Điểm đ, Khoản 1, Điều 3 Luật XLVPHCnăm 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 45)

thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy khơng có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn [7].

Đây là nguyên tắc xử lý chung cho người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật, thể hiện mục đích, quan điểm của Nhà nước ta trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm là để giáo dục, giúp các em sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội chứ khơng đề cập trực tiếp đến mục đích trừng trị. Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở lý luận về đặc điểm tâm, sinh lý của người chưa thành niên do các em là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm lý cũng như nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế. Tuy nhiên, người chưa thành niên lại có tính thích nghi cao, dễ thay đổi, thêm vào đó là ý thức phạm tội chưa sâu sắc nên khả năng cải tạo, giáo dục, giúp đỡ họ trở thành những công dân lành mạnh là hồn tồn có thể. Ngồi ra, nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi vi phạm của người chưa thành niên phần lớn do môi trường sống trong đó có một phần lớn trách nhiệm của gia đình và xã hội. Vì vậy, việc quyết định các biện pháp xử phạt hay áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm nhằm giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống cũng như giúp đỡ các em nhận ra sai lầm từ đó sữa chữa sai lầm của mình là chủ yếu.

Khi xử lý vi phạm hành chính việc bảo đảm các lợi ích của người chưa thành niên phải được đưa lên hàng đầu. Mặc dù, các em là những người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng mục đích khi xử lý người chưa thành niên như đã nói trên là nhằm giáo dục và giúp đỡ các em nhận ra sai lầm nên khi áp dụng các biện pháp xử phạt hay các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên cũng phải đảm bảo những quyền cơ bản mà các em

đương nhiên được hưởng. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng xuất phát từ tính chất nghiêm khắc của nó tước đi quyền tự do của người vi phạm buộc các em phải sinh hoạt văn hóa, học nghề, lao động dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường nên chỉ được áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 92 và phải là sự lựa chọn cuối cùng khi xét thấy khơng cịn biện pháp xử lý nào phù hợp nữa.

Nguyên tắc thứ hai: Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính cịn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp [8].

Do chưa phát triển đầy đủ về các mặt nên không phải trong mọi trường hợp khi thực hiện hành vi vi phạm người chưa thành niên có thể thấy hết tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, cũng như hậu quả sẽ phải gánh chịu. Mặt khác, sự hình thành, phát triển nhân cách và các đặc điểm nhân thân khác của người chưa thành niên chịu ảnh hưởng lớn từ sự giáo dục của gia đình, nhà trường và mơi trường sống xung quanh. Chính vì vậy, khi quyết định các biện pháp xử phạt hay áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính cơ quan có thẩm quyền vừa phải căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên vi phạm vừa phải xét đến nguyên nhân, hồn cảnh dẫn đến hành vi vi phạm đó. Có như vậy, việc áp dụng biện pháp xử phạt hay xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên mới phát huy hết mục đích giáo dục, đồng thời giúp người chưa thành niên nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về hành vi của mình từ đó sữa chữa sai lầm và trở thành người có ích cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)