Về tuổi và giới tính bệnh nhân có RKHD mọc thẳng

Một phần của tài liệu khảo sát tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng, x-quang của răng khôn hàm dưới có lợi trùm, đánh giá kết quả xử trí tại bệnh viện bạch mai (Trang 41 - 47)

- Trong 210 trường hợp bệnh nhân tới khám lý do bác sĩ phát hiện ngẫu nhiên chiếm

4.1.1. Về tuổi và giới tính bệnh nhân có RKHD mọc thẳng

- Về giới tính:

Theo kết quả nghiên cứu trên 210 trường hợp của 133 bệnh nhân chúng tôi thấy có sự khác biệt giữa tỷ lệ nam và nữ, có 79 bệnh nhân nữ chiếm 59,4%, 54 bệnh nhân nam chiếm 40,6%, bệnh nhân nữ cao gấp 1,46 lần bệnh nhân nam. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Có thể giải thích do sự quan tâm đến sức khỏe của nữ giới nhiều hơn ở nam giới nên tỷ lệ nữ đến khám nhiều hơn.

So sánh với kết quả của tác giả Bùi Thanh Ngoan thấy có sự khác nhau, của tác giả Bùi Thanh Ngoan tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ (Nam:55,18%, Nữ 44,82%). Có thể giải thích do đối tượng nghiên cứu khác nhau nên có sự khác biệt.

- Về độ tuổi:

RKHD có thể mọc ở các độ tuổi khác nhau, theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh RKHD thường mọc ở lứa tuổi 17-25. Trong nghiên cứu của tôi bệnh nhân có RKHD độ tuổi từ 17 đến 30. Trong đó lứa tuổi từ 17-25 có 100 trường hợp chiếm 75,2%, lứa tuổi 26-30 có 33 trường hợp chiếm 24,8%.

Việc lựa chọn và chia nhóm tuổi của các tác giả trước đây không hoàn toàn thống nhất. Nhưng phần lớn các tác giả dùng mốc tuổi 25 để xác định. Vì từ 17-25 tuổi là giai đoạn mọc răng khôn, giai đoạn này thường xảy ra những biến chứng do mọc răng khôn, do răng trong giai đoạn này bắt đầu nhú ra khỏi cung hàm và túi bao răng đã mở thông ra môi trường miệng. Lợi trùm RKHD là một trong những nguyên nhân gây ra biến chứng viêm quanh thân

răng, khi viêm quanh thân răng không được kiểm soát và loại bỏ nguyên nhân thì sẽ tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến biến chứng viêm mô tế bào.

Ở độ tuổi 25-30 là giai đoạn sau mọc răng, ở độ tuổi này những răng không phải là răng ngầm thì hầu như đã mọc lên hoàn toàn.

Theo kết quả nghiên cứu trên ta thấy bệnh nhân là lứa tuổi 17-25 chiếm đa số, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy bệnh nhân có RKHD ở lứa tuổi 17-25 và 25-30 tuổi là như nhau.

4.1.2. Về hình thái mọc của RKHD

- Về số lượng răng 38 và 48.

Kết quả nghiên cứu về tình trạng mọc răng 38 và 48 ta thấy, nghiên cứu 210 RKHD trong đó có 92 răng 38 chiếm tỷ lệ 43,8%, 118 răng 48 chiếm tỷ lệ 56,2%. Như vậy tỷ lệ răng 38 và 48 có sự khác nhau nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Điều này cho thấy rằng răng 38 và 48 có tỷ lệ mọc như nhau. Kết quả phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trước.

- Về tư thế mọc.

Theo kết quả nghiên cứu của tôi RKHD có tư thế mọc thẳng đúng giữa sống hàm chiếm đa số 71,9%, đứng thứ hai là răng mọc thẳng lệch ngoài với 23,3%. Răng mọc thẳng lệch trong ít nhất là 4,8%. Các tác giả khác gộp 3 loại tư thế mọc thành 1 tư thế mọc thẳng, nghiên cứu của tôi muốn đi sâu hơn để xác định mối liên quan với kết quả xử trí lợi trùm nên tôi chia ra làm 3 tư thế: mọc thẳng lệch ngoài, mọc thẳng đúng giữa sống hàm, mọc thẳng lệch trong.

