Chuẩn hóa và phổ biến ngơn ngữ ký hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu robot hỗ trợ người khiếm thính ứng dụng công nghệ xử lý ảnh (Trang 34 - 35)

Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ KÝ HIỆU

2.5. Chuẩn hóa và phổ biến ngơn ngữ ký hiệu

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều ngơn ngữ ký hiệu khác nhau theo từng khu vực: Hà Nội, Hải Phịng, Thái Bình, Đà Nẵng, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh.... Trong đó, ba ngơn ngữ ký hiệu được sử dụng chính là Hà Nội, Hải Phịng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngơn ngữ ký hiệu thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 58% từ vựng cốt lõi cơ bản của nó giống với ngơn ngữ ký hiệu Hà Nội và 54% giống với ngơn ngữ ký hiệu Hải Phịng. Những tỉ lệ này cho thấy ngơn ngữ ký hiệu ở thành phố Hồ Chí Minh, ngơn ngữ ký hiệu Hà Nội và ngôn ngữ ký hiệu Hải Phòng không phải là những phương ngữ khác của cùng một ngơn ngữ. Bởi vì những phương ngữ của cùng một ngôn ngữ thường được mong đợi là phải chia sẻ từ khoảng 80% trở lên tỉ lệ cùng nguồn gốc với nhau về từ vựng cốt lõi cơ bản. Tuy nhiên những tỉ lệ này xác định rằng 3 ngôn ngữ ký hiệu quan trọng ở Việt Nam có thể được sắp xếp gần như là những ngơn ngữ có mối quan hệ thuộc cùng một họ ngơn ngữ. Những ngơn ngữ có liên quan trong cùng một họ ngơn ngữ có thể được mong đợi chia sẻ từ 36% đến 79% từ vựng cơ bản. [5]

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đang nỗ lực xây dựng một hệ thống ngôn ngữ ký hiệu chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, việc phổ biến và áp dụng hệ thống NNKH thống nhất này lại gặp nhiều khó khan do các vùng đã quen với hệ thống riêng, cũng như việc tiếp cận hệ thống mới địi hỏi phải có nhiều thời gian cho việc học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu robot hỗ trợ người khiếm thính ứng dụng công nghệ xử lý ảnh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)