- Trong 210 trường hợp bệnh nhân tới khám lý do bác sĩ phát hiện ngẫu nhiên chiếm
4.2.2. Diễn biến sau phẫu thuật cắt lợi trùm 2 ngày:
Bảng 4.3 Diễn biến và tai biến sau phẫu thuật cắt lợi trùm.
Tai biến Lê Ngọc
Thanh(2005) Phạm Thái Hà(2007) Mai Giang Thanh(2013) Phù nề 67,5% 83,44% 51,6% Đau 47% 45,7% 58,1% Khó há miệng 61,4% 77,48% 6.5%
Chảy máu kéo dài 6% 7,95% 0%
Sốt 7,2% 5,96% 0%
Một nửa số bệnh nhân tôi theo dõi sau 2 ngày có triệu chứng phù nề, đau và chỉ có 2 trường hợp khó há miệng. Sau 4-5 ngày tất cả các bệnh nhân hết hẳn sưng đau, phù nề, khó há miệng. So với diễn biến bệnh nhân sau phẫu thuật nhổ răng thì phẫu thuật cắt lợi trùm nhẹ nhàng ít để lại khó chịu cho bệnh nhân hơn.
Đau:
Là triệu chứng cơ năng và là dấu hiệu chủ quan của bệnh nhân sau phẫu thuật. Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận có 58,1% bệnh nhân kêu đau nhưng thường chỉ 1-2 ngày là hết và sau đó chủ yếu là cảm giác khó chịu.
Kết quả nghiên cứu của tôi hoàn toàn tương đồng với kết quả Phạm Như Hải cắt lợi trùm 20 bệnh nhân: sau 2 ngày kiểm tra lại lợi tốt, ăn nhai bình thường, hết đau.
Là triệu chứng hay gặp thứ hai (51,6%), hầu hết bệnh nhân phù nề nhiều vào ngày thứ nhất đến ngày thứ 2 giảm dần hoặc hết hẳn. Mức độ phù nề có thể liên quan với độ khó của phẫu thuật, tình trạng nhiễm trùng tại chỗ trước đó của bệnh nhân…Thường những trường hợp đơn giản lợi trùm 1/3 mặt nhai không bị xơ thì phù nề nhẹ trong ngày đầu và hết ở ngày thứ hai. Nếu lợi trùm phủ hầu hết mặt nhai răng 8, lợi xơ dày, gốc lợi trùm cao cần cắt rộng để bộc lộ mặt nhai răng 8 thì phù nề có thể kéo dài 4-5 ngày. Tất cả bệnh nhân của chúng tôi sau phẫu thuật cắt lợi trùm đều được chỉ định dùng thuốc chống viêm, chống phù nề, do đó góp phần làm diễn biến phù nề hết nhanh sau 1 đến vài ngày Thuốc chống viêm, chống phù nề dạng men (Alphachymotrypsine) được sử dụng trong tất cả các trường hợp.
Khó há miệng:
Là triệu chứng ít gặp với 2 trường hợp chiếm 6,5%. Đây là 2 trường hợp răng 8 ở vị trí B, lợi trùm 2/3 mặt nhai, gốc lợi trùm cao cần phải cắt rộng để bộc lộ mặt nhai. Ngoài ra bệnh nhân có lưỡi to, má dày gây khó khăn cho phẫu thuật viên trong quá trình cắt lợi trùm dẫn đến thời gian cắt lớn hơn 20 phút. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ khó há miệng khoảng 2,5cm khi tình trạng phù nề giảm nhiều, có thể do bệnh nhân sợ đau không dám há to. Với những trường hợp này bệnh nhân được hướng dẫn tập há miệng, ăn mềm một hai ngày và đặc biệt là cách giữ vệ sinh răng miệng tốt.
Sốt và chảy máu:
Không gặp trường hợp nào bị sốt và chảy máu, có lẽ do bệnh nhân được uống thuốc hạ sốt giảm đau kèm theo. Chúng tôi chỉ gặp trường hợp chảy máu nhẹ ngay sau khi bệnh nhân bỏ miếng gạc đầu tiên, bệnh nhân được hướng dẫn cắn miếng gạc thứ hai có tẩm oxi già 10% trong 30 phút, kết quả cầm máu hoàn toàn.
- Có 71% trường hợp có kết quả phẫu thuật tốt: lợi trùm không tái phát. Điều đó chứng tỏ nếu ta tuân thủ đầy đủ các bước trong quá trình phẫu thuật như khám toàn diện, chụp x-quang, đánh giá đủ và đúng các tiêu chuẩn vàng của phẫu thuật cắt lợi trùm, chuẩn bị dụng cụ và phương tiện cho cuộc phẫu thuật tốt cũng như quá trình phẫu thuật tiến hành tuần tự các bước, thao tác nhẹ nhàng….. thì đa số các cuộc phẫu thuật cho kết quả tốt.
