Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ tại huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 94)

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổchức thựchiệnpháp luật

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật quan trọng nhằm từng bước nâng cao ý thức và dân trí pháp lý, nâng cao năng lực thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh pháp luật, xác

lập kỷ cương, phát huy dân chủ, ổn định chính trị xã hội. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ cần quán triệt Chỉ thị số 32 -CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Đặc biệt chú trọng nghiên cứu nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, cần tập trung vào các đối tượng học sinh, thiếu niên, thanh niên; người sử dụng môtô, xe máy; người điều khiển xe thô sơ; người lái ơtơ, phương tiện có tốc độ cao; cán bộ công nhân viên chức ở các quan xí nghiệp, nhân dân sống ven hành lang giao thơng. Hình thức, phương pháp tun truyền cần đa dạng, phong phú, thiết thực. Trước sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, nhất là các trang mạng xã hội hiện nay, nên nghiên cứu, tăng cường hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên mạng xã hội bảo đảm người nào sử dụng điện thoại di động thông minh, các thiết bị kết nối mạng Internet đều có thể tìm hiểu và tra cứu dễ dàng. Huy động các lực lượng xã hội tham gia cùng với Nhà nước trong việc phổ biến, giải thích pháp luật đến từng người dân, từng cán bộ, công chức nhà nước và các cán bộ của tổ chức đoàn thể xã hội, tạo nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật một cách tự giác của mỗi người dân. Đa dạng hố các loại hình đưa pháp luật vào cuộc sống, từ việc ứng dụng công nghệ thông tin đến loại báo hình, báo viết (Công báo, các phương tiện truyền thông, Internet...). Việc giáo dục pháp luật trong các trường học, cơ sở nghiên cứu, đào tạo cần được thiết kế phù hợp theo độ tuổi, ngành nghề và vùng miền... cần có trọng tâm, theo phân loại đối tượng và phát huy tối đa các lợi thế của các phương tiện thông tin đại chúng và các thiết chế văn hóa - thơng tin. Phát triển các hình thức dịch vụ pháp lý bao gồm cả thu phí và miễn phí, bảo đảm sự cân đối, hài hồ giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng có tính đến đặc điểm của từng vùng miền, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý... nhằm tạo cơ hội cho nhân dân tìm hiểu pháp luật nói chung và pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ nói riêng. Đa dạng hoá các chủ

thể thực hiện cung ứng dịch vụ pháp lý, bao gồm thành phần của Nhà nước, của xã hội và của tư nhân. Mở rộng và phát triển các thành phần cung ứng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí để phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân, trong đó tập trung phục vụ cho những nhóm người thuộc diện Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ mà xã hội khơng có điều kiện thực hiện đồng thời, xã hội hoá các dịch vụ pháp lý mà xã hội có thể tự tổ chức như đăng kiểm, đi đôi với tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo đảm nhân dân có nhu cầu đều nhận được dịch vụ có chất lượng. Chú trọng công tác giáo dục ý thức pháp luật nhằm hình thành và nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho nhân dân; trau dồi thái độ và bồi dưỡng tình cảm, niềm tin đúng đắn đối với Hiến pháp, pháp luật; xây dựng động cơ và thói quen xử sự tích cực, hợp pháp của mọi cơng dân; hình thành cơng luận, dư luận xã hội lành mạnh, biết phân biệt phải trái và tôn trọng pháp luật. Nâng cao dân trí, khắc phục xu hướng thờ ơ về chính trị, pháp luật của quần chúng nhân dân là việc làm có ý nghĩa quyết định để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực trật tự, an tồn GTĐB. Đồng thời giáo dục tính cách, ý thức, trách nhiệm đạo đức, ứng xử văn hóa và kỹ năng tham gia giao thơng, đặc biệt đối với người trẻ tuổi là nam giới, đạo đức nghề nghiệp cho các tài xế ô tô, tắc xi. Trong lĩnh vực giao thông, bên cạnh sự hiểu biết các quy định pháp luật thì các yếu tố thái độ, tình cảm đạo đức, ý thức trách nhiệm về hành vi của bản thân, nếp sống và tính cách của con người có ảnh hưởng vơ cùng quan trọng. Các phẩm chất này nếu được xây dựng, điều chỉnh thường xuyên bằng những biện pháp phù hợp chắc chắn sẽ góp phần tích cực trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và đặc biệt là sự vi phạm các quy định pháp luật gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng con người và tài sản.

Hằng năm các cơ quan chức năng, đặc biệt cảnh sát giao thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể có định hướng theo chủ đề ứng với từng thời gian phù hợp. Hướng mạnh tuyên truyền đến cơ sở, tuyên truyền sâu rộng đến từng gia đình, từng người dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật về trật tự, an

toàn GTĐB, xây dựng nếp sống văn hóa giao thơng. Với các chương trình phong phú như:

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục, tuyên truyền việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực trật tự, an tồn giao thơng đường bộ phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn.

