Đại Việt sử ký toàn thƣ cung cấp tƣ liệu lịch sử về tƣ tƣởng “tại đức bất tại hiểm”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu giá trị văn học của đại việt sử kí toàn thư (Trang 92 - 102)

1. 2 Thời gian trong Đại Việt sử ký toàn thƣ

1.4 Đại Việt sử ký toàn thƣ cung cấp tƣ liệu lịch sử về tƣ tƣởng “tại đức bất tại hiểm”

hiểm”

Đạo đức của người lãnh đạo chứ không phải sự hiểm yếu của núi sông mới quyết định sự thành bại của sự nghiệp chính trị. Đây là một triết lý quan trọng trong văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. Đại Việt sử ký toàn thư cho phép kiểm tra tính xác thực của sự phổ biến của triết lý này .

Mơ hình của xã hội phương Đơng thời phong kiến là mơ hình của một xã hội chun chế. Mơ hình xã hội này được phân cấp thành rất nhiều thứ bậc khác nhau. Trong đó vua là người đứng đầu đồng thời là người có quyền hành cao nhất. Tất cả mọi thứ dưới gầm trời này từ “tấc đất” đến “ngọn cỏ” đều thuộc về vua. Vua ban

hành chức sắc, ban hành phép tắc luật lệ….từ việc lớn đến việc nhỏ đều do vua quyết định. Xã hội Nho giáo duy trì trật tự xã hội bằng “đức trị”, người đứng đầu dùng “đức hoá” và các chuẩn mực đạo đức để giáo dục các thần dân. Con người trong xã hội này coi việc trau dồi, rèn luyện đạo đức là việc cao quý hàng đầu. Đạo đức là chuẩn mực để đánh giá nhân cách con người. Một người có đạo đức là một người có lịng nhân ái, có sự độ lượng bao dung, có tinh thần trung thực, có ý chí…Vua là người lãnh đạo – là người đứng ở vị thế cao nhất trong xã hội chủ chương duy trì trật tự bằng “đức trị” nên thần dân cũng soi sét nhà vua từ góc độ đạo đức. Xã hội Nho giáo ln đề cao chữ “ đức” của người trị vì. Khổng Khâu cho rằng “ Trong hương thơn khơng gì bằng tuổi, trong triều khơng gì bằng tước, cịn trong cơng cuộc giúp đời dẫn dắt dân tiến lên thì khơng gì bằng đức”. Vẫn là đề cao chữ “đức” ở người lãnh đạo Mạnh Kha khẳng định “làm vua một nước mà chuộng đức nhân là vô địch trong thiên hạ”. Ông suy ngẫm “bất nhân mà được nước thì có đấy, cịn bất nhân mà được thiên hạ thì chưa bao giờ có đâu ”. Như vậy để làm tròn trách nhiệm là “cha mẹ” “thay trời trị dân và giáo hoá dân” theo đạo của trời thì các đấng minh quân phải luôn tu dưỡng đạo đức

Đạo đức của nhà vua được biểu hiện trong sự thống nhất giữa “nội thánh và ngoại vương”, giữa “trị và hành”. Nội thánh có nghĩa là bản thân vua phải có những đức tính cơ bản như: Nhân (tức lòng thương người), hiếu (tức là phải có hiếu, tơn kính với mẹ cha, kính anh nhường em), trung thứ (tức là trung hậu hoà mục, khiêm tốn, cẩn thận, siêng năng).

Đạo đức của nhà vua có vai trị quyết định đến sự thành bại trong sự trị vì. Vua nhân đức sẽ thu phục được thần dân cịn khơng có đạo đức thì có ra lệnh thần dân cũng khơng nghe, nếu phải thực thi thì chẳng qua cũng là điều miễn cưỡng.