Có 29% trường hợp lợi trùm tái phát. Thường ở những bệnh nhân có răng 8 mọc ở vị trí B, không có răng 8 đối diện, gốc lợi trùm bám quá cao,khoảng rộng xương sau răng 7 chỉ ngang mức mặt nhai răng 7.
- Biến chứng tê lưỡi sau phẫu thuật: 100% các trường hợp cho kết quả tốt, bệnh nhân không bị tê lưỡi sau phẫu thuật.Do khảo sát đánh giá tỷ mỷ qua khám lâm sàng và xquang nên có được kế hoạch phẫu thuật phù hợp. Trong phẫu thuật thao tác kỹ thuật nhẹ nhàng chính xác, quá trình phẫu thuật đảm bảo vô trùng.
4.2.4. Mối quan hệ giữa diện tích lợi trùm trên bề mặt RKHD so với kết quả.
Qua kết quả nghiên cứu 31 trường hợp can thiệp lâm sàng ta thấy:
Lợi trùm chiếm 1/3 mặt nhai tỷ lệ tái phát là 14,3%, lợi trùm chiếm 2/3 mặt nhai tỷ lệ tái phát là 60%. Như vậy lợi trùm chiếm 1/3 mặt nhai thuận lợi cho việc cắt lợi trùm khó tái phát hơn so với lợi trùm chiếm 2/3 mặt nhai.
4.2.5. Mối quan hệ độ sâu răng khôn với kết quả.
Qua kết quả nghiên cứu 31 trường hợp can thiệp lâm sàng ta thấy:
Tại vị trí A tỷ lệ tái phát chiếm 19,23%, tại vị trí B tỷ lệ tái phát chiếm 80%. Như vậy vị trí A là vị trí thuận lợi cho việc cắt lợi trùm khó tái phát, vị trí B là vị trí không thuận lợi.
4.2.6. Mối quan hệ giữa vị trí trục răng khôn so với kết quả.
Trong các trường hợp RKHD mọc thẳng đúng giữa sống hàm tái phát chiếm 20%, răng mọc thẳng lệch ngoài chiếm tỷ lệ tái phát rất cao 80%.
Như vậy vị trí mọc thẳng đúng giữa sống hàm là yếu tố rất quan trọng góp phần quyết định kết quả khó tái phát sau phẫu thuật.
4.2.7. Mối quan hệ giữa hình ảnh đóng cuống và kết quả.
- Trong các trường hợp tái phát tỷ lệ đã đóng cuống (19,4%) cao hơn 2 lần so với tỷ lệ chưa đóng cuống (9,7%).
- Trong các trường hợp không tái phát tỷ lệ đã đóng cuống (32,3%) bằng 0.83 lần so với tỷ lệ chưa đóng cuống (38,7%).
Như vậy răng chưa đóng cuống nên răng vẫn tiếp tục mọc, đây là yếu tố thuận lợi cho việc cắt lợi trùm khó tái phát.
4.2.8. Mối quan hệ giữa trục răng 8 trên với kết quả.
- Trong các trường hợp tái phát tỷ lệ không có răng 8 trên (16,1%) cao hơn 2,48 lần so với răng trên thẳng trục (6,5%) và răng trên lệch trục (6,5%).
- Trong các trường hợp không tái phát tỷ lệ răng thẳng trục cao hơn 2,2 lần so với trường hợp không có răng 8 trên và cao hơn 4,32 lần so với răng lệch trục.
Như vậy có răng 8 trên thẳng trục với răng 8 dưới là yếu tố thuận lợi cho việc cắt lợi trùm khó tái phát.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu khảo sát tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng x-quang của răng khôn hàm dưới có lợi trùm với 210 trường hợp trên 133 bệnh nhân có RKHD mọc thẳng tại khoa RHM bệnh viện Bạch Mai, tôi rút ra kết luận sau:
1.Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng x-quang RKHD có lợi trùm.
−Tỷ lệ RKHD mọc thẳng đúng giữa sống hàm là 71,9%, răng mọc thẳng lệch ngoài là 23,3%, răng mọc thẳng lệch trong là 4,8%.
−Tương quan răng 8 dưới với cành lên XHD và răng 7 loại I là 85,7%, loại II là 14,3%, không có loại III.
−Trong 210 trường hợp RKHD mọc thẳng có lợi trùm là 66,2%, răng mọc thẳng không có lợi trùm là 33,8%.
−Tỷ lệ lợi trùm phủ 1/3 mặt nhai răng 8 là 59%, 2/3 mặt nhai là 36%, phủ toàn bộ mặt nhai là 5%.
−Tỷ lệ số lần biến chứng sưng đau lợi trùm RKHD lớn hơn 2 lần là 40,3%, sưng đau 1 lần là 33,8%, thấp nhất là sưng đau 2 lần với 22,3%, thấp nhất là không sưng đau lần nào với 3,6%.
