Tình hình đói nghèo tại huyện Đà Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 39)

Bảng 2.3 Sự biến động hộ nghèo huyện Đà Bắc từ 201 5 2019

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Tình hình đói nghèo tại huyện Đà Bắc

2.1.1. Khái quát chung về huyện Đà Bắc

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bản đồ tự nhiên huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình

Đà Bắc là Huyện miền núi cao nằm ở phía tây của tỉnh Hồ Bình, trung tâm Huyện nằm trên đường tỉnh lộ 433 cách thành phố Hồ Bình 15km. Phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn và Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ; phía Đông giáp thành phố Hịa Bình; phía Nam giáp huyện Cao Phong, huyện Tân Lạc tỉnh Hịa Bình; phía Tây giáp huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình và các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên của tỉnh Sơn La.

Bắc là Huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh so với các Huyện còn lại (chiếm 16,9% diện tích đất tồn tỉnh), trong đó đồi núi chiếm trên 83% diện tích tồn Huyện. Mặc dù có diện tích đất tự nhiên lớn nhất so với các Huyện trong Tỉnh nhưng đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là đất rừng (Đất lâm nghiệp 50,662 ha chiếm 65,12%, đất nông nghiệp 3.537 ha chiếm 4,55%, đất phi nông nghiệp 8.556 ha chiếm 11%, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác 100,6 ha chiếm 1,3%, đất chưa sử dụng 14.94 ha chiếm 19,2%).

Huyện Đà Bắc có 14.413 hộ và 53.204 nhân khẩu, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,4%, sống tập trung chủ yếu ở nơng thơn chiếm 90,28%, cịn lại ở thị trấn 9,72%, mật độ dân số khoảng 74 người/km2. Có 5 dân tộc cùng chung sống: Tày, Mường, Dao, Thái và Kinh; Trong đó, dân tộc Tày chiếm 44,73%; dân tộc Mường chiếm 31,11%, dân tộc Dao chiếm 13,75%, dân tộc Kinh chiếm 10,03%, dân tộc Thái chiếm 0,34%, dân tộc khác chiếm 0,04 %. Đà Bắc có nguồn lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động 39.408 người, chiếm 71,65% tổng số dân toàn Huyện.

Tính đến tháng 12/2019 tồn huyện Đà Bắc có 01 thị trấn và 19 xã. Năm 2016 tồn Huyện có 14 xã đặc biệt khó khăn và 16 thơn, bản đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Giai đoạn 2017 - 2020 theo tiêu chí đánh giá mới tồn huyện có 17 xã thuộc khu vực III, 2 xã và 1 thị trấn thuộc khu vực II; tổng số thơn, xóm đặc biệt khó khăn của 3 xã khu vực II là 8 thơn, xóm.

Sau khi thực hiện việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính theo Nghị quyết 830/NQ- UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hồ Bình, đến tháng 12/2020 huyện Đà Bắc có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đà Bắc (huyện lỵ) và 16 xã (bởi vậy số liệu về XĐGN

giai đoạn 2016 - 2020 các đơn vị hành chính tḥc huyện Đà Bắc vẫn lấy theo 20 đơn vị cấp xã là : Cao Sơn, Đoàn Kết, Đồng Chum, Đồng

Ruộng, Giáp Đắt, Hiền Lương, Mường Chiềng, Mường Tuổng, Suối Nánh, Đồng Nghê, Tân Minh, Tân Pheo, Tiền Phong, Toàn Sơn, Trung Thành, Tu Lý, Hào Lý, Vầy Nưa, Yên Hòa và thị trấn Đà Bắc).

Về thổ nhưỡng với diện tích đa số là đồi núi, Đà Bắc có nhiều loại đất rất phù hợp với sản xuất nông, lâm nghiệp; nhất là với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây dược liệu…Về thuỷ văn Đà Bắc chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Đà. Với chiều dài chảy qua huyện khoảng 70 km có diện tích mặt hồ khoảng 6.000 ha, có trữ lượng hàng tỷ m3 nước với lưu lượng thơng qua bình qn hàng năm 1.600m3

/s.

Độ cao trung bình tồn Huyện là 560m so với mực nước biển, đặc trưng là kiểu địa hình núi cao, chủ yếu là núi đá vôi đã tạo ra khả năng phát triển một nền kinh tế tổng hợp cả nông, lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi, công nghiệp vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó với khí hậu trong lành, mát mẻ Đà Bắc cịn có khu bảo tồn rừng Pu Canh, diện tích trên 500ha với thiên nhiên hoang sơ cùng các tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn khác như di chỉ khảo cổ tại hang Hủi, hang Dơi, đền Thác Bờ, căn cứ cách mạng Tú Lương, hang Sấm, động Hương Lý…. Đây chính là những tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…

Nguyên nhân khách quan do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên chung của huyện khơng thuận lợi; địa hình các huyện vùng cao, các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa chia cắt, nhiều hộ nghèo, cận nghèo còn thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu phương tiện sản xuất, một số hộ nghèo do trong gia đình có người ốm đau thường xuyên, tàn tật, già cả, có người mắc tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan cũng được xác định là do các hộ nghèo, cận nghèo chưa có ý thức nỗ lực, cố gắng vươn lên, trình độ sản xuất, thâm canh còn hạn chế, chưa chủ động tiếp cận và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng, hiệu quả giống cây trồng, vật nuôi, mặc dù thiếu vốn nhưng chưa dám mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất, kinh

doanh, chuyển đổi ngành nghề. Một số hộ nghèo cịn lười lao động, trơng chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng.

