Kiến nghị với Thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát hội đồng nhân dân huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 102 - 111)

3.3. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

3.3.2. Kiến nghị với Thành phố

3.3.2.1. Về tổ chức bộ máy

Đề nghị bố trí thêm biên chế cho hoạt động của HĐND huyện (không nằm trong tổng biên chế đã giao cho huyện). Ban hành quy định cụ thể về phân công lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND huyện và cán bộ giúp việc HĐND chuyên trách; các đề án nâng cao năng lực hiệu lực hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026: cần tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách, cán bộ giúp việc HĐND chuyên trách (theo hướng 01 lãnh đạo Văn phòng và 02 chuyên viên chuyên trách) để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ hoạt động HĐND huyện hiện nay; đồng thời, bố trí đồng chí 01 đồng chí chuyên viên chuyên trách giúp việc hoạt động HĐND là đại biểu HĐND huyện tạo nguồn cán bộ cho Ban chuyên trách của nhiệm kỳ tiếp theo.

Đề nghị nghiên cứu cho mở tài khoản độc lập của HĐND huyện, bố trí cán bộ Văn phịng giúp việc các đại biểu HĐND chuyên trách thực hiện nhiệm vụ, nghiệp vụ kế toán của HĐND huyện theo quy định.

3.3.2.2. Về bồi dưỡng, điều kiện làm việc

Cần có chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND: Tăng mức hoạt động phí hàng tháng của đại biểu HĐND, các chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Trưởng, Phó các Ban của HĐND, chế độ kiêm nhiệm…

Hiện nay việc chi chế độ cho các chuyên gia tham gia các Đoàn giám sát được thực hiện theo Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐND ngày 01/8/2016 của HĐND Thành phố là 80.000 đồng/buổi rất khó khăn trong việc mời các chuyên gia tham gia các Đoàn giám sát. Cần quy định rõ chế độ chuyên gia tham gia các Đoàn giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND huyện..

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, các buổi trao đổi kinh nghiệm cho cho Thường trực, đại biểu HĐND huyện; tập huấn công tác tham mưu, tổng hợp, kỹ năng giúp việc cho HĐND, Thường trực HĐND và các Ban HĐND của Lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng HĐND & UBND huyện.

3.3.2.3. Về giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho địa phương

Chỉ đạo các Sở, ngành của Thành phố rà sốt những khó khăn, vướng mắc trong từng lĩnh vực, từng địa bàn để có kế hoạch, lộ trình tháo gỡ, đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ, đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, quản lý đơ thị. Rà sốt, thực hiện điều chỉnh, thu hồi các dự án treo, dự án chậm triển khai trên địa bàn, việc di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm mơi trường. Rà sốt các nội dung xin ý kiến, báo cáo thực trạng để cho ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Rà soát, đánh giá việc trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị cử tri của thẩm quyền Thành phố trên địa bàn. Cho ý kiến, chỉ đạo phối hợp giải quyết các ý kiến, kiến nghị nhiều lần, kiến nghị chưa được giải quyết liên quan đến các quận, huyện trên địa bàn Thành phố.

Phân loại và phân công rõ trách nhiệm các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trong tham mưu, giải quyết các ý kiến kiến nghị cử tri thuộc thẩm quyền, có kế hoạch, giải pháp, lộ trình cụ thể, sớm thơng tin về tiến độ, kết quả giải quyết, tạo sự tin tưởng, đồng thuận trong nhân dân.