Nho giáo nhìn nhận con người từ phương diện đạo đức, nên phẩm chất của người lãnh đạo là chủ đề thường thấy trong các sáng tác thơ văn. Tuy nhiên do tính độc đốn, chun quyền của đức vua nên các nhà thơ, nhà văn không dám trực

tiếp thẳng thắn bày tỏ sự đánh giá của mình mà chỉ kêu gọi hay nhắn gửi một cách khéo léo.

Vấn đề “tại đức bất tại hiểm” được đề cập đến rất nhiều trong tác phẩm văn học trung đại như: Thiên Hưng trấn phú, Xương Giang phú của Lý Tử Tấn, Bạch

Đằng Giang của Nguyễn Sưởng, các bài phú về núi Chí Linh của Nguyễn Trãi,

Nguyễn Mộng Tn, Lí Tử Tấn, Trình Thuấn Du…

Hai tác phẩm tiêu biểu nhất đề cập đến vấn đề “tại đức bất tại hiểm” là: Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu và Quan hải của Nguyễn Trãi. Hai tác

phẩm này đều nằm trong phạm trù văn học trung đại trong giai đoạn từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XV. Bạch Đằng giang phú là tác phẩm viết có tính hồi khứ lại

các chiến thắng lớn đã diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trong đó tác giả đã đề cao quan điểm “tại đức bất tại hiểm” như một lời nhắn gửi quan trọng đối với triều đại nhà Trần đang suy yếu. Bạch Đằng vốn là một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển thuộc Quảng Ninh. Đây là con sông đã chứng kiến nhiều chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược phương Bắc. Nơi đây Ngô Quyền đã từng đặt một trận địa cọc ngầm bày sẵn đánh tan quân Nam Hán, bắt sống thái tử Lưu Hoàng Thao (năm 938), Lê Hoàn đánh được tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bảo (981). Thời Trần, Trần Hưng Đạo đã phá tan quân Mông Nguyên bắt sống Ô Mã Nhi năm 1288. Dịng sơng Bạch Đằng khơng chỉ là dịng sơng gắn liền với những chiến công lịch sử mà còn trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhà thơ hiện đại sau này.

Tác giả Trương Hán Siêu(?-1354) người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh tỉnh Ninh Bình. Thời điểm ơng viết tác phẩm này khơng có tài liệu nào ghi chép, nhưng căn cứ vào nội dung nhiều người đốn có thể là đời Trần Dụ Tông ( ở ngôi 1341-1369). Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Trương Hán Siêu được nhiều lần nhắc đến với tư cách là một nhân vật chính trị quan trọng. Trương Hán Siêu viết bài phú này bằng sự hoá thân vào nhân vật “khách dừng lại dịng sơng”, mang phong thái

tiêu dao chu du thưởng ngoại khắp miền sông nước, đến chiến trường Bạch Đằng xưa để ôn lại lịch sử và suy ngẫm về những nhân tố làm nên những chiến thắng hào hùng.

Đã hai lần trong bài phú tác giả khẳng định vai trò của chữ “đức” của nhân tài của các đấng minh quân trong vịêc quyết định thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Lần thứ nhất, tác giả viết:

“Tín thiên tạm chi thiết hiểm Lại nhân kiệt dĩ điện an”

(Đúng là trời đã bày đặt cho địa thế hiểm trở Mà cũng nhờ người tài giữ nền hồ bình). (6,tr26)

Trong hai câu thơ này tác giả đặt ngang hàng yếu tố đất hiểm và nhân tài. Nhưng lần thứ hai, tác giả bắt đầu nhấn mạnh đức của người lãnh đạo.

“Nhân nhân hề văn danh Phỉ nhân hề câu dẫn”

(Người có đức nhân sẽ cịn được lưu danh Kẻ bất nhân đều bị tiêu diệt) (26,tr6)

Đến phần kết của bài thơ tác giả tiếp tục nhấn mạnh nhân tố “đức cao” mà một vị vua phải có để đem lại “mn thủa thanh bình cho nhân dân”.

