Sự cần thiết tiến hành nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng xử của đất sét bùn yếu gia cường lớp xỉ lò dưới điều kiện nén 3 trục (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.3.2 Sự cần thiết tiến hành nghiên cứu

Biện pháp thi công nền đường giao thơng trên đất sét bùn yếu mặc dù có nhiều ưu điểm như: Tránh làm mất đất canh tác tại địa phương;Giải quyết được vấn đề chất thải công nghiệp luyện kim, nhiệt điện;Đem lại hiệu quả kinh tế cao.Tuy nhiên, như đã kể trên, hiện tại phương pháp này chưa được nghiên cứu nên không thể ứng dụng vào thực nghiệm.

Khi sử dụng bùn yếu làm đất đắp cho nền đường khơng những kéo dài q trình thi cơng mà cịn tạo ra những sự cố về lún, biến dạng và mất ổn định cho đường giao thơng. Với đặc tính là đất nhão, nền đường cần có biện pháp gia cường đảm bảo khả năng chịu tải trọng của phương tiện giao thơng.

Tính mới: Đề tài đề xuất nghiên cứu ứng xử cố kết và ứng xử chịu cắt của một

số mẫu đất sét bùn yếu tại một số khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long khi được gia cường xỉ lị có hoặc khơng có vải địa kỹ thuật theo ngun lý:

 Lớp xỉ lò tạo thành biên thốt nước đẩy nhanh q trình cố kết đất sét bùn yếu, đồng thời xỉ lò cũng là một loại vật liệu tốt sẽ tham gia cùng với đất nền chịu lực.

 Vải địa kỹ thuật tạo biên ngăn cách sự xâm nhập của đất bùn vào lớp xỉ lò;

 Đất bùn cố kết, kết hợp lớp xỉ lịcó hoặc khơng có vải địa kỹ thuật tạo thành hệ chịu lực đảm bảo khả năng chịu tải trọng cho nền đường.

Tính thời sự: Hiện nay đất nước đang trên đà cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

nên vấn đề xử lý phế thải công nghiệp và mở rộng, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đang là vấn đề cấp bách. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào ứng dụng xỉ lị để gia cố nền đường giao thông nông thôn. Nghiên cứu ứng dụng xỉ lò gia cường đất sét bùn yếu gia cố nền đường giao thông nông thôn sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội như:

 Tránh mất đất canh tác nông nghiệp.

 Đáp ứng được yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

 Giảm thời gian thi cơng từ đó dẫn đến giảm đáng kể chi phí xây dựng nền đường.

 Giải quyết được vấn mặt bằng sản xuất cơng nghiệp, chi phí đầu tư tổ chức kho bải xử lý chất thải, giảm ô nhiểm môi trường ….

Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu làm rõ ứng xử cố kết của đất bùn yếu được gia

cường xỉ lị có thể kết hợpvải địa kỹ thuật với vai trị là biên thóat nước ngang. Nghiên cứu cũng xác định ứng xử cắt của đất sét bùn sau khi gia cường và tối ưu các thơng số của xỉ lị và vải địa kỹ thuật. Chủ đề này sẽ cung cấp một báo cáo khoa học có ý nghĩa và có giá trị khoa học cao.

Sự cần thiết: Nghiên cứu về biện pháp thúc đẩy quá trình cố kết của đất bùn

yếu gia cường xỉ lị giúp giảm q trình thi cơng nền đường. Bên cạnh đó nghiên cứu về ứng xử của lớp bùn (sau khi cố kết) gia cố bởi xỉ lò sẽ giúp đánh giá khả năng chịu tải của nền đường từ đó đưa ra thơng số tối ưu về bề dày lớp xỉ lò, khoảng cách giữa các lớp xỉ lò và sự cần thiết phải gia cường vải địa kỹ thuật phục vụ công tác thiết kế nền đường bùn yếu gia cường xỉ lò. Nghiên cứu sẽ mở ra một phương pháp mới nhằm xây dựng đường giao thông nông thôn tại đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng xử của đất sét bùn yếu gia cường lớp xỉ lò dưới điều kiện nén 3 trục (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)