2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Xuất phát điểm của nền kinh tế của Huyện vào loại thấp trong Tỉnh, đời sống ở các khu vực dân cư có nhưng chênh lệch lớn. Khu vực thị trấn có mức sống ổn định tương đối đồng đều nhưng tỷ lệ khơng cao, khơng có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, khu vực nơng thơn có mức sống thấp cịn nhiều hộ nghèo, chủ yếu ở nông thôn sản xuất theo dạng tự cung tự cấp, chưa có thói quen tạo ra sản phẩm hàng hố có chất lượng để trao đổi theo nhu cầu thị trường. Nền kinh tế của Huyện trước đây chủ yếu dựa vào phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp.

Trong bối cảnh cịn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong Huyện, từ đó kinh tế - xã hội của Huyện tiếp tục có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả nhất định.

2.1.2. Tình hình đói nghèo tại huyện Đà Bắc

Huyện Đà Bắc tổ chức thực hiện đạt chỉ tiêu giảm nghèo tính đến năm đã được thông qua tại Nghị quyết số 110/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hịa Bình khóa XVI, kỳ họp thứ 7 về Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2019.. Với mục đích nhằm thu thập những thông tin mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, tiếp cận thơng tin trên phạm vi tồn tỉnh, đồng thời để đánh giá và phân loại hộ nghèo theo từng nguyên nhân, trên cơ sở đó xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm tại các địa phương.

của Đà Bắc theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Qua số liệu thống kê biểu đồ trên cho thấy mặc dù chính sách giảm nghèo đã được thực hiện trên địa bàn huyện đã lâu, tuy nhiên do đây là huyện có nhiều xã thuộc khu vực III và 135 nên tỷ lệ số hộ cận nghèo và nghèo chiếm tỷ trọng khá lớn (tương ứng là 24,01% và 29,22% tổng số hộ).

Việc phân bố các hộ nghèo tại các xã, thị trấn của huyện Đà Bắc đến 31/12/2020 được thể hiện ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phân bổ hộ nghèo huyện Đà Bắc

TT Xã, thị trấn Tổng số hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % 1 Thị trấn Đà Bắc 1.400 114 8,14 83 5,93 2 Xã Cao Sơn 1.110 171 15,41 465 41,89 3 Xã Đoàn Kết 754 403 53,45 153 20,29 4 Xã Đồng Chum 802 240 29,93 187 23,32 5 Xã Đồng Nghê 456 180 39,47 89 19,52 6 Xã Đồng Ruộng 579 303 52,33 160 27,63 7 Xã Giáp Đắt 495 211 42,63 150 30,30 47% 24% 29%

Biểu đồ phân loại mức sống của hộ dân

Số hộ trung bình, khá giàu Số hộ cận nghèo

8 Xã Hào Lý 463 55 11,88 155 33,48 9 Xã Hiền Lương 537 62 11,55 122 22,72 10 Xã Mường Chiềng 664 77 11,60 92 13,86 11 Xã Mường Tuổng 290 125 43,10 124 42,76 12 Xã Suối Nánh 376 151 40,16 124 32,98 13 Xã Tân Minh 975 479 49,13 224 22,97 14 Xã Tân Pheo 940 458 48,72 287 30,53 15 Xã Tiền Phong 601 271 45,09 134 22,30 16 Xã Toàn Sơn 718 140 19,50 211 29,39 17 Xã Trung Thành 495 201 40,61 191 38,59 18 Xã Tu Lý 1.606 130 8,09 204 12,70 19 Xã Vầy Nưa 680 261 38,38 147 21,62 20 Xã Yên Hoà 472 180 38,14 158 33,47 TOÀN HUYỆN 14.413 4.212 29,22 3.460 24,01

Nguồn: Phòng LĐ - TB&XH huyện Đà Bắc

Qua bảng thống kê cho thấy tỷ lệ hộ nghèo trung bình tồn Huyện là khá cao (29.22%) và chỉ có 07/20 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của Huyện, trong đó có 2 đơn vị thấp nhất là xã Tu Lý (8,09%) và thị trấn Đà Bắc (8,14%) cùng với 03 xã khác. Đây là các xã vùng gị đồi, gần đường giao thơng có lợi thế về trồng cây cơng nghiệp, ăn trái.

