Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngành giáo dục tỉnh ninh bình (Trang 79 - 85)

2.3.1. Những kết quả đạt được

Xác định rõ vai trị của cơng tác TĐKT trong việc khích lệ động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua cơng tác TĐKT ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nổi bật là:

Công tác TĐKT trong ngành tiếp tục được đổi mới cả về nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng. Phong trào thi đua được tổ chức sâu rộng, phong phú, thiết thực, hiệu quả, bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, đơn vị, địa phương đã khích lệ, động viên cán bộ, CC, VC và người lao động hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Quản lý nhà nước về TĐKT của ngành đã đi vào nề nếp góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về cơng tác TĐKT ở địa phương. Ngồi việc triển khai các phong trào thi đua chung, các cơ sở giáo dục cịn tích cực tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, gắn liền với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Cơng tác khen thưởng đảm bảo tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục theo quy định. Chất lượng thẩm định hồ sơ khen thưởng được nâng lên rõ rệt, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch; kịp thời biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự phát triển của các cơ sở giáo dục trong ngành.

Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền tại các cơ sở giáo dục đối với công tác TĐKT được tăng cường. Tổ chức chuyên môn, các đồn thể quần chúng đã có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong việc tổ chức triển khai các phong trào thi đua. Nhận thức của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, Thủ trưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục về vai trị, vị trí, tầm quan trọng của cơng tác thi đua, khen thưởng được nâng lên rõ rệt, công tác TĐKT được quan tâm, chỉ đạo sát sao.

Các cơ sở giáo dục trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tích cực tuyên truyền, hưởng ứng, tham gia, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh ra sức thi đua thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ đó, góp phần tạo động lực thúc đẩy các hoạt động học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của ngành.

Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến đã được các cơ sở giáo dục trong tỉnh quan tâm, chú trọng. Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện khen thưởng thường xuyên, chuyên đề, đột xuất chặt chẽ, nề nếp, đúng quy định, gắn với kết quả thực hiện phong trào thi đua yêu nước. Tỷ lệ khen thưởng cá nhân là người trực tiếp lao động, giảng dạy tăng dần theo từng năm.

Bộ phận phụ trách làm công tác TĐKT của các cơ sở giáo dục đã chủ động và thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò tham mưu cho Hội đồng Thi đua, Khen thưởng hoạt động, tạo sự kết nối chặt chẽ trong việc tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua. Chủ động tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc nâng cao chất lượng và đổi mới công tác TĐKT. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT các cấp đã được chú trọng thực hiện với nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các đơn vị.

Chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngày càng được nâng cao. Đến nay, 100% Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tại các cơ sở giáo dục có Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng của cơ quan, đơn vị; được kiện toàn thường xuyên và hoạt động theo quy chế. Qua việc kiểm tra, thanh tra đa số các đơn vị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền tổ chức các phong trào thi đua, tổ chức đăng ký thi đua cho các tập thể, cá nhân, bình xét khen thưởng, kiện toàn Hội đồng Thi đua, Khen thưởng theo quy định. Việc đề nghị bình xét TĐKT, phát hiện điển hình tiên tiến được thực hiện kịp thời,

đúng đối tượng, khơng có ý kiến phản ánh, khiếu nại từ cơ sở, học sinh, giáo viên trong ngành.

Hoạt động thi đua thường niên và thi đua khối có nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện nghiêm túc việc đăng ký thi đua đầu năm. Việc họp bình xét các danh hiệu thi đua ở hầu hết các đơn vị được thực hiện theo đúng Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của ngành. Các khối thi đua thực hiện tốt việc ký kết thi đua, xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế thi đua khối. Qua đó, tạo được khơng khí thi đua tích cực giữa các đơn vị trong khối. Đặc biệt, qua hoạt động thi đua khối, các đơn vị có điều kiện chia sẻ những kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, tổ chức một số hoạt động hội giảng, hội thảo, các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao... Việc bình bầu, suy tơn khen thưởng được thực hiện đúng theo quy chế.

