3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
3.2.4. Nâng cao trình độ của cơ quan tham mưu, giúp việc và bảo đảm các điều
điều kiện cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
Tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham mưu, giúp việc của Văn phòng HĐND và UBND huyện để bảo đảm tốt chức năng tham mưu, phục vụ hoạt động của HĐND, các cơ quan của HĐND và đại biểu HĐND huyện.
Trên thực tế điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì số lượng hoạt động của đại biểu HĐND huyện có hạn, lại phân bổ theo cơ cấu, thành phần. Vì vậy phải nhờ vào đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ cho hoạt động HĐND huyện, nhất là trong việc thành lập và bảo đảm các điều kiện hoạt động của Đồn giám sát như chuẩn bị kinh phí, phương tiện, tài liệu phục vụ Đồn giám sát. Do đó cần lựa chọn, bố trí chuyên viên chuyên trách đủ năng lực, am hiểu địa phương, có kinh nghiệm để tham mưu, giúp việc Thường trực HĐND, cho các Ban HĐND huyện; về số lượng cần ít nhất 2 chuyên viên chuyên trách giúp việc mới đáp ứng được yêu cầu công việc hiện nay, cần quy định chức danh công việc,
phân công rõ trách nhiệm, bảo đảm mỗi công việc cụ thể của Thường trực HĐND, Ban HĐND và hoạt động HĐND huyện đều có chuyên viên phụ trách, theo dõi thực hiện. Cần quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, năng lực tham mưu của đội ngũ cán bộ, chuyên viên, động viên, khen thưởng kịp thời.
Ngoài ra, cần đáp ứng đầy đủ trang thiết bị làm việc, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND huyện, các Tổ đại biểu HĐND huyện. Có quy định cụ thể về kinh phí cho hoạt động của HĐND huyện như kinh phí chi cho chuyên gia tham gia các Đoàn giám sát của HĐND huyện, Thường trực HĐND huyện, các Ban của HĐND huyện và đại biểu HĐND
huyện. Đảm bảo kinh phí phục vụ các hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND
theo tiêu chuẩn, chế độ. Hỗ trợ kinh phí cho đại biểu, cho bộ phận tham mưu, giúp việc đảm bảo hoạt động đáp ứng yêu cầu và phù hợp với thực tiễn.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động HĐND huyện. Thường trực HĐND huyện, các Ban HĐND huyện, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND huyện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của HĐND huyện. Thường trực HĐND huyện đã chỉ đạo Văn phòng HĐND và UBND huyện gửi tài liệu cho đại biểu tham dự kỳ họp qua hộp thư điện tử và trên Cổng thông tin điện tử của HĐND huyện, điều này vừa giúp giảm được kinh phí vừa giúp cho đại biểu tránh được sự bất tiện trong lưu trữ, sử dụng tài liệu. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động HĐND huyện đã giúp cho đại biểu có thêm thơng tin về hoạt động HĐND và tình hình phát triển kinh tế- xã hội của huyện để phục vụ cho hoạt động giám sát, thảo luận, chất vấn và quyết định các vấn đề tại kỳ họp cũng như việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng giải quyết và tuyên truyền pháp luật đến cử tri.
3.2.5. Minh bạch hóa hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
Trong hoạt động của bộ máy nhà nước, công khai nghĩa là mọi hoạt động của nhà nước phải được công bố hoặc phổ biến, truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm cho mọi người dân có thể tiếp cận được các quyết định của nhà nước một cách dễ dàng; minh bạch nghĩa là không những phải cơng khai mà cịn
phải trong sáng, không khuất tất, không rắc rối, khơng gây khó khăn cho cơng dân trong tiếp cận thơng tin.
Minh bạch hóa hoạt động giám sát của HĐND huyện cũng như thế, cần phải được công bố hoặc phổ biến, truyền tải trên các phương tiện thơng tin đại chúng, làm cho mọi người dân có thể tiếp cận được.
