Quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật Thời hiệu xử lý kỷ luật CCVC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 41 - 47)

- Ba là, pháp luật về kỷ luật CCVC là phương tiện quan trọng bảo đảm

1.2.4.6. Quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật Thời hiệu xử lý kỷ luật CCVC

- Thời hiệu xử lý kỷ luật CCVC

Trong việc xử lý kỷ luật đối với CCVC phải đảm bảo được thực hiện đúng thời hạn và đúng thời hiệu; khác với các quy định cũ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 và Nghị định số 112/2020/NĐ-CP về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật có một sớ điểm mới, sửa đổi, bổ sung sau đây:

Một là, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định dài hơn và tùy thuộc vào loại hành vi vi phạm (02 năm nếu vi phạm ít nghiêm trọng đến mức bị khiển trách; 05 năm với các hình vi vi phạm cịn lại, trong khi quy định cũ là 24 tháng).

Hai là, thời hạn xử lý kỷ luật cũng được quy định dài hơn (không quá 90 ngày (quy định cũ là 02 tháng); nếu có tình tiết phức tạp cần thanh tra, kiểm tra để xác minh, làm rõ thì khơng quá 150 ngày (quy định cũ là 04 tháng);

Ba là, bổ sung thêm các trường hợp khơng tính vào thời hạn xử lý kỷ luật (khoản 4 Điều 5 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP), gồm:

- Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP;

- Thời gian điều tra, truy tớ, xét xử theo thủ tục tớ tụng hình sự (nếu có); - Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Bốn là, bổ sung quy định về 04 trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật, gồm:

- Cán bộ, cơng chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

- Có hành vi vi phạm về cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ;

- Có hành vi xâm hại đến lợi ích q́c gia trong lĩnh vực q́c phịng, an ninh, đối ngoại;

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

1.2.4.7. Quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật là một nội dung quan trọng bảo đảm việc xử lý kỷ luật CCVC xong diễn ra một cách tùy tiện, bảo đảm thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch và để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện xử lý kỷ luật.

Việc xử lý kỷ luật đối với CCVC được thực hiện theo các bước chính sau đây: Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm; Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật; Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

1.2.4.8. Quy định về khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật

- Quyền khiếu nại của công chức: Theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP thì cơng chức bị xử lý kỷ ḷt có quyền khiếu nại đới với qút định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Nội dung này được giành để quy định một phần riêng từ Điều 47 đến Điều 58 của Luật Khiếu nại năm 2011. Theo đó, Điều 47 Luật Khiếu nại năm 2011 như sau: “Khiếu nại quyết định kỷ luật là

việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”. Các Điều tiếp theo quy định khá đầy đủ

về thời hiệu khiếu nại, hình thức khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trình tự, thủ tục hay việc khởi kiện vụ án hành chính của công chức. Như vậy, quy định về giải quyết khiếu nại của công chức đối với các quyết định kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền cũng là một trong những nội dung của pháp ḷt kỷ ḷt cơng chức, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình thực hiện xử lý kỷ luật và quyền, lợi ích chính đáng của công chức nhà nước.

- Quyền khởi kiện của công chức: Quyền khởi kiện của công chức bị giới

hạn lại ở chỗ, công chức chỉ được khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thơi việc cịn các hình thức kỷ ḷt khác thì khơng được khởi kiện. Khoản 1, Điều 115 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đới với qút định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc

đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.

- Quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của viên chức: Việc Nghị định

112/2020/NĐ-CP có bổ sung quy định về quyền khiếu nại của viên chức đối với quyết định kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên quy định này vẫn còn mang tính chất chung chung, đồng thời Luật Khiếu nại năm 2011 không đề cập đến đối tượng viên chức về quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của đối tượng này.

1.2.4.9. Quy định khác có liên quan đến CCVC bị kỷ lý kỷ luật

CCVC khi đang xem xét hoặc đã bị xử lý kỷ luật tùy vào mức độ và hình thức khác nhau, đều gắn liền đến trách nhiệm pháp lý có liên quan của các quy định điều chỉnh về các đối tượng là CCVC; những quy định này có mới quan hệ mất thiết, liên kết với nhau, bao gồm cả những quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng và quy định pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý, sử dụng cán bộ, CCVC. Các quy định về bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ, CCVC bị xử lý kỷ luật đều xuất phát từ quan điểm, chủ trương của Đảng; theo đó, trường hợp cán bộ, CCVC trong thời hạn xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật sẽ ảnh hưởng đến các quy định khác có liên quan điều chỉnh đến cá nhân cán bộ, CCVC đó.

Đảng viên, CCVC bị xử lý kỷ luật sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các quy định về cơng tác cán bộ của đảng viên, CCVC đó (quy định về tuyển dụng, quy

hoạch, bổ nhiệm, nâng ngạch, thi đua khen thưởng, đánh giá, tiền lương, đào tạo…); các quy định này được Đảng và Nhà nước cụ thể hóa ở các văn bản

khác nhau, tùy vào đới tượng và trường hợp cụ thể.

Theo đó, tại khoản 5 Điều 14 Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 quy định về phân cấp quản lý và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử: Cán bộ bị

vụ cao hơn trong thời gian ít nhất 1 năm kể từ khi có quyết định kỷ luật. Đảng viên bị kỷ luật cách chức trong vòng 1 năm kể từ ngày có quyết định, khơng được bầu vào cấp ủy, không chỉ định, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.

Tại Điều 82 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2019) có quy định các nội dung liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật như sau:

- Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

- Cán bộ, cơng chức bị kỷ ḷt thì xử lý như sau:

+ Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì khơng thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

+ Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì khơng thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

+ Hết thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ, công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tớ, xét xử thì khơng được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc.

- Cán bộ, công chức bị kỷ ḷt cách chức do tham nhũng thì khơng được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.

Các nội dung trên cũng được quy định chi tiết tại các Nghị định có liên quan, trong đó trực tiếp nhất là Nghị định sớ 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, CCVC.

CCVC bị xử lý kỷ ḷt cịn trực tiếp bị chi phới, ảnh hưởng bởi các quy định liên quan về tiêu chuẩn tuyển dụng, tiếp nhận CCVC; tiêu chuẩn làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, kiểm tra, sát hạch tiếp nhận CCVC (Điều 18 Nghị

định số 138/2020/NĐ-CP, Điều 84 số Nghị định 115/2020/NĐ-CP); CCVC

cũng bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng nếu vi phạm phải xem xét xử lý kỷ luật (Điều 24 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, Điều 25 Nghị định 115/2020/NĐ- CP); không được dự thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức nếu trong

thời hạn xử lý kỷ luật (Điều 30 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, Điều 32 Nghị

định 115/2020/NĐ-CP); không được tham gia hội đồng thi nâng ngạch, thăng

hạng (Điều 35 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, Điều 38 Nghị định 115/2020/NĐ-CP); quy định về bổ nhiệm đối với CCVC lãnh đạo, quản lý

(Điều 42 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP; Điều 44 Nghị định 115/2020/NĐ- CP); quy định về bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với CCVC

(Điều 49 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, Điều 49 Nghị định 115/2020/NĐ- CP); miễn nhiệm đối với CCVC bị xử lý kỷ luật (Điều 66 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, Điều 55 Nghị định 115/2020/NĐ-CP); giải quyết thôi việc

đối với viên chức (Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP).

Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định: Trường hợp viên chức đang làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí mà bị phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian thi hành nhiệm vụ thì đơn vị sự nghiệp cơng lập dừng việc giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí cho đến thời điểm có quyết định kỷ luật hoặc có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)