2.3.2. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TĐKT cũng như quản lý nhà nước đối với công tác này trong thời gian qua của ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình cũng cịn tồn tại một số yếu kém, cụ thể:

Trước hết nhận thức về vị trí, vai trị của cơng tác TĐKT tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng phương châm làm cơng tác TĐKT theo tinh thần của Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 “về tiếp tục đổi mới công tác Thi đua, Khen thưởng” của Bộ Chính trị chưa thực sự hiệu quả. Mối quan hệ giữa TĐKT chưa được giải quyết tốt, nhiều nơi xem nhẹ thi đua, nặng về khen thưởng một số nơi lại chỉ chú trọng tổ chức thi đua xem nhẹ công tác khen thưởng, cả hai khuynh hướng trên đều không đúng.

Một số phong trào thi đua ở các đơn vị, cơ sở giáo dục được phát động tổ chức thực hiện nhưng thiếu kiểm tra, đánh giá, đôi lúc chỉ dừng lại ở việc phát động. Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua, công tác khen

thưởng đơi lúc cịn sơ sài không được đơn đốc, kiểm tra thường xun, từ đó các phong trào thi đua chưa mang lại hiệu quả thiết thực, chưa có tác động thúc đẩy cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phấn đấu đóng góp cho mục tiêu chung của ngành.

Công tác tuyên truyền, cổ động, triển khai các hoạt động đưa phong trào thi đua tới toàn thể cán bộ, giáo viên tại một số đơn vị còn hạn chế. Việc tổ chức, chỉ đạo, tạo dựng phong trào thi đua ở một số đơn vị còn thiếu sáng tạo, nội dung thi đua nhiều khi còn chung chung chưa cụ thể, nặng về hình thức. Phong trào thi đua có lúc, có nơi chưa tự giác, chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy các hoạt động chun mơn; nội dung, tiêu chí thi đua chưa cụ thể, chưa gắn với lợi ích của người lao động; chưa lấy kết quả phong trào thi đua làm căn cứ để khen thưởng. Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời.

Hoạt động của các khối thi đua tuy đã có bước đổi mới về nội dung, tiêu chí thi đua, song còn lúng túng về phương thức hoạt động và bộc lộ những hạn chế trong quản lý, tổ chức các phong trào thi đua. Tổ chức và hoạt động Khối thi đua chưa hiệu quả, cịn hình thức; việc suy tơn đề nghị khen thưởng cịn có biểu hiện ln phiên, thiếu tính tiêu biểu. Việc ký kết thi đua khối đơi lúc cịn chậm. Nội dung hoạt động thi đua ở một số khối thi đua chưa đa dạng, chưa quan tâm đến việc giải quyết nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Một số trưởng khối thi đua thiếu tính năng động, chậm đổi mới trong tổ chức điều hành các hoạt động thi đua. Sự quan tâm của thành viên hội đồng bộ môn đến hoạt động chuyên môn trong các khối thi đua đôi lúc chưa đồng bộ, đầy đủ. Từ đó, chất lượng hoạt động thi đua khối chưa cao, chưa tạo động lực để thúc đẩy các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Việc tổ chức họp thi đua, bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng ở một số đơn vị chưa được thực hiện tốt, đôi lúc chưa đảm bảo

đúng người, đúng việc chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho từng cá nhân phấn đấu.

Tình trạng cán bộ làm công tác TĐKT của các cơ quan, đơn vị trong ngành chủ yếu là kiêm nhiệm vì vậy chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chưa thực hiện tốt chức năng tham mưu cho đơn vị trong công tác TĐKT.

Về ứng dụng công nghệ thơng tin trong TĐKT. Chưa có hệ thống phần mềm quản lý công tác TĐKT liên thông từ cơ sở đến trung ương và giữa các cơ quan, đơn vị với nhau.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra chéo được tổ chức thường xuyên dẫn đến việc chấm điểm, bình xét khen thưởng cuối năm tại các Khối thi đua cịn mang tính định tính, hiệu quả và tính chính xác chưa cao. Bên cạnh đó, việc rút kinh nghiệm qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện triệt để.