Trước hết các chương trình, nghị quyết về giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND huyện phải được triển khai đến các đối tượng chịu giám sát đồng thời phải được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để bảo đảm tính cơng khai, khách quan; Kết quả giám sát phải được thơng báo rộng rãi để cử tri có thể tham gia giám sát chất lượng hoạt động của HĐND cũng như việc thực hiện sửa chửa, khắc phục sau giám sát của các cơ quan, đơn vị; Trong phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn cần phải tổ chức phát thanh trực tiếp trên hệ thống đài truyền thanh huyện và được các trạm truyền thanh của các xã, thị trấn tiếp âm. Bởi thông qua kênh này, cử tri thấy được những đại biểu nào có trách nhiệm, có chất vấn trong kỳ họp những vấn đề cử tri kiến nghị. Đây là một trong những hình thức để cử tri ghi nhận, đánh giá trí tuệ cũng như trách nhiệm của đại biểu.
Bên cạnh đó, cần thiết lập Trang Thông tin điện tử của HĐND huyện để đăng tải các thông tin về hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND huyện, xã. Đây không chỉ là nơi tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật trên địa bàn huyện… đến với nhân dân và cử tri, mà cịn là diễn đàn có thể tương tác đa chiều giữa đại biểu HĐND với cử tri, qua đó đại biểu HĐND có nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để kịp thời phản ánh lên các cấp ủy đảng, HĐND, chính quyền quan tâm giải quyết. Góp phần tăng cường công khai, minh bạch hoạt động của HĐND, tiếp nhận các ý kiến phản ánh của cử tri dựa trên nhiều phương tiện khác nhau, nâng cao hiệu quả giám sát của Đại biểu HĐND, tạo thêm các kênh tiếp nhận, xử lý ý kiến về các vấn đề cử tri quan tâm.
HĐND Huyện đã thực hiện việc xây dựng phóng sự trong hoạt động của HĐND, cụ thể như (các phiên chất vấn, giải trình, hội nghị tổng kết…) nhằm tăng hiệu ứng quan tâm của đại biểu, cử tri. Như trong thời gian tổ chức phiên giải trình đầu năm 2021, Thường trực HĐND Huyện chỉ đạo các ban HĐND, Văn phòng HĐND và UBND Huyện phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thơng tin và Thể thao Huyện xây dựng phóng sự truyền hình để các phịng, ban, ngành, các đơn vị và cử tri trên địa bàn Huyện thấy được những tồn tại, hạn chế của Huyện cũng như của các xã, thị trấn. Phiên giải trình cũng được phát thanh trực tiếp trên hệ thống Đài phát thanh của Huyện, thu hút được sự quan tâm của đông đảo cử tri chú ý, lắng nghe.
Trong hoạt động khảo sát, giám sát, Thường trực HĐND thường xuyên phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thơng tin và Thể thao Huyện cùng tham gia quay video, chụp ảnh làm tư liệu trong q trình thực hiện, tăng tính thuyết phục trong kết luận giám sát, khảo sát.
Đặc biệt quan tâm và nâng cao chất lượng hoạt động của Trang thông tin điện tử HĐND Huyện, đưa các thông tin về đại biểu, chương trình hành động của đại biểu và các thông tin hoạt động lên Cổng thông tin điện tử của Huyện và Trang Thông tin Đại biểu HĐND Thành phố.
3.2.6. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa HĐND huyện với các tổ chức khác của hệ thống chính trị trong thực hiện hoạt động giám sát khác của hệ thống chính trị trong thực hiện hoạt động giám sát
Chủ động phối hợp chặc chẽ với UBMTTQVN huyện và các tổ chức thành viên. Mời Ban Thường trực UBMTTQVN huyện tham gia hoạt động giám sát cùng với Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND huyện để tăng thêm chất lượng cho hoạt động giám sát.
