7. Kết cấu của luận văn
1.4. Các yếu tố tác động đến cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
1.4.1. Yếu tố chủ quan
1.4.1.1. Yếu tố thể chế
Sự hoàn thiện của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định các TTHC trên các lĩnh vực cụ thể như đất đai, xây dựng, chứng thực, hộ tịch, chế độ chính sách,…sẽ có vai trị to lớn bảo đảm điều kiện cho việc xây dựng cơ chế. Nếu hệ thống pháp luật trên các lĩnh vực này không thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo nhau, quy định TTHC rườm rà, nhiều loại, nhiều giấy tờ không cần thiết thì sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thực hiện cơ chế. Đồng thời, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật cịn thể hiện thơng qua việc ban hành các văn bản điều chỉnh về quy trình, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính; trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cơ chế. Đây chính là cơ sở, tiền đề cho các cơ quan ban hành văn bản cụ thể hóa, các chương trình kế hoạch và biện pháp cụ thể để triển khai cơ chế tại cơ quan, đơn vị mình theo các mục
tiêu trong từng giai đoạn. Như vậy, cùng với điều kiện bảo đảm về chính trị ổn định, Đảng có các Nghị quyết về CCHC thì chính quyền phải có các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết hóa việc xây dựng và thực hiện cơ chế cũng như phải có chương trình, kế hoạch và biện pháp cụ thể để bảo đảm thực hiện thành công cơ chế.
1.4.1.2. Yếu tố con người
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành cơng cải cách TTHC đó là yếu tố con người. Con người là trung tâm của mọi tổ chức, mọi hoạt động quản lý nhà nước từ lập kế hoạch, thực thi, lãnh đạo điều hành và kiểm soát đều do con người thực hiện. Hơn nữa, tất cả những hoạt động đó được thực hiện để phục vụ cho nhu cầu của chính con người. Do đó, yếu tố con người tác động đến cải cách TTHC bao gồm người thực thi là đội ngũ cán bộ, công chức và người được phục vụ là công dân, cả hai đối tượng này đều ảnh hướng đến thành công của cải cách TTHC.
- Đối với cán bộ, công chức: Đội ngũ cán bộ, công chức là người trực tiếp xây dựng quy trình, tiếp nhận, giải quyết và đề xuất sửa đổi TTHC cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, cải cách TTHC cần có một hệ thống thể chế tốt, một bộ phân thủ tục hành chính phù hợp và hơn thế cần có một đội ngũ cán bộ, cơng chức có năng lực, có trách nhiệm, có ý thức phục vụ nhân dân, có đạo đức khơng gây sách nhiễu, phiền hà, từ đó hạn chế tình trạng tham những, tiêu cực liên quan đến các vấn đề của cơ quan, đơn vị.
- Đối với công dân, tổ chức là người được phục vụ nhưng họ cần nhận thức đúng nghĩa vụ khi thực hiện TTHC và phải tuân thủ trình tự, quy định về thủ tục hành chính. Trong q trình thực hiện TTCH nếu có những điểm bất cập, chưa phù hợp với thực tế, cơng dân có thể tham giá đóng góp ý kiến để cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi các nội dung rườm rà, hạn chế từ đó góp phần cải cách TTHC.
1.4.1.3. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ về cải cách TTHC
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo là đặc biệt quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước và cải cách TTHC. Để đạt được thành công trong công tác cải cách TTHC cần có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy và chính quyền để tạo được sự tập trung, thống nhất về lý luận, chiến lược, biện pháp thực hiện. Công tác chỉ đạo được quan tâm, thực hiện quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm thì việc tổ chức thực hiện sẽ đồng bộ, hiệu quả, khơng để tình trạng làm cho có hay làm theo phong trào. Hơn nữa, cơng tác lãnh đạo cịn được thể hiện qua việc kiểm soát, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cơng chức, cơ quan hành chính.
1.4.1.4. Tổ chức bộ máy
Cải cách TTHC là một q trình do bộ máy cơ quan hành chính nhà nước đảm nhiệm từ khâu tiếp nhận, giải quyết, kiểm soát, rà soát các thủ tục. Điều này cho thấy, tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính nhà nước có ảnh hướng lớn đến công tác cải cách TTHC.
