trước khi phân bổ vốn hạn chế tối đa hiện tượng điều chỉnh, điều chuyển vốn trong năm kế hoạch.
(5) Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển của ngành, vùng cần tuân thủ triệt để các quy hoạch đã được phê duyệt. Các quy định về quản lý đầu tư; kế hoạch vốn đầu tư trung và dài hạn phải lấy quy hoạch làm cơ sở.
(6) Sau khi có Nghị quyết phân bổ vốn đầu tư của HĐND huyện, UBND huyện phải triển khai ban hành quyết định trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực. Trong kỳ kế hoạch nếu có nguồn vốn bổ sung cho đầu tư XDCB từ cấp trên, UBND huyện phải báo cáo, xin ý kiến thường trực HĐND ngay sau khi nhận được Quyết định để giao bổ sung kịp thời đảm bảo ngân 100% kế hoạch trong năm.
(7) Hàng năm đến giữa tháng 6 phải rà soát các dự án chậm tiến độ thi cơng, khơng có khả năng giải phóng mặt bằng, khơng có khả năng thực hiện để điều chỉnh kế hoạch vốn cho phù hợp và tạo tính chủ động trong công tác quản lý vốn.
e) Hồn thiện cơng tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Nếu cấp phát vốn kịp thời sẽ giải quyết được vấn đề tài chính cho các nhà thầu, đẩy nhanh tiến độ thi cơng, sớm bàn giao đưa cơng trình vào sử dụng. Ngược lại, nếu cấp phát vốn chậm sẽ làm giảm tiến độ thi cơng, các nhà thầu phải vay vốn tín dụng để thi cơng làm cho chủ thầu khó khăn về mặt tài chính, khiến cho dự án chậm bàn giao, không phát huy được hiệu quả, chịu nhiều chi phí trong lúc chờ giải ngân. Bởi vậy, cần đẩy nhanh tốc độ cấp phát vốn đầu tư. Dưới đây là một cơng việc cần hồn thiện để đẩy nhanh tốc độ cấp phát vốn đầu tư:
(1) Các chủ đầu tư tập trung thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu thi cơng trong q I của năm kế hoạch, đồng thời hồn chỉnh hồ thanh tốn của các dự đã hoàn thành, dự án chuyển tiếp.
(2) Thường xuyên kiểm tra, có văn bản đơn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư XDCB theo hàng tháng, hàng quý. Có tổng kết, kiểm điểm.
(3) Về việc giải phóng mặt bằng, trên cơ sở chế độ chính sách Nhà nước, các Ban QLDA cần tập trung xây dựng phương án đền bù và thơng qua cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình tiến hành cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, các đoàn thể quần chúng, chú trọng phương pháp thuyết phục, giải thích để dân tự nguyện chấp nhận. Nếu các chế độ đền bù tương đối thoả đáng mà một số ít hộ khơng chịu di chuyển thì phải cương quyết cưỡng chế. Khơng để tình trạng khơng có mặt bằng thi công.
(4) Cơ quan cấp phát, cho vay phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian, khối lượng hoàn thành phù hợp với thiết kế dự toán được duyệt và phải kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn đã thanh toán. Thực hiện nghiêm túc,
cơng khai quy trình cấp phát cho vay. Trường hợp trong q trình thanh tốn vốn có những sai sót thì tách phần đó riêng, cho thanh tốn ngay phần đủ điều kiện. Khắc phục khắc phục tình trạng Nhà nước có vốn, nhà thầu khơng thanh tốn được vốn gây ách tắc chậm trễ.
(5) Đẩy nhanh cơng tác quyết tốn dự án đầu tư theo qui định dự án đầu tư xây dựng sau khi hồn thành phải quyết tốn xong, đặc biệt là các dự án nhóm C trong vịng 6 tháng.
(6) Phối hợp Phịng Tài chính kế hoạch – Kho bạc nhà nước huyện – Chủ đầu tư tổ chức tập huấn thủ tục, qui trình thanh tốn, tạm ứng và quyết tốn vốn đầu tư.
f) Kiểm soát và đẩy mạnh cơng tác thanh, quyết tốn vốn đầu tư
(1) Cơng khai quy trình, thủ tục thanh, quyết tốn vốn đầu tư.
(2) Các ngành, các cấp phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đầu tư. Gắn trách nhiệm đối với chủ đầu tư và những nhà thầu, trong khâu thanh quyết toán.
(3) Ngay từ khi triển khai dự án phải đảm bảo đầy đủ và thực hiện đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định; phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện dự án. Không thẩm định các quyết toán chưa đủ thủ tục theo quy định.
(4) Không để hiện tượng vốn chờ cơng trình và khuyến khích đẩy nhanh tiến độ. Cuối quý 3 hàng năm, cấp có thẩm quyền nên điều tiết kế hoạch bằng cách cắt bỏ kế hoạch các dự án khơng có khối lượng để thanh tốn và bổ sung cho các dự án đã hồn thành cịn thiếu vốn.
(5) Trước khi thẩm tra, phê duyệt quyết tốn, khuyến khích chủ đầu tư mời các tổ chức kiểm toán để kiểm toán báo cáo quyết tốn các cơng trình hồn thành.
(6) Khi nghiệm thu các phần khuất của cơng trình, nên mời cơ quan chủ trì quyết toán chứng giám; lúc đó có thể xác định được các thơng số, kích thước hình học của các cấu kiện bị che khuất, mà khi cơng trình hồn thành khơng thể thấy được, nhằm tránh tình trạng chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát thông đồng với nhau, gây thất thốt vốn cho cơng trình.