Khái niệm cơ chế một cửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính tại bộ văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

1.2.2. Khái niệm cơ chế một cửa

Những công việc liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ quan thì thủ trưởng cơ quan phải đề ra quy chế phối hợp giải quyết trong nội bộ cơ quan để công dân, tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc chỉ phải làm việc với một công chức được giao nhiệm vụ làm đầu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ và giải quyết cơng việc. Như vậy, có thể xác định trong việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nội bộ của bộ máy hành chính trung ương, địa phương hay trong mối quan hệ cung cấp dịch vụ cơng cho cơng dân thì ngun tắc tập trung vào một đầu mối chính có chức năng quản lý chủ yếu để giải quyết công việc là nguyên tắc xuyên suốt quá trình thực hiện. Đây là tinh thần chủ đạo của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.

Khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa cần xác định rõ bản chất pháp lý của cơ chế một cửa. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là nơi tiếp xúc đầu tiên của người dân với cơ quan hành chính. Cơng việc của bộ phận này là tiếp nhận, hướng dẫn người dân đầy đủ thủ tục cần thiết để giải quyết công việc, thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, sau đó chuyển cho các phịng ban chức năng giải quyết. Người dân đến chính nơi mà mình nộp hồ sơ để nhận lại kết quả. Nghĩa là khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa cơng việc tập trung về một đầu mối có trách nhiệm thực hiện thơng qua sự

phối hợp với các bộ phận khác. Tuy nhiên cũng cần xác định cơ chế một cửa cũng không phải là phương thức để giải quyết toàn bộ vấn đề cải cách hành chính địa phương, nó chỉ là một khâu trong q trình cải cách thủ tục hành chính và cũng khơng nằm ngồi xu thế chung của mục tiêu cải cách hành chính nhằm hồn thiện bộ máy nhà nước.

Khái niệm cơ chế “một cửa” còn được khẳng định lại trong Quyết định 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là:

Tại Điều 1 Quyết định 09/2015/QĐ-TTg quy định: Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc cơng khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả quyết được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.

Trong Điều 3 Nghị định 61/2018/NĐ-Cp ngày 23/04/2018 của Chính phủ cũng quy định chi tiết như sau:

Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thơng qua Bộ phận Một cửa.

Theo đó, bộ phận “một cửa” là nơi tiếp xúc đầu tiên của công dân, tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước. Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận, hướng dẫn người dân đầy đủ các thủ tục cần thiết để giải quyết cơng việc, thẩm định tính hợp pháp của hồ sơ sau đó chuyển cho các phịng, ban chun mơn giải quyết. Người dân cũng đến chính nơi mà mình nộp hồ sơ để nhận kết quả theo thời gian quy định.

Như vậy có thể thấy rằng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là cải cách trình tự thực hiện thẩm quyền hành chính trong mối quan hệ tới quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước, theo những chuẩn mực nhất định, đơn giản, gọn nhẹ, vận hành nhịp

nhàng, công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một số đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính tại bộ văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 27 - 29)