Tính chọn một số phần tử khác

Một phần của tài liệu Thiết kế máy bơm bê tông dẫn động bằng thủy lực (Trang 42 - 47)

3 .1Chọn phương phương pháp tác động vào piston xilanh dẫn động

3.3 .Tính lưu lượng, áp suất cho xilanh dẫn động hai xilanh bơm

3.6 Tính chọn một số phần tử khác

Nguyên tắc chung của việc lựu chọn các phần tử trong hệ thống thuỷ lực đó là dựa vào áp suất và lưu lượng của mạch trong hệ thống, đồng thời dựa vào những đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật cụ thể của từng mạch. Từ thơng số này đã được tính tốn ở phần trước và dựa vào các cataloge máy tiêu chuẩn ta lựa chọn được những phần tử theo yêu cầu.

3.6.1 Chọn van an toàn

Van an tồn có nhiệm vụ dùng để hạn chế việc tăng áp suất chất lỏng trong hệ thống thuỷ lực vượt quá trị số quy định. Nguyên lý làm việc của van dựa trên sự cân bằng tác dụng của những lực ngược chiều nhau trên nút van.

d

Lực tạo thành bởi kết cấu van( lò xo,đối trọng) và áp suất của chất lỏng. Khi áp suất chất lỏng từ nguồn cung cấp cho hệ thống vượt quá trị số quy định, áp suất chất lỏng tác dụng nên nút van sẽ thắng được lực lị xo (hoặc đối trọng) và hình thành khe hở thông giữa nút van và lỗ hồi, một phần chất lỏng sẽ qua khe hở này về thùng dầu và áp suất chất lỏng trong hệ thống sẽ giảm xuống mức quy định.

Trên sơ đồ thuỷ lực van an tồn lằm ở vị trí 2. Để chọn van an toàn ta dựa vào áp suất lớn nhất P = 260(bar), lưu lượng lớn nhất Q=900 lit/phút của hệ thống.

Từ các thông số trên ta dựa vào catalog của hãng REXROTH ta chọn được van an tồn phù hợp thơng số của mạch.

Giải áp suất mà van có thể điều chỉnh để làm việc là từ 25 đến 400 bar Số hiệu DBD30.

Hình 3.5 Mặt cắt van an toàn. 3.6.2 Chọn van đảo chiều.

Van đảo chiều là thiết bị điều khiển dùng để đóng mở các ống dẫn để khởi động các cơ cấu biến đổi năng lượng, dùng để đảo chiều các chuyển động của cơ cấu chấp hành .

Van đảo chiều được chọn theo áp suất và lưu lượng của dầu trên đường ống lắp van.

Trên sơ đồ thuỷ lực có dùng 2 loại van đảo chiều đó là:Van đảo chiều 4/3 tại vị trí 10, van đảo chiều 4/2 tại các vị trí 4,6,9 và 17.

Tại vị trí 4,9 và 17 ta dùng van đảo chiều 4/2 điều khiển bằng điện được đóng và ngắt điện bằng tay bằng tay, áp suất và lưu lượng dầu tối đa đi qua là p=82,6(bar) , Q=37,2l/ph tra catalog của hãng REXROTH ta có van với số hiệu SDE ,series 1x,size 6,RE 22049 và có áp suất làm việc nên tới 350 bar, lưu lượng chất lỏng chảy qua nên tới Q=40l/ph thoả mãn điều kiện trên.

Hình 3.6 Mặt cắt van đảo chiều.

Tại vị trí 6 ta dùng van đảo chiều 4/2 điều khiển bằng thuỷ lực áp yêu cầu qua van là 82,6 bar, lưư lượng qua van là 37,2l/ph, tra catalog của hãng REXROTH ta có van với số hiệu WH, series 5x,size 6, RE 22282 và áp suất làm việc nên tới 315 bar, lưu lượng chất lỏng chảy qua nên tới Q=60l/ph thoả mãn điều kiện trên.

