Những hành động phi đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu giá trị văn học của đại việt sử kí toàn thư (Trang 51 - 55)

1. 2 Thời gian trong Đại Việt sử ký toàn thƣ

2.2.1.2. Những hành động phi đạo đức

Nhà nho trong xã hội phong kiến xưa là người có vị trí đặc biệt, là tầng lớp đứng đầu tứ dân (sỹ – nông – công – thương). Họ là tầng lớp trung gian giữa giai cấp thống trị và nhân dân. Khi cần họ thay mặt cho nhân dân nói lên tiếng nói của đại quần chúng, nhất là khi giai cấp thống trị rơi vào con đường ăn chơi xa hoa, truỵ lạc, không chăm lo cho cuộc sống của người dân.

Trong tư duy của những nhà sử học, giai cấp thống trị được phân thành hai loại: một là các đấng minh quân tài giỏi, nhân đức chăm lo cho dân cho nước, hai là những ông vua hoang dâm, tàn ác ăn chơi vô độ.

Khi xã hội phong kiến bước vào giai đoạn suy đồi, bản chất phản động của giai cấp phong kiến đựơc thể hiện rõ. Văn học mang nặng tính chất phê phán hơn là ngợi ca.

Hai ông vua bị các thần sử phê phán gay gắt nhất đó là: Vua Uy Mục và vua Ngoạ Triều.

Điều đặc biệt ở đây khi xây dựng chân dung hai nhân vật lịch sử này các nhà sử học không chỉ quan tâm đến thời điểm mà họ “sắm vai” lịch sử mà còn khắc hoạ tính cách theo cả một quá trình. Điều này làm cho con người trong lịch sử giống như nhân vật trong tác phẩm văn học. Bút pháp khắc hoạ nhân vật là bút pháp của nhà văn. Ngoạ Triều đã từng giết anh tự lập làm vua, cịn Uy Mục Hồng đế vốn là con của một tỳ thiếp được lập làm vua. Thái hậu e không nối được đạo thống nên không vui. Sau khi lên ngôi Uy Mục đã ngầm giết thái hậu rồi nghỉ chầu bảy ngày.

Trước khi Uy Mục lên ngôi Văn Lễ, Quang Bật cùng các đại thần nhận di chiếu lập Túc Tông lên ngơi Hồng đế, Uy Mục ốn thù sau này mượn mưu của Khương Chủng và Nhữ Vi đẩy hai người đi làm thừa tuyên sứ Quảng Nam “khi họ

đến sông lớn ở huyện Châu Phúc vua sai người đuổi theo bắt phải tự tử, cả triều đình ai cũng biết, vua đổ tội cho Nhữ Vi rồi giết y”(3,tr40).

Xưa nay trong xã hội phong kiến việc thái tử lên ngôi là do vua cha truyền lại hoặc chưa kịp viết di chiếu thì do các quan trong triều tôn lên. Nhưng qua những sự việc nêu trên cả hai vị vua này có sự kế vị khơng chính đáng, thậm chí có cả những hành động tàn ác giết cả anh trai của mình để tranh ngơi báu, hoặc giết cả cận thần để bịt đầu mối…

Việc đưa vào lịch sử những chi tiết trên làm cho tính cách nhân vật trở nên điển hình. Uy Mục và Ngoạ Triều là tiêu biểu cho loại vua “quỷ vương”.

Uy Mục hồng đế từ khi lên ngơi: “Vua đêm nào cũng cùng cung nhân vui đùa uống rượu vô độ khi say liền giết cả cung nhân”(3,tr45). Các quan nào khơng lập Y làm vua thì giết đi, lại ngầm sai nội nhân Nguyễn Đình Khoa đi dị xét cả hai mươi sáu vương là các chú và anh em của vua, nếu cịn thì trừng trị nốt. Anh em nội, ngoại, thích của Uy Mục cậy quyền thế giết hại cả nhân sinh: “kẻ thì dùng ngón kín mà u sách tiền của, mọi thứ súc vật, hoa màu của dân chúng đều cướp đoạt cả, nhà nào có đồ lạ, đồ quý chúng đánh dấu chữ vào đều địi lấy”(3,tr45)

Bọn ngoại thích Nguyễn Đình Khoa: “ngầm sai người đến Thừa Hiến phủ huyện các xứ trong nước, tới cả dân gian, cưỡng bắt những con gái chưa chồng làm khốn khổ nhân dân”.(3,tr47)

Tội ác chồng chất của vua và bọn ngoại thích làm cho dân chúng khơng dám ló mặt ra, thấy chúng đã chạy trốn vào các nhà, phố xá hàng chợ. Vua chết do Giản Tu ốn hận vì đã giết cha mẹ, anh chị em mình thảm khốc nên sai người dùng súng lớn cho nổ tan tành hết hài cốt. Sống không trách nhiệm, không lương tâm để người thân nội ngoại thích hồnh hành nên chết bi thảm là tất yếu. Đây là quan hệ nhân quả.