Yếu tố tổ chức bộ máy có vai trị tác động to lớn trong việc triển khai thực hiện cơ chế. Xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền là điều kiện tiên quyết. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong q trình thực hiện cơ chế. Nếu cao tính tiên phong, gương mẫu và chịu trách nhiệm của người đứng đầu.
Đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một nhân tố then chốt quyết định đến sự thành công của cải cách TTHC. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước một cách khoa học sẽ nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, đáp ứng được yêu cầu của người dân, loại bỏ những khâu, những việc rườm rà, không cần thiết. Hơn nữa, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng khả năng thích ứng với những
thay đổi, địi hỏi của mơi trường trong nước và quốc tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
1.4.1.5. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách TTHC sẽ tạo ra một phương thức vận hành một cách thông suốt, hiệu quả của bộ máy; giúp cho việc xử lý thơng tin nhanh, chính xác, đầy đủ, phục vụ một cách tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp. Hơn nữa, các bước thực hiện cơ chế được triển khai trên môi trường điện tử nhằm đảm bảo yêu cầu của cải cách TTHC là công khai, đơn giản, hiệu quả. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả lúc này khơng cịn phải ghi bằng tay vào sổ nữa mà thay vào đó là nhập dữ liệu vào máy tính, cơng chức của các cơ quan, đơn vị có thể dễ dàng theo dõi và quản lý hồ sơ thuộc lĩnh vực quản lý của mình một cách chặt chẽ từ máy tính được nối mạng. Do vậy, cần phải có sự đầu tư về máy móc, trang thiết bị như máy tính, máy in, máy fax, các phần mềm chuyên dụng,…và đào tạo đội ngũ cơng chức có đủ trình độ sử dụng các phần mềm điện tử vào trong việc thực hiện cải cách TTHC.
1.4.2. Yếu tố khách quan
1.4.2.1. Xu thế tồn cầu hóa
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi đột ngột hành vi của con người, quá trình hợp tác và việc quản trị nhà nước nhiều hơn đã chuyển đổi xã hội thuần nơng nghiệp trước đây sang một xã hội có nền cơng nghiệp, dịch vụ phát triển, cơ cấu kinh tế đa dạng. Do đó, cần phải có một cơ chế quản lý hiệu quả của bộ máy chính trị trên tất cả mọi mặt của đời sống. Có như vậy mới đảm bảo cho quá trình vận hành của một đất nước đi đúng mục tiêu đã định.
Trong q trình tồn cầu hóa có những cấn đề đỏi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các nước trên thế giới như ô nhiễm môi trường, minh bạch thông tin, an ninh tồn cầu,…để có chính sách chung trong các vấn đề tương ứng. Trong q trình thay đổi đó cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tính cơng khai, minh bạch của tổ chức hành chính, thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đồng bộ hệ thống quản lý từ trên xuống dưới. Thực hiện cải cách
TTHC theo cơ chế một cửa là một giải pháp giúp hệ thống hành chính cơng khai, minh bạch và nâng cao được hiệu quả quản lý. Để việc thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế một cửa đạt hiệu quả cao đòi hỏi nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt cơng tác cải cách hành chính sẽ nâng cao sự hài lịng của người dân đối với nền hành chính nhà nước. Đây là điều kiện quan trọng giúp đất nước phát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa.
1.4.2.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại
Sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua đã khiến khoa học công nghệ trở thành một lực lượng sản xuất tiên tiến hiện đại trong xã hội. Việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ ngày càng trở nên quan trọng kể cả trong hoạt động quản lý. Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng quan trọng. Q trình này giúp cho Chính phủ cung cấp các dịch cụ cơng cộng với chi phí thấp hơn đồng thời người dân dễ dàng tiếp xúc và có điều kiện kiểm tra, giám sát q trình xử lý tạo ra sản phẩm của các cơ quan hành chính. Q trình này giúp cho nước ta xây dựng một nền ha hành chính cơng khai, minh bạch và thể hiện trách nhiệm trước nhân dân.