+ Tăng cường công tác truyền thông trực tiếp. Đưa nội dung giáo dục pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ vào hoạt động của các nhà văn hóa thơng tin, trung tâm thơng tin - triển lãm, các đội thông tin lưu động, các đội tuyên truyền xung kích, các câu lạc bộ. Coi trọng các hình thức văn nghệ nhỏ như: kịch ngắn, tiểu phẩm, tấu, hề chèo, ngâm thơ, tranh châm biếm…Củng cố hệ thống truyền thanh ở xã, phường, thị trấn, nông lâm trường, xí nghiệp, đơn vị, trường học, lực lượng vũ trang nhân dân để tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách, pháp luật về trật tự, an toàn ATGTĐB.

+ Tổ chức các cuộc thi sáng tác nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc, hội họa, sân khấu về chủ đề pháp luật về trật tự, an toàn ATGTĐB. Tổ chức các cuộc triển lãm về chủ đề này để phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

+ Ban ATGT tỉnh định kỳ phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã lên kế hoạch tổ chức các cuộc thi tìm hiểu luật giao thơng đường bộ và lái xe an tồn. Trong đó tập trung chính vào các quy tắc giao thơng, ý thức tự giác chấp hành luật giao thơng, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thơng cho người đi bộ, đi xe đạp, mô tô xe gắn máy.

Nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần lựa chọn những vẫn đề gần gũi, thiết thực phù hợp với từng đối tượng. Tránh ôm đồm nội dung, kết hợp trang bị kiến thức với hướng dẫn các kỹ năng phịng tránh tai nạn giao thơng, kỹ năng xử lý các tình huống pháp luật. Đặc biệt, chú trọng giáo dục văn hố giao thơng, nhất là đối với thế hệ trẻ. Việc giáo dục văn hố giao thơng gắn liền với giáo dục ý thức tơn trọng tính mạng con người, coi trọng bản thân và người khác. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, bởi hiện nay một bộ phân dân cư, trong

đó phần nhiều là thanh niên coi thường tính mạng bản thân và tính mạng của người khác. Khi tham gia giao thông họ bất chấp luật lệ, thường xuyên thực hiện những hành vi nguy hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách tốc độ cao dẫn đến rất nhiều trường hợp người dân tham gia giao thông đúng pháp luật những vẫn bị tai nạn nguy hiểm.

Đối tượng giáo dục, tuyên truyền cần xác định bao gồm những người tham gia giao thông bởi tham gia giao thông là nhu cầu tất yếu của đông đảo các tầng lớp nhân dân với các phương tiện tham gia giao thông rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho thanh thiếu niên. Theo số liệu thống kê đối tượng người trẻ nạn nhân tai nạn giao thông chiếm khoảng 40% và theo báo cáo Đại hội đồng Liên hợp quốc tai nạn giao thông là nguyên nhân số một dẫn đến tử vong của người trẻ (trong độ tuổi dưới 27) [7;tr5]. Cần chú trọng giáo dục pháp luật hơn là tuyên truyền, phổ biến. Trong giáo dục nhấn mạnh giáo dục các kỹ năng phòng tránh tai nạn, kỹ năng xử lý các tình huống nguy hiểm, kỹ năng lái xe an toàn...

Đồng thời tổ chức các hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở định kỳ và thường xuyên nhằm thông tin thời sự tình hình trật tự an tồn giao thơng trong thành phố và của địa phương, cơ sở; hướng dẫn cho người điều khiển phương tiện giao thông những biện pháp chủ yếu nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng điều khiển như tự giác rèn luyện tay nghề thông qua các trung tâm sát hạch lái xe; chấp hành và ủng hộ các biện pháp cưỡng chế thực hiện pháp luật nhằm bảo đảm trật tự an tồn giao thơng, nhất là quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe máy; vận động nhân dân tham gia các mơ hình tiên tiến về trật tự an tồn giao thơng, nhân rộng trong thực tiễn các mơ hình cung đường, đoạn đường thanh niên tự quản, cựu chiến binh tự quản, phụ nữ tự quản…; động viên, cổ vũ, nêu gương những người điều khiển phương tiện giao thơng giỏi, an tồn tham gia các hội thi để biểu dương, khen thưởng kịpthời.

