định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Để đảm bảo cho quá trình thu hồi đất diễn ra nhanh chóng và đảm bảo việc tổ chức bồi thường cho người sử dụng đất đòi hỏi việc xây dựng tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cho công tác này là rất cần thiết. Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì cơng tác bồi thường cho người sử dụng đất có sự phối hợp từ nhiều cơ quan tổ chức có liên quan, bên cạnh thẩm quyền quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư thuộc thẩm quyền của UBND cấp có thẩm quyền thì vai trị
của Trung tâm Phát triển Quỹ đất rất quan trọng đây là một trong những chủ thể trực tiếp được pháp luật giao trách nhiệm trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái đinh cư.
Tiền thân của Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột là Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng được thành lập tại Quyết định số 1265/QĐ-UBND, ngày 22/6/2006 của UBND thành phố Buôn Ma Thuột. Sáp nhập về Trung tâm Phát triển Quỹ đất Đăk Lăk từ ngày 01/7/2016 theo Quyết định số 562/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk, trực thuộc Sở Tài và nguyên Môi trường. Từ ngày 01/7/2018 được chuyển giao về trực thuộc UBND thành phố Buôn Ma Thuột quản lý theo Quyết định số 1377/QĐ-UBND ngày 20/6/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk [23].
Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột là đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự:
Hiện nay, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Bn Ma Thuột có 59 người. Tổng số biên chế là 07 người, 04 hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế, 48 hợp đồng lao động.
Trình độ chun mơn: Đại học và trên đại học: 51 người; Cao đẳng: 02 người; Trung cấp: 06 người.
Trình độ chính trị: Cao cấp: 02 người, Trung cấp: 01 người.
+ Ban Giám đốc: Trung tâm gồm 01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc.
+ Phịng Hành chính tổng hợp (14 người)
+ Phịng bồi thường và giải phóng mặt bằng (42 người) [23].
Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao là thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Khai thác quỹ đất trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột tăng nguồn thu cho Ngân sách để đầu tư phát triển.
Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố là đầu mối chuyên môn giúp UBND thành phố về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng của Dự án. Sẽ chủ trì phối hợp với phịng Tài chính – Kế hoạch trong và ngồi hội đồng bồi thường để áp dụng chính sách bồi thường, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và thực hiện đúng quy định; phịng Quản lý đơ thị trợ giúp cơng tác thẩm định các cơng trình trong phạm vi giải phóng mặt bằng; phịng Kinh tế trợ giúp thẩm định về cây trồng, vật ni bị ảnh hưởng khi thực hiện Dự án; phịng Tài nguyên Môi trường sẽ căn cứ và xác nhận nguồn gốc đất của UBND xã, phường và hồ sơ giao đất để tham mưu UBND thành phố ban hành quyết định thu hồi đất trên từng thửa; UBND xã, phường có trách nhiệm xác nhận nguồn gốc đất, hạn mức giao đất, phối hợp với chủ đầu tư và các cơ quan thực hiện giải phóng mặt bằng, các đoàn thể nhân dân để phổ biến, tuyên truyền, vận động người dân bị thu hồi đất chấp hành chủ trương thu hồi đất của Nhà nước.
Việc thành lập Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thể hiện sự quan tâm của UBND thành phố Buôn Ma Thuột đối với tầm quan trọng của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bởi đây là hoạt động tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, khó có thể đảm đương nhiệm vụ nếu chỉ giao cho 01 ngành chịu trách nhiệm thẩm định.
Thành phần Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: Phòng Tài ngun mơi trường; phịng Tài chính – Kế hoạch; phòng Quản lý đơ thị; phịng Kinh tế, ngoài ra Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mời đại diện một số cơ quan khác
có liên quan tham dự.
Nội dung thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bao gồm:
- Căn cứ pháp lý để lập phương án; - Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
+ Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại; các căn cứ tính tốn số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất, giá nhà, cơng trình, giá tài sản – vật kiến trúc, giá cây trồng; số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;
- Tổng số hộ dân phải di dời, hộ dân phải bố trí tái định cư; địa điểm, diện tích đất khu vực tái định cư, phương thức tái định cư; biện pháp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp;
- Dự toán tổng giá trị bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án; - Nguồn kinh phí thực hiện phương án;
- Tiến độ thực hiện phương án.
* Quy trình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Bước 1: Sau khi có trích lục bản đồ địa chính, Trung tâm phát triển quỹ
đất có Cơng văn đề nghị Phịng TN&MT căn cứ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm thực hiện tham mưu UBND thành phố Buôn Ma Thuột ban hành Thông báo thu hồi đất và Kế hoạch thực hiện Dự án.
Bước 2: Sau khi có Thơng báo thu hồi đất Trung tâm phát triển quỹ đất
sẽ phối hợp với UBND, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam (UBMTTQ) phường, xã triển khai thơng báo đến đơn vị, hộ dân có đất bị thu hồi, có tài sản gắn liền với đất bị thu hồi về nội dung, kế hoạch triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Đồng thời phát tờ khai, hướng dẫn kê khai đất đai,
tài sản gắn liền với đất đến tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có đất bị thu hồi.
Bước 3: Trung tâm phát triển quỹ đất sẽ phối hợp với chủ đầu tư và
UBND, UBMTTQ Việt Nam phường, xã (nơi có đất bị thu hồi) tổ chức lập biên bản kiểm kê, xác định khối lượng, đánh giá chất lượng, số lượng, quy cách, hạng, loại… Biên bản kiểm kê có sự chứng kiến của đại diện đơn vị có đất bị thu hồi và đại diện hộ dân có tài sản trên đất thu hồi.
