Khoản 2, Điều 134 Luật XLVPHCnăm 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 45 - 47)

Nguyên tắc thứ ba: Việc áp dụng hình thức xử lý, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì khơng áp dụng hình thức phạt tiền.

Trường hợp người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức phạt tiền khơng q ½ mức phạt tiền áp dụng đối với người thành niên; trường hợp khơng có tiền nộp phạt hoặc khơng có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay [9].

Nguyên tắc này thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta trong việc xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính.Việc áp dụng biện pháp xử phạt hay xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm phải nhẹ hơn người thành niên. Nếu người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị áp dụng hình thức phạt tiền thì số tiền mà các em phải nộp chỉ bằng ½ số tiền mà người thành niên phải nộp nếu thực hiện cùng một hành vi. Bên cạnh đó, xuất phát từ mục đích của hình thức phạt tiền là nhằm tác động đến lợi ích kinh tế của người vi phạm từ đó giúp họ khắc phục, sữa chữa sai lầm của mình. Trong khi đó, người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 do cịn sống phụ thuộc vào gia đình, phần lớn các em chưa tự chủ về kinh tế, chưa có tài sản riêng nên nếu áp dụng hình thức phạt tiền đối với các em sẽ không đạt được mục đích và khơng đảm bảo tính khả thi của pháp luật trên thực tế.

Nguyên tắc thứ tư: Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ [8].

Quyền được bảo vệ bí mật riêng tư là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người được cộng đồng quốc tế và pháp luật Việt Nam thừa nhận. Việc quy định nguyên tắc này trong Luật XLVPHC thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ bí mật đời tư của con người nói riêng. Bí mật đời tư của người chưa thành niên có thể là bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín, chỗ ở, đời sống cá nhân của người chưa thành niên. Nguyên tắc này trong Luật XLVPHC được biểu hiện như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính người chưa thành niên, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp như tạm giữ người, áp giải người vi phạm, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, khám người, khám chỗ ở nhưng khi áp dụng phải tuân thủ các quy định từ Điều 120 đến Điều 132 của Luật XLVPHC về điều kiện áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng.

Thứ hai, người có thẩm quyền khi thực hiện các hoạt động trên nếu không tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật thì bị xử lý theo quy định pháp luật. Và việc áp dụng các biện pháp nói trên chỉ được tiến hành trong những trường hợp cần thiết.

Nguyên tắc thứ năm: Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II của phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính khơng được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính [10].

Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính lần đầu tiên được quy định trong Luật XLVPHC năm 2012 bên cạnh các biện pháp xử phạt và xử lý vi phạm hành chính bao gồm nhắc nhở và quản lý tại gia thể hiện một bước tiến mới trong quan điểm của Nhà nước ta đối với vần đề quyền con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)