Phối hợp với UBND huyện và các cơ quan ban, ngành liên quan nhằm cung cấp thêm thơng tin cho giám sát. Ví dụ, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND phải tham gia đầy đủ các cuộc họp của UBND; yêu cầu các phòng, ban, ngành (nhất là cơ quan Tư pháp), các cơ quan chun mơn như phịng tài chính – kế hoạch, phịng kinh tế, phịng tài ngun và mơi trường,…. phải cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động hàng quý, hàng tháng cho HĐND. Có như vậy, cùng với nguồn thơng tin
khác (do nhân dân phản ánh, qua phương tiện thông tin đại chúng...) HĐND mới có đủ căn cứ xác định các đối tượng và nội dung cần tập trung giám sát.
Tăng cường phối hợp với các đơn vị được giám sát để tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như các nội dung phục vụ giám sát. Khi báo cáo yêu cầu các đơn vị phải quán triệt quan điểm khách quan, trình bày đúng thực trạng hoạt động của cơ quan đơn vị mình. Muốn làm tốt điều đó trước hết phải thay đổi cách đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nước theo hướng đi vào thực chất hiệu quả của cơng việc, hạn chế hình thức như hiện nay.
Tham khảo ý kiến, phối hợp với các chuyên gia về lĩnh vực được giám sát sẽ giúp cho HĐND nhìn nhận đánh giá một cách khách quan chính xác các vấn đề giám sát.
Chủ động phối hợp với các đoàn giám sát của Quốc hội và HĐND thành phố Hà Nội. Khi có Đồn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố Hà Nội xuống địa phương giám sát, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND huyện có thể kết hợp thực hiện nhiệm vụ của mình. Như vậy, vừa tránh được chồng chéo, vừa tranh thủ được trí tuệ của các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND Thành phố trong việc tháo gỡ những vướng mắc cho địa phương, đồng thời giảm bớt việc gây phiền hà cho các đơn vị bị giám sát.
3.3. Kiến nghị, đề xuất
3.3.1. Kiến nghị với Trung ương
Để thực hiện chức năng giám sát có hiệu quả trước hết cần hồn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND. Bởi lẽ, nếu khơng có các quy định cụ thể về quyền giám sát của HĐND thì sẽ khơng có cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng giám sát của HĐND. Mặc dù hiện nay Luật Hoạt động giám sát của quốc hội và HĐND năm 2015 có một chương quy định về chức năng giám sát của HĐND các cấp, song mấu chốt ở đây là con người, chúng ta phải nghiên cứu triển khai để nội dung của luật đi vào đời sống.
Thứ nhất, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Tổ chức
biên chế của Văn phòng HĐND, UBND huyện và việc tổ chức công tác tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của HĐND cấp xã. Các cơ quan có thẩm quyền cần cụ thể hóa các nội dung về phân cấp, phân quyền ủy quyền và quy định cụ thể về các vấn đề quan trọng của địa phương do HĐND xem xét, quyết định để tạo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về thẩm quyền của HĐND, của UBND và các cơ quan quản lý theo ngành dọc ở các cấp. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, hoạt động của Tổ đại biểu có vai trị quan trọng trong việc giám sát, đóng góp ý kiến cho kỳ họp HĐND, tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp. Vì vậy, cần quy định trách nhiệm của Tổ trưởng, Tổ phó, cách thức tổ chức hoạt động của Tổ đại biểu và mối quan hệ phối hợp giữa Tổ đại biểu với Thường trực HĐND huyện.
Thứ hai, để nâng cao chất lượng giám sát của HĐND huyện trước hết cần
hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND huyện. Đây là yếu tố đầu tiên và đặc biệt quan trọng, tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động giám sát của HĐND, bởi các quy định của pháp luật về giám sát là cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện quyền năng của mình. Hiện nay, các quy định về giám sát của HĐND mới được quy định tại Luật giám sát của Quốc hội và HĐND ban hành năm 2015 cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Về tổ chức Bộ máy HĐND huyện: Bố trí cơ cấu theo Luật tổ chức chính quyền địa phương: cần tăng thêm số lượng đại biểu HĐND chuyên trách, mỗi Ban của HĐND huyện phải có 2 đại biểu chuyên trách (trưởng ban và Phó ban).