dân đóng góp sức người, sức của xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông vùng ven, nông thôn; tham gia vệ sinh đường phố, tự quản đường và hè phố, chỉnh trang đô thị; phát hiện sớm và tham gia khắc phục những yếu tố có thể gây tai nạn giao thông tại khu vực dân cư; ký cam kết không vi phạm quy định về trật tự vỉa hè, đường phố, đường dân sinh cắt qua đường sắt, đường thủy sông, biển; kịp thời phát hiện những điểm đen gây mất trật tự an tồn giao thơng để sớm khắc phục và cảnh báo cho người tham gia giao thông. Vận động nhân dân giám sát các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và thực thi pháp luật trật tự an tồn giao thơng của các cơ quan chức năng nhà nước; kịp thời phát hiện, ngăn chặn mọi biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp phần bảo đảm đúng chất lượng và tiến độ các cơng trình giao thơng ở địa phương, cơ sở; phát hiện và kiến nghị các cấp khắc phục mọi biểu hiện buông lỏng quản lý hoặc lạm quyền trong thực thi Luật Giao thông. Vận động nhân dân không sở hữu, sử dụng và kinh doanh vận tải bằng các phương tiện quá hạn sử dụng; vận động chủ phương tiện vận tải, nhất là các phương tiện vận tải hành khách đường bộ phải thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật định kỳ, trang bị đầy đủ các tiết bị an toàn, bảo hiểm cho hành khách; tổ chức để nhân dân tham gia bảo vệ các cơng trình giao thơng, nhất là hệ thống đường ray, đèn tín hiệu giao thơng, chấm dứt nạn rải đinh trên đường; vận động nhân dân ủng hộ, giúp đỡ các lực lượng chức năng ngăn chặn tụ tập đua xe, lạng lách, đáng võng…Không những thế cần tăng cường vận động nhân dân nói khơng với tiêu cực trong lĩnh vực giao thông; hiểu rõ quy định của pháp luật về xử phạt hành vi đưa hối lộ. Và vận động nhân dân tham gia các hoạt động cứu hộ, cứu nạn khắc phục hậu quả tai nạn giao thông tại địa bàn như cứu giúp người bị nạn, trợ giúp phương tiện vận chuyển, trợ giúp tiền và thuốc men trong khả năng cho phép; nhất là huy động nhiều nguồn lực tập trung của nhân dân để cùng với nhà nước cứu giúp nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông.

3.2.4. Đổi mới hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật mang tính pháp lý và các biện pháp tổ chức trực tiếp

Đổi mới hình thức tổ chức mang tính chất pháp lý và các biện pháp tổ chức trực tiếp như kiểm tra giấy phép lái xe, cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm, ban hành các văn bản áp dụng pháp luật, lập văn bản vi phạm hành chính, hoạt động nghiên cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào quản lý, tổ chức kiểm tra, điều phối hoạt động, tổ chức hội thảo….góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ. Các hoạt động cần được tiến hành nghiêm túc và thực chất. Đồng thời cải cách thủ tục hành chính, cơng khai minh bạch các thủ tục, tăng cường đưa khoa học công nghệ vào việc giám sát người tham gia giao thông cũng như những người làm nhiệm vụ tổ chức thực thi pháp luật.

Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng việc ban hành các văn bản áp dụng pháp luật. Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật phải đúng theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, phù hợp với thực tế, và căn cứ trên những quy định pháp luật cụ thể. Bất cứ văn bản áp dụng pháp luật nào được ban hành trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ cũng đều phải đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện ở việc các mệnh lệnh đưa ra phù hợp với các quy phạm pháp luật về nội dung và mục đích điều chỉnh.

Một hoạt động quan trọng nữa là cần tăng cường kiểm tra ngăn chặn vi phạm về tải trọng ngay tại các bến bãi bốc xếp hàng hóa. Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép cho người điều khiển phương tiện giao thơng, cơng tác kiểm định an tồn kỹ thuật của các phương tiện tham gia giao thông. Đồng thời kiểm tra các điều kiện về kinh doanh vận tải, đẩy mạnh khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của

xe ơ tơ nhằm tăng cường giám sát và xử lý vi phạm đối với chủ xe, lái xe. Thường xuyên rà sốt, sắp xếp tổ chức giao thơng trên địa bàn tỉnh một cách hợp lý, khai thác hiệu quả hạ tầng giao thơng hiện có gắn liền với đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại; thúc đẩy phát triển phương tiện giao thông công cộng; hạn chế tối đa việc xây dựng các khu dân cư, trường học, chợ trên các trục đường chính, tỉnh lộ. Củng cố, duy trì chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông, rà soát, điều chỉnh, lắp đặt bổ sung hoàn thiện hệ thống biển báo giao thơng, đèn tín hiệu giao thơng; lắp đặt dãy phân cách giữa làn xe ôtô và xe 2 bánh gắn máy trên 12 tuyến đường. Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông. Tăng cường hiệu quả và chất lượng kiểm định phương tiện.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ để nắm chắc và dự báo đúng tình hình, chú trọng nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản, thu thập thông tin về TT, ATGTĐB phục vụ công tác tham mưu, đề xuất đối với lãnh đạo các cấp. Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để phối hợp với các ngành chức năng ứng phó, giải quyết nhanh chóng và hiệu quả đối với những vấn đề đột xuất xảy ra, như thiên tai, lũ lụt, ùn tắc và tai nạn giao thơng đường bộ. Trong đó, cần coi trọng việc tổ chức thực hiện các nội dung công tác chuyên môn của lực lượng tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình cơng tác để đánh giá đúng tình hình, kịp thời phát hiện mặt hạn chế, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Song song với q trình đó cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thơng để tránh tình trạng quản lý chồng chéo lên nhau hoặc đùn đẩy, né tránh làm giảm hiệu quả bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng bằng pháp luật. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ tại huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 94)