- Về vị trí mọc:

Bảng 4.1: So sánh với kết quả của các tác giả khác về tương quan độ sâu răng 8 dưới với bề mặt nhai răng 7.

Tác giả Vị trí Nguyễn Tiến Vinh(2010) Bùi Thanh Ngoan(2011) Mai Giang Thanh(2013) A 82,84% 49,38% 82,4% B 15,35% 44,45% 17,6% C 1,81% 6,17% 0%

Dựa vào tương quan điểm cao nhất của răng khôn hàm dưới so với mặt nhai răng số 7 đã chỉ ra rằng RKHD ở vị trí A chiếm đa số 82,4%, vị trí B là 17,6%, không gặp vị trí C. Vị trí A và vị trí B thường được xác định qua thăm khám lâm sàng. Lợi trùm vị trí A và B là vị trí thường gặp và hay gây biến chứng do đã mọc lên trên cung hàm, răng tiếp xúc trực tiếp với môi trường miệng, trải qua quá trình ăn nhai và chịu chế độ vệ sinh nên dễ xảy ra biến chứng hơn cả.

So sánh với các tác giả vị trí A và vị trí B nhiều hơn vị trí C. Kết quả tương đồng với kết quả của tôi.

- Về tương quan của răng 8 dưới với cành lên xương hàm dưới và

răng 7.

Bảng 4.2: So sánh với kết quả của các tác giả khác về tương quan răng 8 dưới với cành lên XHD và răng 7.

Tác giả Loại Nguyễn Tiến Vinh(2010) Bùi Thanh Ngoan(2011) Mai Giang Thanh(2013) I 4,74% 48,15% 85,7% II 95,26% 50,62% 14,3% III 0% 1,23% 0%

Qua nghiên cứu 210 trường hợp răng khôn hàm dưới loại I chiếm tỷ lệ cao nhất 85,7%. Kết quả nghiên cứu của Bùi Thanh Ngoan thì loại I chiếm 48,15%, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Vinh thì loại I là 4,74% khác nhiều so với nghiên cứu của tôi. Có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là khác nhau.

- Về tương quan RKHD so với RKHT.

Qua nghiên cứu 210 trường hợp có 147 trường hợp có răng 8 trên, trong số các trường hợp có răng 8 trên có 65,2% trường hợp răng 8 trên tiếp xúc với răng 8 dưới và 34,8% không tiếp xúc.

Ngoài ra có 51,4% răng 8 trên thẳng trục với răng 8 dưới, có 18,6% lệch trục và 30% không có răng 8 trên tương ứng.

Như vậy số răng 8 tiếp xúc nhiều hơn không tiếp xúc có ý nghĩa thuận lợi cho việc cắt lợi trùm khó tái phát, đặc biệt là trong các trường hợp có răng 8 trên thẳng trục và tiếp xúc với răng 8 dưới.

- Về đặc điểm lợi trùm:

Qua nghiên cứu 210 trường hợp RKHD mọc thẳng có 139 trường hợp ( 66,2%) RKHD mọc thẳng có lợi trùm, 71 trường hợp (33,8%) RKHD mọc

thẳng không có lợi trùm. So sánh với kết quả của Bùi Thanh Ngoan tỷ lệ lợi trùm ở RKHD là 27,5%. Sự khác biệt này do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi khác nhau.

Tỷ lệ diện tích lợi trùm so với mặt nhai răng 8:

Trong 139 trường hợp có lợi trùm RKHD tỷ lệ lợi trùm phủ 1/3 mặt nhai chiếm tỷ lệ cao nhất với 59%, sau đó là 2/3 mặt nhai chiếm 36%, thấp nhất là toàn bộ mặt nhai chiếm 5%.