Bên cạnh đó có 02 xã có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% số hộ và 7 xã có tỷ lệ trên 40% hầu hết là các xã miền núi khu vực III và 135, kết cấu hạ tầng yếu kém, giao thơng khó khăn, đất đai ít và bạc màu, điều kiện để phát triển thương mại, dịch vụ bị hạn chế, dân trí thường thấp hơn các xã khác, người dân kém năng động trong làm ăn buôn bán, năng lực, khả năng tiếp cận các nguồn lực giảm nghèo rất thấp.

Tỷ lệ số hộ cận nghèo của các xã là khá lớn, nếu cộng cả số hộ nghèo và cận nghèo thì tỷ lệ này ở phần lớn các xã đểu trên 60%, thậm chí lên đến 70% - 80%. Đây cũng là bài tốn khó cho thực hiện pháp luật về giảm nghèo bền vững của Huyện trong thời gian tới.

Bảng 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo các khu vực của huyện Đà Bắc năm 2020

TT Khu vực Số xã Số hộ nghèo Tỷ lệ

1 Toàn huyện 20 4.212 29,22

2 Khu vực thành thị 01 114 2,71

3 Khu vực nông thôn 19 4.098 97,29

Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo tại huyện Đà Bắc

2.2.1. Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp thực hiện

Để thực hiện pháp luật về XĐGN có hiệu quả phải có sự phối kết hợp giữa các ban, ngành, đồn thể và có sự phân cơng, phân cấp rõ ràng, cụ thể:

Uỷ ban nhân dân huyện Đà Bắc: Thành lập Ban Chỉ đạo các Chương

trình MTQG huyện, phân cơng đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, giao Phòng LĐTB&XH huyện làm cơ quan thường trực điều phối, giúp ban chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, thành viên ban chỉ đạo là các cơ quan chuyên mơn trực tiếp thực hiện các chương trình dự án như: Phịng Dân tộc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế... Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn Huyện.

Trên cơ sở các chỉ tiêu giảm nghèo được UBND tỉnh giao, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững hàng năm trong đó, giao cụ thể chỉ tiêu giảm nghèo cho từng xã, phường, thị trấn (xã) làm cơ sở để chỉ đạo, triển khai thực hiện.

Chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

cấp xã, thị trấn cập nhật thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng đang hưởng trợ cấp Bảo trợ xã hội các năm vào cơ sở dữ liệu quốc gia “Hệ

thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội và giảm nghèo” của huyện.

Ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo các của cấp huyện . Tổ chức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện.

Chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực và ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cịn cao, bố trí một phần ngân sách địa phương để hỗ trợ thực hiện, hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo theo quy định. Tổ chức đôn đốc, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện đối với cấp xã. Vận động huy động các nguồn lực tự nhiên của địa phương, nguồn lực con người từ cộng đồng, người dân, bằng nhiều hình thức như: ủng hộ ngày công lao động, vốn, kinh nghiệm sản xuất...giúp đỡ người nghèo khắc phục khó khăn vươn lên thốt nghèo; sử dụng khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương phục vụ cho công tác giảm nghèo. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành cấp tỉnh trong việc triển khai, thực hiện, Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh về thực hiện các chỉ tiêu giảm nghèo được giao của địa phương.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan thường trực

chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có nhiệm vụ tổng hợp đề xuất giúp ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Đà Bắc quản lý, triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo hàng năm trên địa bàn huyện. Phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Phối hợp với các ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, thực hiện thu thập và cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bảo trợ xã hội vào cơ sở dữ liệu quốc gia “Hệ thống thông tin

quản lý trợ giúp xã hội và giảm nghèo”. Phối hợp với phòng Kế hoạch và

Đầu tư, phịng Tài chính, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, trung tâm Thông tin và Truyền thơng, phịng Dân tộc và các xã, thị trấn tham mưu trình UBND huyện phương án phân bổ kinh phí chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên tập trung đào tạo nghề cho lao động nghèo ở địa phương; giúp cho họ có tay nghề, vốn, phương tiện, công cụ sản xuất làm nghề phù hợp để họ có thu nhập, giải quyết những khó khăn trong cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Tập trung các nghề lao động phổ thông, nghề phù hợp với trình độ của lao động nơng thơn, lao động nghèo; liên kết các doanh nghiệp đào tạo lao động theo địa chỉ sử dụng và thu nhập ổn định. Tham mưu Ban chỉ đạo đánh giá, tổng kết chương tình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm trước và triển khai nhiệm vụ năm sau.

Phòng Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện công tác lập kế hoạch đầu tư, hướng dẫn cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Phối hợp với các đơn vị có liên quan bố trí các nguồn vốn đầu tư phát triển để triển khai thực hiện kế hoạch và hướng dẫn các xã, thị trấn cách thức, quy trình lồng ghép các nguồn vốn từ các chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)