Tiểu kết Chương 3

Để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND huyện, cần thiết phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND huyện, nâng cao ý thức pháp luật, năng lực giám sát của các chủ thể thực hiện chức năng giám sát của HĐND huyện cho đến bảo đảm các điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát. Mỗi giải pháp đều cần có sự liên kết với nhau trong quá trình thực hiện, tuy nhiên, giải pháp quan trọng, giữ vai trò then chốt nhất vẫn là giải pháp về vấn đề con người, phải lựa chọn được những đại biểu thực sự đề cao tinh thần trách nhiệm (kể cả chuyên trách và khơng chun trách) trong hoạt động HĐND nói chung, hoạt động giám sát của HĐND nói riêng. Bên cạnh đó, từng chủ thể giám sát trong thực hiện hoạt động giám sát cũng cần phải chú trọng việc lựa chọn các hình thức giám sát phù hợp, đúng thời điểm để hoạt động giám sát được thực hiện một cách toàn diện, hệ thống và mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế như hiện nay. Vấn đềbảo đảm hiệu lực, hiệu quả giám sát của HĐND lại càng trở nên cấp bách hơn, nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh. Do đó, tiếp tục cải cách, kiện tồn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng trong đó có HĐND huyện là yêu cầu tất yếu khách quan.

Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND huyện có hai chức năng chính là: quyết định các vấn đề quan trọng và giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương. Giám sát của HĐND là hoạt động có mục đích thường xun, liên tục nhằm quan sát, theo dõi, kiểm tra phát hiện, uốn nắn việc tuân theo pháp luật, thực hiện các nghị quyết của HĐND, của thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu khoa học về hoạt động giám sát của HĐND huyện Thường Tín, TP. Hà Nội luận văn đã phần nào chỉ ra một số ưu điểm, hạn chế, bất cập trong hoạt động giám sát của HĐND huyện Thường Tín, TP. Hà Nội trong thời gian qua; đồng thời, mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để bảo đảm hoạt động giám sát thực sự có hiệu quả, để HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí quyền lực và nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn huyện gồm: (1) Đổi mới và

tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân; (2) Đổi mới phương thức giám sát của HĐND huyện; (3) Nâng cao năng lực của các chủ thể thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân; (4) Nâng cao trình độ của cơ quan tham mưu, giúp việc và bảo đảm các điều kiện cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện; (5) Minh bạch hóa hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện; (6) Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa

HĐND huyện với các tổ chức khác của hệ thống chính trị trong thực hiện hoạt động giám sát. Có như vậy mới thực sự tạo ra cơ chế hữu hiệu, bảo đảm mọi quyền thuộc

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Hữu Bình (2018), “Hoạt động giám sát của HĐND huyện Lệ Thủy, tỉnh

Quảng Bình”, Luận văn thạc sỹ Quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia,

Hà Nội.

[2] Bộ Nội Vụ (2016), Tài liệu Bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân

nhiệm kỳ 2016 - 2021, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[3] Bộ Nội vụ - Viện khoa học tổ chức nhà nước (2016), Cẩm nang dành cho

đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[4] GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (2016), “Chức năng giám sát của Hội đồng nhân

dân”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

[5] TS. Nguyễn Sĩ Dũng, PGS.TS Vũ Công Giao (2015), Hoạt động giám sát của

cơ quan dân cử ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp”, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

[6] TS. Phạm Anh Đào (2017), “Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND thơng qua hình thức chất vấn”, Nội san Học viện hành chính Quốc gia, số (28/2017),

[7] Nguyễn Hà Giang (2017), Hoạt động chất vấn của HĐND tỉnh Nghệ

An, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính

Quốc gia.

[8] Nguyễn Thị Ngọc Giàu (2019), Hoạt động giám sát của HĐND huyện Cần Giờ,

Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ Quản lý cơng, Học viện Hành chính

Quốc gia, Hồ Chí Minh.

[9] Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động của

HĐND huyện Thường Tín năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.

[10] Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động của

HĐND huyện Thường Tín năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.

[11] Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động của

[12] Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động của

HĐND huyện Thường Tín năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019.

[13] Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín (2019), Báo cáo tổng kết hoạt động của

HĐND huyện Thường Tín năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.

[14] Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín (2020), Báo cáo tổng kết hoạt động của

HĐND huyện Thường Tín năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.

[15] Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín (2021), Báo cáo tổng kết hoạt động của

HĐND huyện Thường Tín nhiệm kỳ 2016 – 2021.