Tin tri : “ Bất tại quan hà chi hiểm hề,duy tại ý đức chi mạc kinh”

(Đúng là: Chẳng tại non sông hiểm trở, chỉ tại đức cao khơng gì so sánh được)(26,tr6).

Như vậy đến với dịng sơng Bạch Đằng, Trương Hán Siêu không chỉ ôn lại những chiến cơng lịch sử mà cịn gửi gắm một triết lý sống lớn ở đời: Thắng giặc không phải ở địa thế hiểm yếu mà quan trọng hơn là nhân đức của người lãnh đạo.

Với triết lý này theo Trần Nho Thìn: “ Trong bối cảnh nhà Trần suy yếu…nó cảnh tỉnh nhắc nhở người lãnh đạo chú ý đến bài học lịch sử, phải quan tâm tu dưỡng đạo đức, thi hành nhân nghĩa như một ngun tắc chính trị sống cịn của nhà lãnh đạo” (41,tr208).

Trong bài Quan hải số 13 Nguyễn Trãi đã từng suy tư trăn trở rất nhiều về triết lí sống “tại đức bất tại hiểm”:

Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền Trầm giang thiết toả diệc đồ nhiên Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên Hoạ phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng di hận kỷ thiên niên Càn khôn kim cổ vô cùng ý

Khước tại thương lang viễn thụ yên

(Cọc đóng lớp này lớp khác trước sóng biển Dây sắt giăng ngầm dưới nước, tất cả đều vơ ích! Thuyền úp, mới tin “dân như nước” là đúng,

Không cậy được thế hiểm núi sông, mệnh là ở trời.

Hoạ phúc đều có ngun nhân, khơng phải một ngày sinh ra Khiến anh hùng để hạn mấy nghìn năm sau

Nghĩ về trời đất và xưa nay, ý khơng cùng được

Có thể biết khi nhìn đám khói trên rặng cây xa kia bên dòng nước trong xanh)(54, tr279)

Rõ ràng trong bài thơ là những suy tư của Nguyễn Trãi về tổ chức lực lượng kháng chiến của Hồ Quý Ly. Ông đã dựa vào cọc lim, dây sắt ư ? hay dựa vào địa thế núi sơng hiểm trở ? thì đó Hồ Q Ly đương nhiên là người anh hùng lắm mưu nhiều kế. Ơng ta có một đội qn 100 vạn người, cuộc bố phịng rất chu đáo, ý chí cương quyết. Nhưng hai cha con Hồ Quý Ly vẫn thất bại nhanh chóng và đau đớn. Phải chăng do nhân đức kém cỏi( thất nhân tâm) nên lịng dân khơng theo. Câu thơ “Nước vừa có thể chở thuyền, vừa có thể làm thuyền đắm” trong bài thơ như lời nhắc nhở thật nhiều ý nghĩa!

Trong Đại Việt sử ký toàn thư vào thời điểm cuối triều đại nhà Trần, Nguyễn

Nhữ Thuyết đã bị Hồ Quý Ly ruồng bỏ khơng dùng vì đã thẳng thắn nói đến chân lí “tại đức bất tại hiểm”. Nhữ Thuyết dâng thư can đại ý nói rằng “Ngày xưa nhà Chu , nhà Nguỵ dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ có núi Tản Viên , có sơng Lơ Nhị, núi cao sơng sâu, đất bằng phẳng rộng rãi. Từ xưa các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất ấy làm nơi sâu gốc bền rễ. Hãy nên noi theo việc trước: khi ấy quân Nguyên bị giết, giặc Chiêm phải nộp đầu …Xin nghĩ lại điều, để làm thế vững vàng cho nước nhà. An Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn chữ không hợp với trị. Cho dù dựa vào địa thế hiểm trở thì đời xưa có câu “Cốt ở đức chứ không cốt ở hiểm”(2,T191). Hồ Q Ly chỉ vì lợi ích riêng tư mà rời đơ về Thanh Hố cho dù nơi ấy có địa thế hiểm yếu nơi đầu non cuối nước nhưng chỉ hợp với thời loạn chứ không hợp với lúc trị bình. Điều cốt yếu nhất làm cho dân an nước thịnh phải là nhân đức của các bậc đế vương . Nếu thất nhân tâm lịng dân khơng theo dù có địa thế hiểm yếu thì cơng cuộc trị vì vẫn thất bại.