Có thể giải thích: Vị trí tương quan của răng 8 trên so với răng 8 dưới góp phần quyết định diện tích lợi trùm trên bề mặt RKHD. Qua thăm khám lâm sàng tôi nhận thấy đa phần các trường hợp khi vị trí răng 8 trên thẳng trục và tiếp xúc với răng 8 dưới ở múi gần ngoài và một phần múi xa ngoài thì lợi trùm chiếm 1/3 mặt nhai. Khi tại vị trí thẳng trục và tiếp xúc ở một phần múi gần ngoài đa phần lợi trùm chiếm 2/3 mặt nhai. Lợi trùm chiếm toàn bộ mặt nhai thường trong các trường hợp răng mới mọc, răng 8 trên và 8 dưới không tiếp xúc hay lệch trục nhiều.

Biến chứng viêm lợi trùm RKHD:

- Trong 139 trường hợp có lợi trùm RKHD chiếm đa số là không viêm với tỷ lệ 88,5%, tỷ lệ viêm thấp hơn với 11,5%. So sánh với kết quả nghiên cứu của Phan Thành Tường không viêm chiếm 90,24%, viêm lợi trùm chiếm 9,76% . Kết quả tương đồng với kết quả nghiên cứu của tôi.

- Trong số các hình thái mọc răng thì mọc thẳng đúng giữa sống hàm có tỷ lệ không viêm cao nhất 61,2%, tiếp sau là mọc thẳng lệch ngoài 21,6%, thấp nhất là mọc thẳng lệch trong với 5,8%. Có thể giải thích do hình thái mọc lệch trong và lệch ngoài không sinh lý nên việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn và hay gây viêm.

Số lần từng xuất hiện biến chứng lợi trùm RKHD trước đây:

- Trong 139 trường hợp có lợi trùm RKHD đã từng sưng đau >2 lần chiếm đa số với 40,3%, sau đó đã từng sưng đau 1 lần chiếm 33,8%, thấp, đã từng sưng đau 2 lần với 23%, thấp nhất là chưa từng sưng đau lần nào chiếm 3,6%.

- Có thể giải thích: Trường hợp khi khám bệnh nhân tại thời điểm răng mới mọc trong khoang miệng chưa viêm nên chưa từng đau.

Hầu hết bệnh nhân đều đã từng sưng đau 1 lần, đặc biệt sưng đau nhiều hơn 2 lần chiếm tỷ lệ cao nhất chứng tỏ tình trạng vệ sinh răng miệng của bệnh nhân nói chung còn kém. Ngoài ra cũng có thể do răng khôn ở vị trí khó vệ sinh nên dễ gây viêm và gây sưng đau tái đi tái lại nhiều lần.

- Trong 139 trường hợp có lợi trùm RKHD tỷ lệ biến chứng từng có do lợi trùm RKHD cao nhất là viêm nhiễm mô mềm với 87,76%, tiếp sau là sâu răng với 7,2%, không có biến chứng là 3,6%, thấp nhất là loét do sang chấn lợi trùm với 1,44%.

Có thể giải thích: do sự nhồi nhét thức ăn trong khoang ảo giữa túi quanh thân răng cộng thêm vi khuẩn thường trú trong miệng gây ra viêm nhiễm mô mềm tại chỗ và hay tái phát nên tỷ lệ viêm nhiễm mô mềm là cao nhất.

- Hình ảnh x-quang tỷ lệ đóng cuống chân răng.

Qua kết quả nghiên cứu 31 trường hợp can thiệp lâm sàng tỷ lệ đã đóng cuống răng chiếm 51,6% và tỷ lệ chưa đóng cuống chiếm 48,4 %. Không có sự khác biệt nhiều giữa tỷ lệ đóng cuống và chưa đóng cuống là do đối tượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu thuộc nhóm tuổi từ 17-20 (hầu hết chưa đóng cuống) và nhóm tuổi từ 21-26 (hầu hết đã đóng cuống) gần tương đương nhau.

Một phần của tài liệu khảo sát tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng, x-quang của răng khôn hàm dưới có lợi trùm, đánh giá kết quả xử trí tại bệnh viện bạch mai (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w