Ngoạ Triều hoàng đế coi việc giết người là sở thích, coi tính mạng của người dân là thứ đùa vui. Các sử thần đã đưa vào lịch sử rất nhiều hành động giàu kịch tính, gay cấn, đậm màu sắc văn học “vua tính hiếu sát, phàm người bị hành hình, hoặc lấy cỏ danh cuốn vào người mà đốt cho lửa cháy gần hết hoặc sai kép hát người nước Tông là Liêu Thư Tâm lấy dao ngắn, dao cùn xẻo từng mảnh để cho khơng được chết chóng. Người ấy kêu gào thì Thư Tâm nói đùa rằng: “Nó khơng quen chịu chết”, vua cả cười. Đi đánh dẹp bắt được tù nhân thì giải đến bờ sông khi nước triều rút sai người làm lao dưới nước, dồn cả vào trong ấy đến nước triều lên ngập nước mà chết hoặc bắt người chèo lên ngọn cây cao rồi chặt gốc cho cây đổ, người rơi xuống chết, vua thân đi đến xem lấy làm vui. Có lần vua đi đến sơng Ninh sơng ấy nhiều rắn, vua sai trói người vào mạn thuyền đi lại giữa dòng muốn cho rắn cắn chết. Phàm bị lợn muốn làm thịt thì tự tay vua chọc tiết rồi mới đưa vào nhà bếp sau”(1,tr236). Ngỗ ngược hơn “vua róc mía trên đầu sư Qch Ngang giả vờ lỡ tay làm đầu vua bị thương chảy máu rồi cả cười hoặc nhân yến tiệc, giết mèo cho các vương ăn, ăn xong vua lấy đầu mèo giơ lên cho các vương xem, các vương đều sợ, vua lấy làm thích”(1,tr236). Sự tàn ác của Ngoạ Triều hoàng đế được sử thần Ngô Sỹ Liên so sánh với vua Kiệt nhà Hạ và vua Trụ nhà Thương. Chân dung vua Ngoạ Triều hiện lên bằng nghệ thuật sắp xếp chọn lọc hàng loạt các chi tiết, các sự việc sinh động, hấp dẫn. Những chuỗi hành động mà các thần sử đưa ra đều tập trung vào vẽ lên bộ mặt của một vị vua tàn ác nhất trong lịch sử. Thông thường khi lật một trang sử, ấn tượng đối với người đọc là sự kiện, nhưng có lẽ rằng qua những trang sử trên người đọc lại thấy hình bóng của một kiểu nhân vật trong văn học – nhân vật đế vương tàn ác, coi việc giết người là một thú vui. Như vậy qua việc taọ dựng chân dung nhân vật lịch sử bằng nghệ thuật sắp xếp các chi tiết các nhà sử học đã phản ánh được cái chung qua cái cụ thể mang tính đại diện. Đây là cách xây dựng nhân vật và phản ánh cuộc sống của nhà văn

Những vị vua như Uy Mục và Ngoạ Triều không đủ đạo đức để làm vua, xã hội phong kiến xưa được duy trì chủ yếu bằng đức trị. Người đứng đầu nhà nước là

vua đóng vai trị là “cha mẹ của dân”, thay trời trị dân và giáo hố dân mà có những hành động tàn ác như trên quả thật là không xứng đáng, giáo dân, dân cũng không nghe. Một ông vua anh minh phải là một ông vua vừa tài giỏi vừa nhân hậu và phải biết chăm lo cho dân cho nước. Cịn những ơng vua “vương quỷ” như trên sẽ thất bại nhanh chóng. Trong xã hội phong kiến đạo đức là nhân tố quyết định sự thịnh suy trong cơng cuộc trị vì. Nhân đức vua chúa kém thì thần dân sẽ quay lưng. Nhân đức toả sáng thì thần dân sẽ quy phục thiên hạ đại định. Ngoài những tên “quỷ vương” các nhà nho chép sử còn lên án gay gắt những tên gian thần, phản tặc.

Tiêu biểu như Đỗ Thích thuộc kỷ nhà Đinh làm chức ở lại Đồng Quan: “đêm nằm trên cầu bỗng thấy sao sa rơi vào miệng” Thích cho là điềm tốt bèn nảy ra ý định giết vua. Đến đây, nhân vua ăn yến tiệc ban đêm, say rượu nằm trong sân. Thích bèn giết chết, lại giết luôn cả Nam Việt Vương Liễn, khi ấy lệnh lùng bắt hung thủ rất gấp, Thích phải nấp ở máng nước trong cung. Qua ba ngày khắt lắm, gặp lúc trời mưa thò tay hứng nước uống, cung nữ trong cung trông thấy liền đi báo. Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc sai người bắt đem chém, đập nát xương ra từng mảnh chia cho người trong nước ăn”(1,tr214). Hành động giết vua của Đỗ Thích là mắc vào tội khi quân. Đây là tội nặng nhất trong xã hội phong kiến nên bị trừng phạt đích đáng. Ngai vàng phong kiến là địa vị cao nhất thiên hạ, người ngồi ở vị trí này có quyền lực tuyệt đối và được hưởng mọi thú ngon vật lạ trên đời, vây xung quanh họ là hàng trăm hàng nghìn những cung tần mĩ nữ “mặt hoa da phấn” “nghiêng nước nghiêng thành” ngày đêm thay nhau phục vụ…Địa vị cao quý và cuộc sống phù hoa nơi cung cấm tạo lên nỗi khát thèm mơ tưởng. Đây là nơi thường xuyên diễn ra cảnh “nồi da nấu thịt”. Nhiều bậc quần thần đã liều mạng để chiếm đoạt ngôi báu. Cuộc đời ngắn ngủi của Đỗ Thích được trích dẫn ở trên là minh chứng cho giấc mộng trở thành đế vương nhưng không thành .

Xây dựng chân dung nhân vật lịch sử bằng việc gợi ca những hành động chân chính và lên án, phê phán những hàng động phi nghĩa đã mang lại giá trị giáo dục sâu sắc cho Đại Việt sử ký toàn thư. Sử học nhưng lại mang chức năng văn chương(chức năng giáo dục) Vậy giá trị văn học của Đại Việt sử ký toàn thư là

xuất phát từ mục đích chép sử của các bậc đại nho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu giá trị văn học của đại việt sử kí toàn thư (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)