Trong cuộc kháng chíên chống giặc Minh buổi đầu gây dựng lực lượng Lê Lợi gặp rất nhiều khó khăn “nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sớm” nhưng do quan điểm “nhân nghĩa” , do nhân đức của Lê Lợi không ngừng toả phát nên một thời gian sau dân chúng đã tập hợp đông đảo:

Dựng gậy làm cờ, tụ hội bốn phương manh lệ

Hồ rượu mời lính, dưới trên một dạ cha con. (2,tr285)

Cuối cùng Lê Lợi đã giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh :

Ngày mười tám tháng ấy, Liễu Thăng bị quân ta tấn công , rừng Chi Lăng mưu đồ đổ sụp

Ngày 20, Liễu Thăng bị quân ta đấnh bại ,núi Mã Yên tử trận phơi thây Ngày 25, Bảo Định bá Lương Minh trận hãm phải bỏ mình

Ngày 28, Thượng thư Lý Khánh kế cùng phải thắt cổ Ta thuận đà, đưa dao tung phá

Giặc bí nước, quay giáo đánh nhau Kế đó, lại tăng quân vây bức bốn bên Hẹn đến giữa tháng 10 nhất tề giệt giặc (2,tr286)

Chiến thắng giặc Minh là chiến thắng của tinh thần đoàn kết và đồng thời cũng là chiến thắng của lòng nhân đức.

Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ quốc sử cổ nhất của nước ta thời trung đại .

Tác phẩm đã ghi chép ngọn ngành cuộc kháng chiến chống quân Minh, sau khi cuộc kháng chiến này kết thúc Ngô Sĩ Liên đã đưa ra những lời bình sử đề cao nhân nghĩa của người anh hùng Lê Lợi “Thế mới biết hoạ đến tột cùng thỉ trị bình mà vững chắc; Nhân nghĩa càng sâu thì ảnh hưởng càng xa” “may mà lịng trời cịn đó, thánh chúa ra đời, chinh phục bằng nghĩa, đánh dẹp bằng nhân non sông mới được đổi mới nhật nguyệt mới lại sáng tươi. Nhân dân từ đây bình yên, nước nhà từ đây thuận trị. Như vậy qua cách bình sử của Ngô Sĩ Liên hay qua cách nhìn nhận của rất nhiều trí thức Đại Việt lúc bấy giờ họ đều đề cao “nhân đức” của

người đứng đầu. Mọi thắng lợi trong lịch sử không phải là do địa thế hiểm yếu mà là thắng lợi của lòng nhân đức. Lịch sử vận hành của các triều đại phong kiến là lịch sử vận hành của các hoàng đế, nên nhân đức của nguời lãnh đạo, của các bậc đế vương sẽ quyết định sự thịnh suy trong cơng cuộc trị vì.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư nhân đức của người bậc đế vương là vấn đề