2. Đánh giá kết quả xử trí lợi trùm RKHD:
−Diễn biến sau phẫu thuật lợi trùm 2 ngày: phù nề là 51,6%, đau là 58,1%, khó há miệng 6,5%, không có sốt và chảy máu kéo dài.
−Kết quả sau cắt lợi trùm 1 tháng: không tái phát 71%, tái phát 29%.
−Tỷ lệ tái phát sau cắt lợi trùm răng 8 dưới:
+ Đối với lợi trùm chiếm diện tích 1/3 mặt nhai là 14,3%, 2/3 mặt nhai là 60% + Đối với vị trí A là 19,23%, vị trí B là 80%
+ Đối với RKHD mọc thẳng đúng giữa sống hàm là 20%, mọc thẳng lệch ngoài là 80%
+ Đối với răng chưa đóng cuống là 20%, răng đã đóng cuống là 37,5%. + Đối với răng 8 dưới khi có răng 8 trên là 13,3%, không có răng 8 trên là 45,5%. RKHD ở vị trí A, mọc thẳng đúng giữa sống hàm, chưa đóng cuống, có răng 8 trên thẳng trục răng 8 dưới tỷ lệ không tái phát cao nhất và RKHD ở vị trí B, mọc thẳng lệch ngoài, đã đóng cuống, không có răng 8 trên nguy cơ tái phát cao nhất
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu 133 bệnh nhân về đặc điểm hình thái lâm sàng, x- quang và mối liên quan giữa hình thái mọc với biến chứng của RKHD gây ra ở khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Bạch Mai tôi có một số ý kiến như sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng bệnh răng miệng trong cộng đồng, tổ chức khám sức khỏe răng miệng định kì rộng rãi thường xuyên trong cộng đồng, đặc biệt là chương trình nha khoa học đường ở trong các trường trung học phổ thông, nhằm tuyên truyền về sức khỏe răng miệng nói chung và những hiểu biết để phát hiện và phòng ngừa những biến chứng sớm của RKHD gây ra.
2. Cung cấp các kiến thức cơ bản, thay đổi quan niệm của cộng đồng về cắt lợi trùm răng khôn nói chung và cắt lợi trùm RKHD nói riêng. Thay đổi ý thức nhằm xử trí răng khôn hàm dưới khi chưa có biến chứng và phòng ngừa các bệnh liên quan.
3. Hình thái mọc của RKHD thường rất đa dạng phức tạp vì vậy cần phải thăm khám kỹ trên lâm sàng và kết hợp với hình ảnh x- quang và đưa ra chẩn đoán chính xác và lập kế hoạch đầy đủ phù hợp nhất.
4. Về khảo sát tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng, xquang của RKHD có lợi trùm, đánh giá kết quả xử trí lơi trùm RKHD là một nghiên cứu còn mới do đó cần một nghiên cứu quy mô lớn hơn, một cách tổng thể, mang tính chất đại diện cho một dân tộc, nhằm tạo nên cơ sở dữ liệu về hình thái của RKHD và mối liên quan giữa hình thái mọc với biến chứng lợi trùm sử dụng cho các nghiên cứu khoa học sau này và cả trong ứng dụng lâm sàng, phẫu thuật cắt lợi trùm RKHD.
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Văn Cát (1977). “Hình thành và phát triển răng”, Răng Hàm Mặt tập I, Nhà xuất bản Y học, tr. 73-89.
2. Phạm Thái Hà (2007). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng tai biến do răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm và các phương pháp xử trí”. Luận văn bác sỹ CK2 Trường ĐHRHM, tr 41-57.
3. Phạm Như Hải (1999). “Nhận xét tình hình răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm ở sinh viên lứa tuổi 18-25 và xử trí”. Luận văn thạc sỹ Y học Trường ĐH Y Hà Nội.
4. Bùi Thanh Ngoan (2011). “Nhận xét về mối liên quan giữa hình thái mọc và các biến chứng của răng khôn hàm dưới”.
5. Trịnh Văn Minh. Giải phẫu đầu mặt cổ, Giải phẫu người tập 1, NXB Y Học, 1988, tr 402-510.
6. Nguyễn Quang Quyền. Atlas giải phẫu người, NXB Y Học, 1996.
7. Lê Ngọc Thanh (2005), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, x-quang và đánh giá kết quả phẫu thuật RKHD mọc lệch, mọc ngầm”. Luận văn Thạc Sỹ Y Học, Trường ĐH Y Hà Nội.
8. Phan Thành Tường(2006). “Nhận xét lâm sàng, x-quang và kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch”. Luận văn bác sỹ CK2 Trường ĐHRHM.