Các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của pháp luật TĐKT chưa bao quát được hết các đối tượng. Các tiêu chuẩn xét khen thưởng mang tính niên hạn, cộng dồn thành tích, trình tự từ thấp đến cao nên việc dồn lên các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước vẫn chủ yếu là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh đó, nhiều quy định bắt buộc phải đạt thành tích liên tục, khơng được gián đoạn, nên làm ảnh hưởng tới sự phấn đấu, nỗ lực của cá nhân người lao động. Danh hiệu và hình thức khen thưởng cao chủ yếu là cán bộ quản lý, tổ trưởng tổ chuyên môn; số lượng khen thưởng giáo viên trực tiếp giảng dạy ít so với tỷ lệ cán bộ quản lý. Ngoài ra, nhân viên phục vụ lại ít được quan tâm khen thưởng. Tỷ lệ khen thưởng đối với người không giữ chức vụ lãnh đạo cịn rất thấp, đặc biệt đối với các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” (theo bảng số 2.3).

Bảng số 2.2: Tổng hợp tỷ lệ khen thưởng cấp tỉnh, cấp Nhà nhà nước Đơn vị tính: % Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Lãnh đạo Nhân viên Lãnh đạo Nhân viên Lãnh đạo Nhân viên Lãnh đạo Nhân viên Lãnh đạo Nhân viên Lãnh đạo Nhân viên

Khen thưởng cấp Nhà nước

Huân chương các loại 100 0 100 0 100 0 100 0 100 0 100 0 Bằng khen TTCP 100 0 89 11 100 0 89 11 80 20 60 40 Khen thưởng cấp tỉnh Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 67 33 69 31 86 14 61 39 67 33 35 65 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh 17 83 48 52 48 52 49 51 41 59 29 71

(Nguồn Ban Thi đua, Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình)

2.3.3. Nguyên nhân

Những nhược điểm, hạn chế trên đây bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Trước hết một số đơn vị, địa phương, cơ sở giáo dục trong ngành Giáo dục chưa có nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị quan trọng của cơng tác TĐKT trong tình hình mới, nên chưa thật sự quan tâm, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác TĐKT. Các thành viên Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các cấp chủ yếu kiêm nhiệm, cơng việc nhiều, do đó một số

đơn vị chưa làm tốt vai trò tham mưu, xét duyệt khen thưởng, theo dõi, giám sát việc tổ chức phong trào thi đua.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT hiện nay chưa đồng bộ, số lượng văn bản nhiều, khó khăn cho việc nghiên cứu, triển khai thực hiện.

Việc tổ chức các phong trào thi đua còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều, chưa động viên khuyến khích được đơng đảo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia phong trào, nặng về biện pháp hành chính, mệnh lệnh đơn thuần. Khơng ít phong trào thi đua cịn mang tính hình thức, chạy theo thành tích, chưa có chiều sâu… do đó chưa tạo được động lực thúc đẩy toàn ngành hăng hái thi đua.

Việc tuyên truyền giới thiệu gương “Người tốt, việc tốt”, gương điển hình tiên tiến cịn ít so với u cầu nhiệm vụ đặt ra; đây chính là nguyên nhân trọng tâm làm ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào thi đua, khen thưởng của ngành.

Cán bộ làm công tác TĐKT ở cơ sở không ổn định, thường xuyên thay đổi. Bộ máy làm công tác TĐKT các cấp trong ngành Giáo dục còn hạn chế cả về chất lượng và số lượng; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác TĐKT cịn nhiều hạn chế do chưa được đào tạo cơ bản về lĩnh vực cơng tác TĐKT.

Bình xét khen thưởng cịn có biểu hiện nể nang, cào bằng. Tại một số đơn vị vẫn còn tư tưởng ưu tiên khen thưởng đối với cá nhân là lãnh đạo trong cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động. Cá biệt, có đơn vị sau khi đạt được thành tích, danh hiệu thi đua thì có biểu hiện thỏa mãn.

Kinh phí Nhà nước cấp cho cơng tác TĐKT cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngành giáo dục tỉnh ninh bình (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)