Quy định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể về hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, Tổ đại biểu HĐND huyện. Cần bổ sung ghi rõ thành mục riêng trong Luật; chủ thể giám sát của HĐND là các đại biểu HĐND, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các đại biểu hoạt động cũng như để họ phát huy tinh thần, trách nhiệm của mình, bởi thực tế đã chứng minh đại biểu HĐND là nhân tố quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND.
Về đối tượng chịu sự giám sát: cần quy định cụ thể về nội dung, quy trình HĐND huyện giám sát hoạt động của Thường trực HĐND huyện, các Ban của
HĐND huyện. Bởi vì, Thường trực HĐND huyện, các Ban của HĐND huyện cũng là tổ chức được HĐND huyện trao cho quyền hạn và trách nhiệm nhất định giúp HĐND huyện thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện.
Quy định cụ thể hơn nữa hình thức, trình tự, thủ tục giám sát. Cần quy định thủ tục, trình tự giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND huyện, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND huyện để các huyện áp dụng thống nhất trên tồn quốc, mang tính pháp lý.
Phân định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ giữa hoạt động giám sát của HĐND huyện với hoạt động kiểm tra, thanh tra và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; giữa hoạt động giám sát của thường trực HĐND huyện với các Ban của HĐND huyện. việc phân định phải đảm bảo rõ ràng, minh bạch, không bỏ trống, bỏ sót đối tượng cần giám sát, nhưng cũng khơng chồng chéo trùng lập trong hoạt động giữa các cơ quan.
Quy định rõ chế tài đối với tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng hoặc không thực hiện các kiến nghị, kết luận sau giám sát. Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát cũng phải được xác định trên cơ sở áp dụng các chế tài cụ thể đối với các đối tượng chịu sự giám sát.
Quy định cụ thể về trách nhiệm của UBND, của các cơ quan trong việc chuẩn bị và trình báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết của HĐND huyện, nhằm đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.
Quy định rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia đoàn giám sát. Hiện nay thành viên đoàn giám sát ngồi đại biểu HĐND cịn có sự tham gia đại diện của các cơ quan hữu quan như UBMMTQVN huyện và các tổ chức chính trị - xã hội huyện, một số cán bộ chuyên môn. Do vậy, phải xác định rõ trách nhiệm giám sát của các chủ thể và mức độ tham gia của các tổ chức, cá nhân này để bảo đảm tính pháp lý của hoạt động giám sát.
Quy định cụ thể hơn quy trình, thủ tục hoạt động giám sát đối với các loại hình giám sát như bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh HĐND bầu, xác định rõ quy trình kiểm tra, khảo sát.
Thứ ba, về chế độ sinh hoạt phí, lương, phụ cấp của đại biểu HĐND huyện. Theo quy định tại Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13/5/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về quy định chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND thì hoạt động phí của đại biểu HĐND cấp huyện bằng hệ số là 0,4 mức lương cơ sở. Như vậy, nếu tính theo hệ số và mức lương cơ sở mới nhất hiện nay là 596.000 đồng thì khoản tiền này là rất ít. Do đó, cần tăng thêm hoạt động phí cho đại biểu HĐND và có những chính sách để khuyến khích các địa biểu HĐND khơng ngừng nâng cao trình độ, giữ vững phẩm chất của người đại biểu nhân dân, tránh được những tác động tiêu cực nền kinh tế thị trường.
3.3.2. Kiến nghị với Thành phố Hà Nội
3.3.2.1. Về tổ chức bộ máy
Đề nghị bố trí thêm biên chế cho hoạt động của HĐND huyện (không nằm