9. Trần Văn Trường (2002). Giáo trình “chẩn đoán hình ảnh thông dụng trong Răng Hàm Mặt” Trường ĐH Y Hà Nội.
Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội”. Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II.
TIẾNG ANH
11. Diamond M.(1952). “The mandibular third molar tooth”. Dental anatomy. Macmillan company, pp.139-140.
12. Fragiskos D. Fragiskos. Postoperative Complications, oral Surgery, Springer, 2007, pp 195-200.
13. Melfi RC (1988). “tooth development”. Oral embryology and microscopic anatomy, Eighth edition, Lea and Febiger, pp.41-84.
14. Perdeson G.B (1988). “Impacted teeth”. Oral surgery, W.B.Saunder company, pp 87-150.
15. J.M.Kor benbau. Korbenbau (2003). “Impacted Third Molar” Clinical Success in Impacted Third Molar Extraction , pp 118-125.
…..***…..
MAI THỊ GIANG THANH
KH¶O S¸T Tû LÖ Vµ §ÆC §IÓM L¢M SµNG X-QUANG CñA R¡NG KH¤N HµM D¦íI Cã LîI TRïM, §¸NH GI¸ KÕT QU¶
Xö TRÝ T¹I BÖNH VIÖN B¹CH MAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA Khóa 2007 - 2013
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.BSNT NGUYỄN PHÚ THẮNG
…..***…..
MAI THỊ GIANG THANH
KH¶O S¸T Tû LÖ Vµ §ÆC §IÓM L¢M SµNG X-QUANG CñA R¡NG KH¤N HµM D¦íI Cã LîI TRïM, §¸NH GI¸ KÕT QU¶
Xö TRÝ T¹I BÖNH VIÖN B¹CH MAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA Khóa 2007 - 2013
Nhân dịp hoàn thành luận văn này, với tất cả lòng kính trọng cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới TS. BSNT Nguyễn Phú Thắng – Phó trưởng bộ môn Phẫu Thuật Trong Miệng – Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại Học Y Hà Nội, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập trên ghế nhà trường và trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Lãnh Đạo Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, các quý thầy cô giảng viên Viện Đào Tạo RHM, đã giảng dạy tận tình trong suốt 6 năm học vừa qua, đã cung cấp cho tôi những kiến thức cần thiết để tôi có thể tự hoàn thiện bản thân. Và đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các Thầy trong bộ môn Phẫu Thuật Trong Miệng đặc biệt là các Thầy TS Nguyễn Mạnh Hà, TS Trần Ngọc Thành, Ths Văn Trọng Lân, Ths Nguyễn Mạnh Phú, Ths Nguyễn Hùng Hiệp, Bs Nguyễn Lê Hùng…đã trực tiếp đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô giáo Vũ Thị Quỳnh Hà, các bạn sinh viên RHM đã luôn tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin tri ân tới gia đình, người thân, bạn bè đã không ngừng ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Sinh Viên
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả thu được trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tác giả
RHM : Răng hàm mặt
RKHT : Răng khôn hàm trên.
RKHD : Răng khôn hàm dưới.
Răng số 7 : Răng hàm lớn thứ hai hàm dưới.
VQTR : Viêm quanh thân răng.
ĐẶT VẤN ĐỀ...1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...3
1.1. Giải phẫu xương hàm dưới [4],[5]...3
1.1.1. Hình thể ngoài...3
1.1.2. Hình thể trong...4
1.1.3. Động mạch và thần kinh chi phối...5
1.2. Một số đặc điểm sinh lý mọc và liên quan của răng khôn hàm dưới. [1],[12]...7
1.2.1. Một số đặc điểm sinh lý mọc răng khôn hàm dưới...7
1.2.2. Liên quan của răng khôn hàm dưới với tổ chức lân cận. [13]...9
1.2.3. Phân loại răng khôn mọc lệch: Phân loại theo Pell, Gregory và Winter [8]...10
1.3. Các phim x-quang hay sử dụng để đánh giá răng khôn hàm dưới...11
1.3.1. Phim sau huyệt ổ răng...11
1.3.2. Phim panorama...13
1.4. Biến chứng viêm quanh thân răng do mọc răng 8 dưới:...14
1.4.1. Viêm quanh thân răng cấp xung huyết: ...14
1.4.2. Viêm quanh thân răng cấp mủ:...15
1.4.3. Viêm quanh thân răng mạn tính:...15
1.5. Lợi trùm răng khôn...15
1.5.1. Vị trí hay gặp của lợi trùm...15
1.5.2. Biến chứng của lợi trùm...15
1.5.3. Xử trí lợi trùm:...16
1.5.4. Kỹ thuật cắt lợi trùm:...17
1.5.5. Biến chứng cắt lợi trùm:...18
1.5.6. Một số dấu hiệu lâm sàng thường gặp sau phẫu thuật cắt lợi trùm răng khôn