Bước 4: Trung tâm phát triển quỹ đất phối hợp với các ngành có liên quan và UBND phường, xã (nơi có đất bị thu hồi) tiến hành xác minh nguồn gốc đất; năm xây dựng nhà; xác minh nghề nghiệp; xác minh điều kiện nhà ở và đất ở; cùng với Hội đồng bồi thường (chủ trì là Phịng Quản lý đơ thị) đánh giá chất lượng cịn lại của nhà, cơng trình, tài sản – vật kiến trúc (nếu có).
Bước 5: Trung tâm phát triển quỹ đất phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND thành phố xây dựng giá đất bồi thường, giá đất tái định cư trình UBND tỉnh phê duyệt.
Bước 6: Trung tâm phát triển quỹ đất lập phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư. Công khai phương án đến cho từng hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng và tổng hợp ý kiến phản hồi của người dân. Chủ trì cùng với UBND, UBMTTQ Việt Nam phường, xã, đại diện tổ dân phố (thôn, buôn), đại diện hộ dân tổ chức họp và giải thích đối thoại (nếu có).
Bước 7: Trung tâm phát triển quỹ đất trình phương án cho hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư họp. Hoàn chỉnh phương án theo nội dung cuộc họp đồng thời mời các hộ dân đủ điều kiện họp bốc thăm chọn lơ tái định cư và trình UBND thành phố phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Bước 8: Sau khi phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
sẽ được niêm yết tại trụ sở UBND phường, xã nơi có đất bị thu hồi đồng thời thơng báo cho hộ dân, đơn vị bị ảnh hưởng đến nhận tiền và bàn giao mặt
bằng (trong q trình thơng báo hộ dân nhận tiền sẽ giải quyết các vướng mắc nếu hộ dân có đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo…).
Trường hợp các hộ dân, tổ chức bị thu hồi đất không đồng ý nhận tiền theo Quyết định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (sau khi gửi Thông báo nhận tiền 03 lần), Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố phối hợp với UBND, UBMTTQ Việt Nam phường, xã, đại diện tổ dân phố (thôn, buôn) mời hộ dân thuyết phục, vận động nhận tiền và bàn giao mặt bằng.
Nếu sau khi vận động hộ dân tiếp tục khơng đồng ý thì UBND phường, xã tổng hợp báo cáo kết quả cuộc vận động hộ dân. Trung tâm phát triển quỹ đất có văn bản đề nghị Phịng TN&MT tham mưu cho UBND thành phố ban hành Quyết định cưỡng chế và Quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày giao Quyết định cưỡng chế cho người bị cưỡng chế, Ban thực hiên cưỡng chế phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất, UBND, UBMTTQ Việt Nam phường, xã vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế thực hiện bàn giao đất thu hồi.
Sau khi vận động, thuyết phục, đối thoại mà người bị cưỡng chế vẫn không chấp hành theo Quyết định thu hồi đất thì Ban thực hiện cưỡng chế chủ trì lập phương án cưỡng chế trình UBND thành phố phê duyệt. Trong thời gian UBND thành phố phê duyệt phương án cưỡng chế người bị cưỡng chế vẫn không đồng ý bàn giao mặt bằng thì sẽ vẫn thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo quy định.
*/ Trường hợp sau khi UBND thành phố ban hành Thông báo thu hồi đất và thông báo cho tổ chức, người sử dụng đất cùng phối hợp đo đạc, kiểm đếm hiện trạng đất đai, tài sản gắn liền với đất mà tổ chức, người sử dụng đất đó khơng đồng ý thì UBND cấp xã, UBMTTQ Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và Trung tâm Phát triển Quỹ đất hoặc tổ chức vận động, thuyết phục. Nếu các khơng đồng ý nữa thì thực hiện kiểm đếm bắt buộc (Khoản 10, Điều
11, Quyết định số 40/2016/QĐ-UBND) [30].
Sau khi UBND thành phố ban hành Quyết định kiểm đếm bắt buộc, Trung tâm Phát triển Quỹ đất phối hợp với UBND cấp xã, UBMTTQ Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi tiếp tục vận động, thuyết phục người bị kiểm đếm bắt buộc phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất để đo đạc, kiểm đếm hiện trạng đất đai, tài sản gắn liền với đất thu hồi. Việc vận động, thuyết phục phải được lập thành biên bản. Sau khi vận động thuyết phục theo mà người bị kiểm đếm bắt buộc vẫn không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc thì Trung tâm Phát triển quỹ đất có văn bản đề nghị cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc gửi về Phòng TN&MT, phòng TN&MT sẽ tham mưu cho UBND thành phố ban hành Quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc đồng thời ban hành Quyết định Thành lập Ban cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
Khơng tổ chức cưỡng chế trong khoảng thời gian trước và sau Tết Âm lịch 15 (mười lăm) ngày, vào các ngày nghỉ lễ khác theo quy định của Nhà nước (Điều 13, Quyết định số 40/2016/QĐ-UBND) [29].
Trung tâm phát triển quỹ đất, UBND, UBMTTQ Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế để chấp hành việc đo đạc, kiểm đếm hiện trạng đất đai, tài sản gắn liền với đất thu hồi. Việc vận động, thuyết phục phải được lập thành biên bản.
Sau khi vận động, thuyết phục, đối thoại và niêm yết công khai Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc mà người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm
bắt buộc thì Ban cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, Chủ đầu tư (nếu có) thực hiện việc đo đạc, kiểm đếm hiện trạng đất đai, tài sản gắn liền với đất thu hồi. Khi hoàn thành việc đo đạc, kiểm đếm hiện trạng đất đai, tài sản gắn liền với đất thu hồi, Trung tâm Phát triển quỹ đất sẽ lập, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật có liên quan hiện hành [29].