Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu đối với vật liệu cũng ngày một tăng cao, địi hỏi phải có ngày càng nhiều những vật liệu với tính năng cơ lý kỹ thuật cao hơn, ưu việt hơn. Với những ưu điểm: nhẹ, chắc, bền, không gỉ, chống ăn mòn, giá thành hợp lý và có thể khắc phục được nhược điểm của vật liệu truyền thống, vật liệu composite đang có ứng dụng hết sức rộng rãi trong đời sống và trong kỹ thuật chế tạo.
Ngành công nghiệp vật liệu composite có lịch sử từ rất lâu đời, tuy nhiên nó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ và có nhiều phát triển vượt bậc vào khoảng 50 năm trở lại đây, đặc biệt là vật liệu composite nền polymer cốt sợi. Vật liệu composite polymer cốt sợi là một loại vật liệu xây dựng mới, có nhiều ưu điểm vượt trội, như: không gỉ, cường độ rất cao, trọng lượng nhẹ, trung tính với hiện tượng điện từ, dễ gia cơng, bảo quản ít tốn kém… Do đó, gần đây vật liệu này đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới như một loại vật liệu lý tưởng, có nhiều hiệu quả, nhất là thân thiện với môi trường. Vật liệu composite polymer cốt sợi được tạo thành từ hai thành phần chính là nhựa nền polymer và sợi gia cường. Các loại sợi gia cường truyền thống hay dùng cho vật liệu composite polymer là sợi cacbon, sợi thủy tinh, sợi aramit. Với ưu điểm nổi trội là giá thành rẻ, sợi thủy tinh đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vật liệu composite polymer. Một trong những vật liệu
composite nền polymer gia cường bằng sợi thủy tinh đang được sử dụng nhiều nhất là vật liệu composite nền nylon-6 (PA6) gia cường bằng sợi thủy tinh, do nó có giá thành khá rẻ, cơ tính cao, tính chất hóa lý tốt.
Trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vật liệu composite, đặc biệt là lĩnh vực composite polymer gia cường bằng sợi. Tuy nhiên, sự đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ sợi đến cơ tính của vật liệu composite polymer gia cường bằng sợi thủy tinh còn khá mới, đặc biệt là ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ sợi đến độ bền kéo và uốn của vật liệu composite trong công nghệ ép phun” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nhằm mục đích củng cố lý thuyết cũng như ứng dụng lý thuyết này vào trong công nghệ chế tạo vật liệu composite polymer cốt sợi thủy tinh và trong công nghệ chế tạo sản phẩm phục vụ đời sống.