Tại ví trí 10 ta dùng van đảo chiều 4/3 điều khiển bằng thuỷ lực áp suất dầu yêu cầu 260 bar, lưu lượng 900 l/ph. Tra catalog của hãng REXROTH ta có van với số hiệu

4WEH 16 áp suất làm việc nên tới 315 bar, lưu lượng chất lỏng chảy qua nên tới Q=1000 l/ph thoả mãn điều kiện trên.

Hình 3.8 Van đảo chiều 4/3 3.6.3 Chọn bộ lọc dầu thuỷ lực.

Bộ lọc dầu dùng để lọc chất lỏng công tác ra khỏi các chất lạ (do các sản phẩm của dầu bị phân rã tạo nên làm mòn các chi tiết của bộ thuỷ lực) và các vật nhỏ khác rơi từ ngoài vào hệ thống thuỷ lực.

Chất lỏng cơng tác trong q trình làm việc của hệ thống dẫn động thuỷ lực bị nhiễm bẩn sẽ làm tăng độ mài mòn của các chi tiết các thiết bị thuỷ lực, làm giảm hiệu suất của dẫn động thuỷ lực,làm chất lỏng nóng lên, phá vỡ sự điều chỉnh dẫn đến làm hư hại cả hệ thống.

Tuỳ thuộc vào kích thước chất bẩn có thể lọc được, bộ lọc dầu có thể chia thành các loại sau:

- Bộ lọc thơ: có thể lọc những chất bẩn đến0,1mm.

- Bộ lọc trung bình: có thể lọc những chất bẩn đến0,01mm. - Bộ lọc tinh: có thể lọc những chất bẩn đến0,005mm.

- Bộ lọc đặt biệt tinh: có thể lọc những chất bẩn đến0,001mm . Dựa vào kết cấu phần tử lọc, bộ lọc dầu được chia thành các loại sau: - Bộ lọc lưới.

- Bộ lọc lá. - Bộ lọc giấy. - Bộ lọc nỉ.

- Bộ lọc nam châm.

Trong hệ thống thuỷ lực của xe bơm bêtơng Putzmeister mỗi mạch điều có sử dụng lọc riêng. Ngồi bộ lọc thơ được lắp ở miệng của thùng chứa thì nhà thiết kế có lắp thêm hai lọc trung bình trước và sau bơm cần, một lọc trung bình trước đường ống hút của bơm tích năng và một bơm nữa trước đường ống hút của bơm dẫn động cách khuấy. a) Cấu tạo. 6 5 4 1 2 3 9 A B 7 8 Hình 3.9 Kết cấu bộ lọc dầu.

1-ống nối; 2, 8-Lò xo lực; 3-Van nối tắc; 4-Mối nối 5-Lõi lọc; 6-Thân lọc; 7-Đĩa; 9-Bulông.

b) Nguyên lí làm việc.

Chất lỏng được đưa vào đầu B tiếp tục đưa qua phần tử lọc (5) tuỳ thuộc vào đặt điểm cấu tạo của phần tử lọc mà chất bẩn bị nó giữ lại có kích thước khác

nhau. Chất lỏng ra khỏi phần tử lọc được đưa đến đầu A và cung cấp cho hệ thống hoặc hồi về thùng chứa. Sau một thời gian làm việc phần tử lọc bị các chất bẩn bấm quá nhiều làm cho chất lỏng không thể chảy qua được làm cho chất lỏng đưa vào lọc tăng lên khi giá trị áp suất đủ lớn nó sẽ đẩy van nối tắc dịch chuyển vào bên trong. Như vậy chất lỏng sẽ được đưa trực tiếp từ đầu B sang đầu A mà không đi qua lọc, lúc này lọc đã bị hổng và cần phải được thay thế. Đai ốc (9) dùng để xả chất lỏng ra khỏi lọc.

Một phần của tài liệu Thiết kế máy bơm bê tông dẫn động bằng thủy lực (Trang 42 - 47)