[16] Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín, Ban Kinh tế và Ngân sách (2021), Báo

cáo tổng kết hoạt động của Ban nhiệm kỳ 2016 - 2021.

[17] Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín, Ban Văn hóa - xã hội (2021), Báo cáo

tổng kết hoạt động của Ban nhiệm kỳ 2016 – 2021.

[18] Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín, Ban Pháp chế (2021), Báo cáo tổng kết

hoạt động của Ban nhiệm kỳ 2016 - 2021.

[19] TS. Phạm Văn Hùng (2017), “Nâng cao vai trò giám sát trong hoạt động của cơ quan dân cử” của TS. Phạm Văn Hùng, Tạp chí quản lý nhà nước, (132/2017).

[20] Huyện ủy Thường Tín, Thành phố Hà Nội (2020), Chương trình Nâng cao

năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn giai đoạn 2020 - 2025.

[21] Huyện uỷ Thường Tín (2022), Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án số 15-

DA/TU, ngày 12/5/2022 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2026 gắn với thực hiện thí điểm tổ chức mơ hình chính quyền đơ thị và củng cố chính quyền nơng thơn tại Thành phố Hà Nội.

[22] Lê Tuyết Hương (2016), Hoạt động giám sát của HĐND - qua thực tiễn quận

Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành

[23] ThS Mai Thị Minh Ngọc (2020), “Phát huy vai trò giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương”, trang thông tin điện tử Tạp chí quản lý nhà nước, (07/04/2020).

[24] Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đặng, Nguyễn Viết Thông (Đồng

chủ biên) (2016), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội đại biểu

tồn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[25] Nguyễn Thị Bích Phượng (2017), Hoạt động giám sát của HĐND

huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sỹ Quản lý cơng, Học viện

Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

[26] Quốc hội (2003), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

[27] Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân

dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[28] Quốc hội Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, Hà Nội.

[29] Quốc hội Việt Nam (2013), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội

đồng nhân dân, Hà Nội

[30] Quốc hội Việt Nam (2014), Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28

tháng 11 năm 2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, Hà

Nội.

[31] Quốc hội Việt Nam (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội [32] Quốc hội Việt Nam (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà

Nội.

[33] Quốc hội (2014), Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về

việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[34] Trần Thị Sáu (2017), “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng

[35] Nguyễn Kim Thản (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gịn, Hồ Chí Minh.

[36] PGS.TS. Đinh Xuân Thảo (2020), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc Hội và HĐND theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XII”, Hội đồng lý

luận Trung ương, ngày 08/01/2020.

[37] Đinh Xuân Thảo (2014), Chế định chính quyền địa phương theo

Hiến pháp 2013, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.

[38] Lê Thị Bình Tuyết (2014), Hoạt động giám sát của HĐND cấp

huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

[39] Văn phòng Quốc hội Việt Nam (2002), Chủ tịch Hồ Chí Minh với

Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[40] Văn phòng Quốc hội (2012), Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và

thực tiễn, Nxb. Tư pháp.

[41] Văn phòng Quốc hội Việt Nam (2014), Tài liệu tham khảo về hoạt

động giám sát của Nghị viện các nước trên thế giới, Hà Nội.

[42] Văn phòng Trung ương Đảng (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

[43] Viện nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2016),

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và thành tựu lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự

thật, Hà Nội.

[44] Thành ủy Hà Nội (2021), Chương trình “Tăng cường cơng tác xây dựng, chỉnh

đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị Thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025”, Hà Nội.

[45] Thành ủy Hà Nội (2022), Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt

động của Hội đồng nhân dân các cấp Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2026 gắn với thực hiện thí điểm tổ chức mơ hình chính quyền đơ thị và củng cố chính quyền nơng thơn tại Thành phố Hà Nội”, Hà Nội.

[46] Nguyễn Quang Vinh (2017), “Vai trò của báo in trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Báo chí học,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. [47] Quốc hội Việt Nam (2015), Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát hội đồng nhân dân huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 102 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)