được quan tâm hàng đầu của các nhà sử học. Ngơ Sĩ Liên qua những lời bình sử cũng ln địi hỏi người làm vua phải có nhân có đức. Ơng đã từng nhắc đến lời trong sách Trung dung “Người có đức lớn thế nào cũng có ngơi, thế nào cũng có danh, thế nào cũng sống lâu”. Nội dung của chữ “đức” ở các đấng minh quân được các nhà sử học đề cập đến có nghĩa rất rộng: biết dùng người hiền, biết thương dân , biết giữ trọn các đạo trung hiếu, tiết, nghĩa…tuy nhiên Ngô Sĩ Liên cũng nhấn mạnh sự thể hiện của “nhân đức”của các ông vua trong quan hệ với thần dân. Cách chép sử của các bậc thần sử cũng muốn khẳng định một hiện tượng có tính quy luật: Vị vua nào nhân đức thì vương triều đó sẽ trường tồn cịn bất nhân bất nghĩa thì sẽ sớm tiêu vong .. Trong bài Việt giám thông khảo tổng luận của Lê Tung dâng lên vua Lê Tương Dực đã tổng kết sự thịnh của các triều đại phong kiến. Tác giả cho rằng: điều quyết định sự thịnh suy trong cơng cuộc trị vì vẫn là nhân đức của các bậc đế vương. Xuyên suốt Đại Việt sử ký toàn thư từ họ Hồng Bàng cho đến năm 1675, lịch sử tồn tại của các vương triều phong kiến trong Đại Việt sử ký toàn

thư sẽ là minh chứng hùng hồn cho triết lý “tại đức bất tại hiểm”:

“Kể từ khi Kinh Dương Vương, họ Hồng Bàng nối dịng dõi Thần Nơng, lấy con gái vua Động Đình, sáng rõ đạo vợ chồng theo đúng nguồn phong hoá, vua lấy đức mà cảm hoá dân, giũ áo khoanh tay. Dân cày ruộng đào giếng, ra ngồi thì làm lụng, trở về thì nghỉ ngơi, chẳng phải phong tục thái cổ của Viên Đế ư ?

Lạc Long Quân nối đời Hồng Bàng, lấy con gái họ Âu Lạc mà có điềm lành sinh trăm con trai…hưởng nước trải nhiều năm, rất lâu dài đã giàu thọ lại nhiều con trai, từ xưa nay chưa từng có

Hùng Vương nối nghiệp của Lạc Long, chăm ban đức huệ để vỗ yên dân, chuyên nghề làm ruộng, chăn tằm, không lo can qua chinh chiến, con cháu nối đời đều gọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, trải qua hai nghìn năm” (1,tr118)

An Dương Vương sở dĩ mất nước là vì “hưng cơng dắp thành có phần khơng dè sức dân , cho nên thần thác vào rùa vàng để răn bảo”(1,tr140).

“Triệu Vũ Đế nhân loạn nhà Tần, chiếm lấy đất Lĩnh Biểu đóng đơ ở Phiên Ngung, cùng với Hán Cao Tổ làm đế một phương, có lịng nhân thương dân, có mưu trí giữ nước. Vũ cơng khiến Tàm Tùng phải kinh sợ, văn giáo khiến Tượng Quận được chấn hưng, lấy thi thư mà biến đổi tục nước, lấy nhân nghĩa mà cố kết lòng người, dạy dân cày trồng, nước giàu binh mạnh…Nam Bắc chung vui, nước nhà vô sự, hưởng nước hơn một trăm năm, đúng là bậc anh hùng tài lược”

“Đinh Tiên Hồng bỏ con đích lập con nhỏ, mà ân tình cha con trái lìa; lập năm hồng hậu ngang nhau mà tình nghĩa vợ chồng rối loạn, yêu dùng Đỗ Thích để thành hoạ cướp ngơi giết vua, mà đạo vua tơi khơng cịn. Thế thì họ Đinh dấy lên là do Tiên Hồng, khơng phải là mệnh trời khơng giúp, chính là do mưu của người khơng ra gì”(1,tr122)

“ Ngoạ Triều khơng đáng ngơi vua, giết anh, ngược dân, dùng hình bằng lửa đốt dao cưa, làm ngục ở ngọn cây chuồng nước, mê đắm nữ sắc thương tổn sinh linh, dẫu muốn khơng mất, có thể được khơng ?”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu giá trị văn học của đại việt sử kí toàn thư (Trang 92 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)