Mục tiêu quản lý nhà nƣớc về phát triển nhà ở xã hội của thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

mẽ, đây cũng là xu thế tất yếu của các thành phố lớn, thể hiện qua tỷ lệ dân số khu vực thành thị đạt 49,2% năm 2019 (so với 41% năm 2009). Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của cả nước và cũng có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mật độ dân số của thành phố Hà Nội là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước. Điều này cho thấy áp lực về cơ sở hạ tầng đối với Thành phố ngày càng lớn.

- Về tổng số hộ dân cư và quy mơ hộ: Năm 2019, Hà Nội có 2.224.107 hộ dân cư (tăng 474.773 hộ so với năm 2009), bình quân mỗi năm tăng 2,43%. Số lượng hộ tại khu vực thành thị sau 10 năm tăng 404.219 hộ, tương ứng tăng 55,09%. Bình quân mỗi hộ của thành phố Hà Nội có 3,5 người và bằng mức bình qn chung của cả nước.

- Về loại nhà ở: 99,99% số hộ của Thành phố có nhà ở, trong đó khu vực thành thị đạt 100% số hộ có nhà ở; khu vực nơng thơn đạt 99,98% số hộ có nhà ở; Tỷ lệ các hộ dân cư hiện đang sống trong nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ khoảng 0,9%.

- Về diện tích nhà ở bình qn tồn Thành phố đạt 26,1 m2/người; trong đó, khu vực thành thị và khu vực nông thôn chênh lệch không quá lớn, tương ứng là 26,3 m2/người và 25,9 m2/người.

2.2. Mục tiêu quản lý nhà nƣớc về phát triển nhà ở xã hội của Thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội

2.2.1 Mục tiêu tổng thể

Quản lý nhà ở về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm cụ thể hóa và hồn thành mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đã được đề ra

trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 [9], đó là:

- Trong giai đoạn 2011 - 2015, tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình phát triển nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và hỗ trợ các hộ nghèo khu vực nông thôn; phấn đấu xây dựng tối thiểu khoảng 10 triệu m2 nhà ở xã hội để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị (chủ yếu là nhà căn hộ chung cư); đáp ứng cho khoảng 60% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và 50% cơng nhân lao động tại các khu cơng nghiệp có nhu cầu về chỗ ở; hoàn thành việc hỗ trợ cho khoảng 400 nghìn hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn cải thiện nhà ở.

- Trong giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 80% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở; hỗ trợ cho khoảng 500 nghìn hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nơng thôn cải thiện nhà ở.

Căn cứ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đã được phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành:

- Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2030 [10]; trong đó xác định mục tiêu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội:

+ Khoảng 800.000 m2 sàn, đáp ứng 130.000 chỗ ở cho sinh viên; + Khoảng 3.000.000 m2 sàn, đáp ứng 400.000 chỗ ở cho công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp của tất cả các ngành, nghề;

+ Khoảng 2.223.000 m2 sàn, tương ứng 32.000 căn hộ cho người có cơng với cách mạng; cán bộ, cơng chức, viên chức, trong cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ là quân nhân chuyên nghiệp) thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân được hưởng các chế độ, chính sách như đối với quân nhân theo quy định của pháp luật về cơ yếu; người có thu nhập thấp và người thuộc diện hộ gia đình nghèo tại khu vực đơ thị; đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nương tựa; các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ.

- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017 về việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội [11], trong đó xác định việc phát triển nhà ở xã hội là một nhiệm vụ chính trị, trong đó chính quyền địa phương là cấp quyết định sự thành cơng của chương trình phát triển nhà ở xã hội; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có trách nhiệm tạo mơi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính... để huy động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động và người dân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố để cho người dân, công nhân lao động... được thuê, thuê mua và mua để cải thiện chỗ ở.

Như vậy, công tác phát triển nhà ở của Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ định hướng và xác định mục tiêu, đồng thời giao trách nhiệm cho UBND Thành phố trong tổ chức thực hiện, dành nguồn lực thích đáng của Thành phố đầu tư phát triển nhà ở xã hội, công khai danh mục nhà ở xã hội để các chủ đầu tư đăng ký tham gia đầu tư xây dựng; đảm bảo diện tích đất ở,

nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại theo mục tiêu đã đề ra.

2.2.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 5 năm

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội năm 2015 và các năm tiếp theo (giai đoạn 2016 – 2020) kèm theo Quyết định số 6336/QĐ-UBND ngày 28/11/2014 [12], trong đó trên cơ sở rà sốt thực trạng công tác phát triển nhà ở và nhu cầu thực tế về nhà ở xã hội để xác định nhu cầu, mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2020 khoảng 27,90 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó nhà ở xã hội khoảng 6,22 triệu m2 sàn nhà ở, gồm: 0,567 triệu m2 sàn nhà ở công nhân; 0,977 triệu m2 sàn nhà ở sinh viên; 4,676 triệu m2 nhà ở thu nhập thấp.

Để hoàn thành các mục tiêu nêu trên, Kế hoạch cũng đề ra 05 nhóm giải pháp, bao gồm nhóm giải pháp về quy hoạch, đất đai, nguồn lực, tổ chức thực hiện và công tác tuyên truyền; đồng thời phân công nhiệm vụ cho các Sở, Ban, ngành Thành phố trong việc tổ chức hiện các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đã đề ra trong Kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)