Cơng nghệ thơng tin góp phần tự động hố, đơn giản hóa các quy trình thủ tục hành chính, tạo ra phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc mới, cải tiến hình thức cung cấp dịch vụ cơng theo hướng trực tuyến. Thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, bộ máy hành chính nhà nước dễ dàng liên kết với nhau hơn trong thực hiện nhiệm vụ, Chính phủ thơng qua đó để điều hành bộ máy nhà nước một cách hiệu quả và chính xác; kiểm sốt tốt hơn mọi hoạt động của cơ quan công quyền trước những biến động phức tạp của thực tiễn nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra được sự minh bạch trong kiểm soát và giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước qua đó giảm bớt sự trì trệ, ách tắc của bộ
máy công quyền nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng việc; nâng cao tính minh bạch và sự hài lòng của người dân đối với bộ máy hành chính nhà nước.
Sự thành cơng của CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng khơng chỉ do các yếu tố chủ quan như thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức hay việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin mà cịn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác như sự ủng hộ, chung tay cải cách TTHC của người dân, xã hội, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội đồng hành cùng Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp thực hiện thành cơng nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính. Là đối tượng trực tiếp thụ hưởng những mặt tích cực đồng thời chịu ảnh hưởng của những mặt tiêu cực, bất cập trong thực hiện TTHC, họ cần chủ động tư vấn, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc đề xuất những sáng kiến cải cách TTHC và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho chính mình. Đồng thời đối với những bất cập đã tồn tại cần chủ động lên án, giúp đỡ các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền thấy được và tìm cách khắc phục.
Tất cả những yếu tố khách quan này đều tác động to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của cải cách TTHC. Như vậy, cải cách TTHC không chỉ cần sự nỗ lực từ phía cơ quan nhà nước mà cần sự tham gia đóng góp cơng sức, ý kiến và sáng kiến của người dân, xã hội để cải cách thực sự hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu của quản lý nhà nước trong thời kỳ mới.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 luận văn đã tập trung khái quát những lý luận chung nhất về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính. Qua đó luận giải cơ bản về các khái niệm, đặc điểm, vai trò của thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính. Trọng tâm nội dung của cải cách thủ tục hành chính bao gồm: Cắt giảm, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính; cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan, trong nội bộ cơ quan; Kiểm sốt thủ tục hành chính; Cơng khai thủ tục hành chính; Ứng dụng cơng nghệ thơng tin và áp dụng hình thức cung cấp dịch vụ công trực tuyến, Tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Mục tiêu của cải cách là đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ có hiệu quả, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu quản lý nhà nước. Đây là những nội dung lý thuyết cơ bản nhất phục vụ cho tác giả làm cơ sở giải quyết những nội dung của chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
2.1. Khái quát về tổ chức bộ máy và hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua quá trình xây dựng và phát triển, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch khơng ngừng lớn mạnh, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Theo lịch sử thành lập ngành Văn hóa, ngày 28/8/1945, trong tuyên cáo của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Bộ Thơng tin - Tun truyền là một trong 12 bộ của Nội các đầu tiên được thành lập, do đồng chí Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng. Từ đó đến nay, ngày 28/8 hàng năm trở thành ngày truyền thống ngành Văn hóa.
Sau đại thắng mùa xuân 1975, tháng 6/1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập, Chính phủ tổ chức Bộ Văn hóa do Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu làm Bộ trưởng. Sau nhiều lần sáp nhập, chia tách, đổi tên, đến ngày 31 tháng 7 năm 2007 lại đánh dấu một bước ngoặt lớn của Ngành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (Nghị quyết số: 01/2007/QH12) trên cơ sở sáp nhập Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao; tiếp nhận phần quản lý nhà nước về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Từ năm 2009 đến nay, tồn Ngành tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và các hoạt động của Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội;
NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”; đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020; Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030; Quy hoạch phát triển thể dục thể thao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; triển khai thực hiện Luật Phịng, chống bạo lực gia đình… Năm 2014, với tinh thần “Trách nhiệm, kỷ cương, tiết kiệm, hiệu quả”, phương hướng chung của toàn Ngành là tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa, thể dục thể thao và du lịch theo các mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác