Giải pháp riêng cho huyện Đà Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 93 - 108)

Bảng 2.3 Sự biến động hộ nghèo huyện Đà Bắc từ 201 5 2019

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp để thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả

3.2.2. Giải pháp riêng cho huyện Đà Bắc

Từ những kết quả đã đát được cũng như hạn chế cần tháo gỡ trong việc thực hiện pháp luất về XĐGN trên địa bàn huyện Đà Bắc, cần phải thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo

đảm cơ sở pháp lý ngày càng đầy đủ hơn cho việc bảo vệ và thúc đẩy, phát triển các quyền con người, quyền công dân. Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm các quyền con người về dân sự,chính trị; các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa nói chung và quyền của nhóm đối tượng DTTS nói riêng.

Thứ hai, xác định mục tiêu giảm nghèo là nội dung quan trọng trong kế

hoạch để phát triển kinh tế - xã hội; huyện Đà Bắc cần huy động thêm nữa sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, vận động sự đầu tư, ủng hộ đối với người dân nghèo. Thực thi một cách đồng bộ và tồn diện các chương trình, quy định về phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện dịch vụ xã hội và bảo tồn các giá trị văn hóa ở vùng dân tộc nhằm bảo đảm quyền kinh tế cho mọi người, thực hiện công bằng xã hội và dần dần giảm sự phân cách giàu nghèo giữa các vùng, các nhóm dân tộc. Cần có những quy định đặc biệt để tạo nên sự thay đổi toàn diện trong đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa của người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc một cách cơ bản theo các mục tiêu phát triển. Phấn đấu đến năm 2025, có 43,7% xã đạt chuẩn nơng thơn mới.

Thứ ba, cần xác định việc phát triển, thay đổi nhận thức của người dân

nghèo là yếu tố quan trọng, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; ngoài sự trợ giúp về vật chất, cần đào tạo người dân về tay nghề, về phương thức sản xuất để người dân tự mình chủ động, sáng tạo, vươn lên thốt nghèo bền vững.

Thứ tư, cần tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ để tạo điều kiện

phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên tập trung đầu tư trọng điểm vào những vùng, địa bàn và nhóm dân cư khó khăn nhất, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Thứ năm, thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám

sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo, đảm bảo cơng khai, minh bạch, dân chủ trong các hoạt động giảm nghèo, đặc biệt là tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác quản lý nhà nước về XĐGN; chú trọng nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC làm cơng tác XĐGN, của các tổ, nhóm tham gia giảm nghèo, đảm bảo mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Xác định việc giải quyết vấn đề đói nghèo là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, bền bỉ của tồn Đảng, toàn dân ta, bảo đảm an sinh xã hội, thông qua các quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hồ Bình nói chung và huyện Đà Bắc nói riêng, đã đưa ra nhiều cơ chế, quy định, pháp luật phù hợp nhằm XĐGN như:

3.2.2.1. Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư, tăng thu ngân sách

Xây dựng mới và rà sốt, bổ sung, hồn chỉnh các quy hoạch; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại. Xác định lộ trình, huy động các nguồn lực triển khai thực hiện Quy hoạch mở rộng không gian thị trấn Đà Bắc, phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị, trở thành vùng kinh tế động lực tạo sự lan tỏa đối với các vùng trong huyện; tập trung nguồn lực đầu tư ưu tiên xây dựng các cơng trình giao thơng mang tính đột phá như đường cao tốc Hịa Bình - Mộc Châu, đường đơ thị, đường đến cụm công nghiệp, bến thủy nội địa, đường kết nối với khu du lịch quốc gia Hồ Hịa Bình. Tiếp tục đầu tư xây dựng các điểm dân cư tập trung, ưu tiên bố trí tái định cư cho những hộ dân đang sinh sống ở những vùng có nguy cơ cao về thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đến năm 2025, có 100% đường xã được cứng hóa mặt, xây dựng cầu dân sinh và đường tràn trên địa bàn huyện.

Điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, đảm bảo sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng.

Huy động các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, nhằm khai thác có hiệu quả các tuyến, điểm du lịch đã quy hoạch, phát triển du lịch Homestay, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Thu hút nguồn lực xây dựng khu hàng hóa chuyên biệt. Triển khai xây dựng khu chợ theo quy hoạch. Đẩy mạnh chuyển đổi mơ hình quản lý chợ và thực hiện văn minh thương mại.

3.2.2.2. Về kinh tế

Đẩy mạnh thực hiện cơ chế phát triển kinh tế- xã hội liên vùng, tăng cường kết nối các vùng đã phát triển với vùng khó khăn; có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nhiệp đầu tư vào những đĩa bàn khó khăn, gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế; UBND huyện Đà Bắc đưa ra phương hướng về xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch giai đoạn 2021 - 2025, với các nội dung cụ thể như sau:

- Công tác xúc tiến đầu tư: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư;

- Công tác xúc tiến thương mại: Tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch thương mại ở trong nước, xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; xây dựng các ấn phẩm quảng bá hoạt động xúc tiến thương mại.

- Công tác xúc tiến du lịch : Đẩy mạnh các hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước để kết nối các tour, tuyến đưa khách tham quan du lịch đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn

tỉnh; tham gia các chương trình liên kết phát triển du lịch các tỉnh trong khu vực Tây Bắc mở rộng.

3.2.2.3. Về văn hóa - xã hợi.

Hỗ trợ về giáo dục: Thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh

viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh nghèo theo quy định. Vận động tặng sách vở, đồ dùng học tập, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp; chất lượng học sinh giỏi, học sinh đỗ đại học, cao đẳng hằng năm đạt khá. Đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia để đến năm 2025 có 60% số trường trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia.

Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy và học; bảo đảm nhu cầu lớp học, trường học theo các tiêu chí trường chuẩn quốc gia

Về đào tạo nghề: Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề gắn với

giải quyết việc làm tại chỗ, tạo nguồn lao động trong huyện, trong tỉnh và xuất khẩu lao động. Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm đối tượng khó khăn, yếu thế được tham gia học nghề, tăng cơ hội việc làm, tự tạo việc làm để tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Hỗ trợ nhà ở: Vận động nguồn lực xóa nhà tạm cho hộ nghèo ở khu

vực nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật.

Hỗ trợ về nước sạch và vệ sinh: Hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện

có hiệu quả việc xây dựng các cơng trình nước sạch tập trung và phân tán; hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Về y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình: Khơng ngừng nâng cao chất

lượng công tác khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân; tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế ở các xã. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động y tế, đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh. Quản lý chặt chẽ

chất lượng khám chữa bệnh, việc kê đơn, sử dụng thuốc, chống lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng kỹ thuật cao gây tốn kém và tác động bất lợi đến người bệnh.

Hỗ trợ về y tế: Thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế cho người

nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; người mới thốt nghèo; duy trì hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT (Ngân sách địa phương hỗ trợ 10% mức đóng; Dự án Norred hỗ trợ 20% mức đóng); tiếp tục hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho người thuộc hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (không thiếu hụt BHYT)

Hỗ trợ tiếp cận thông tin: Triển khai thực hiện tốt và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, tuyên truyền phổ biến pháp luật về giảm nghèo và Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh; ưu tiên hỗ trợ phương tiện nghe nhìn, phương tiện tác nghiệp phục vụ thơng tin cổ động cho người dân sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; tăng cường nội dung thơng tin bằng tiếng dân tộc để tuyên truyền trên địa bàn.

Nâng cao chất lượng hệ thống thơng tin, hiện đại hóa kỹ thuật, cơng nghệ phát thanh truyền hình; tăng cường thời lượng. Tăng cường quản lý hoạt động thông tin - truyền thông; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi lợi dụng công nghệ của mạng lưới viễn thông, Internet phát tán các thơng tin có nội dung trái pháp luật, phá hoại các trang thông tin điện tử. Vận hành có hiệu quả Trang thơng tin điện tử của huyện.

Các hoạt động tại địa phương như: sử dụng loa phát thanh cơ sở, các xe thông tin lưu động… đến với từng thôn, bản để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật. Mở các lớp tập huấn cơng tác xóa đói, giảm nghèo cho cán bộ địa phương - người gần dân nhất, để họ được cập nhật một cách nhanh chóng các quy định pháp luật XĐGN, từ đó phổ biến rộng rãi trong dân.

Trợ giúp pháp lý: Miễn phí cho người nghèo về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thơn bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025. Tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết về các quy định của pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận pháp luật của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tín dụng ưu đãi đối với hợ nghèo: Rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận

nghèo để xác định số hộ có đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư vật tư, thiết bị, giống cây trồng vật nuôi tạo việc làm, tăng thu nhập; Tiếp tục thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nhất là sinh viên nghèo, sinh viên thuộc gia đình có hồn cảnh khó khăn; Đảm bảo thành viên của hộ nghèo có nhu cầu đi xuất khẩu lao động đều được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội, thông qua các hội đồn thể, vốn khuyến cơng, khuyến nơng.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, chính quyền cấp xã, thôn để tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách; đảm bảo tốt nhất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận vốn tín dụng chính sách một cách kịp thời, cơng khai, đúng đối tượng và sử dụng vốn vay có hiệu quả..

3.2.2.4. Cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.

Công tác xây dựng Đảng

Các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững, xác định giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán, của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài cả hệ thống chính trị và của tồn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thân của nhân dân.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao, nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên nhất là người đúng đầu trong công tác giảm nghèo: phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo. Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chủ động vươn lên thốt nghèo, khơng trơng chờ, ỉ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Tiếp tục đổi mới các khâu trong công tác cán bộ, đẩy mạnh cơng tác rà sốt, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp, luân chuyển đội ngũ cán bộ hợp lý; thực hiện trẻ hóa và tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xét tuyển, tuyển dụng công chức, cán bộ. Thực hiện việc điều động, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đảm bảo đúng quy trình. Tăng cường quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm túc những điều đảng viên không được làm.

Các cấp uỷ Đảng tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn với công tác thanh tra, xử lý sai phạm; tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh; qua kiểm tra, giám sát phải có đánh giá, kết luận sát thực và gửi đến các thành phần theo quy định. Thực hiện nghiêm túc luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Cơng tác chính quyền

Nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND- UBND các cấp. Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp, hoạt động chất vấn, tiếp xúc cử tri, tăng cường hoạt động giám sát. Tiếp thu và trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri theo hướng mở rộng dân chủ, thiết thực, hiệu quả và kịp thời. Đẩy mạnh cải cách hành chính. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành; phát huy tính tự chủ, sáng tạo của cấp dưới. Đẩy mạnh các phong trào thu đua yêu nước; kịp thời biểu dương, tơn vinh, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tốt công tác vận động quần chúng của Đảng; đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng theo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả; phát huy vai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 93 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)