MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng (Cd Pb) tích lũy trong đất và một số loài giun đất tại bãi rác Khánh Sơn thành phố Đà Nẵng. (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Giá trị pH tại khu vực nghiên cứu

Ở mơi trường có độ pH thấp thì sự hịa tan và tính linh động của các KLN tăng lên, ngược lại khi môi trường có độ pH cao thì tính linh động của các KLN giảm xuống do đó KLN sẽ tồn tại dưới dạng hợp chất kết tủa và lắng đọng chúng rất khó phân hủy qua thời gian [2]. Kết quả đánh giá pH đất tại khu vực nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Chỉ số pH trong đất qua 2 đợt thu mẫu

Khu vực Đợt 1 Đợt 2 Trung bình Xếp loại

KV 1 5.98  1.42 5.71  0.75 5.84  1.08 Chua ít

KV 2 5.62  0.26 5.63  0.87 5.63  0.75 Chua ít

KV 3 5.77  0.13 5.82  0.45 5.79  0.43 Chua ít

KV 4 4.05  0.28 4.75  0.48 4.40  0.38 Chua nhiều

Hình 3.1. pH đất qua 2 đợt thu mẫu

0 1 2 3 4 5 6 7 8

Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4

pH

Đợt 1 Đợt 2

Qua phân tích ANOVA và kiểm tra LSD ở mức α = 0.05 cho thấy, pH trong đất giữa 2 đợt tại mỗi điểm khơng có sự khác nhau có ý nghĩa. Sự biến động pH giữa 2 đợt thu mẫu là tương đối thấp, cụ thể, giá trị pH đất tại khu vực nghiên cứu nằm trong khoảng 4.05 – 5.98, trong đó, pH tại khu vực 4 (kênh xả nước rỉ rác đã qua xử lí ra môi trường) là thấp nhất trung bình 4.40  0.38, theo thang đánh giá pH của Trần Văn Chính (2010) [5] là loại “chua nhiều”. Chỉ số pH tại khu vực 1 là cao nhất (hệ thống hồ xử lí nước rỉ rác) là 5.84  1.08, theo thang đánh giá là loại “chua ít”. Điều này có thể được giải thích là do nước rỉ rác trong q trình xử lí được làm giảm pH tạo môi trường axit là điều kiện thuận lợi cho các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ dễ dàng phản ứng với hóa chất xử lí, nên nước rỉ đầu ra thường có pH thấp hơn sau khi xử lí. Nước rỉ rác khơng được quản lí chặt chẽ rất dễ thâm nhập vào môi trường đất và ảnh hưởng đến điều kiện lí hóa của đất tại khu vực xung quanh. Vì vậy, pH tại khu vực kênh xả nước nước rỉ rác thường thấp hơn bình thường. Tại khu vực 1, nơi chôn lấp chất thải sinh hoạt, rác thải chôn lấp lâu ngày sẽ xảy qua q trình metan hóa, giá trị pH sẽ dao động khoảng từ 5.5 – 7.5, các giá trị khác như BOD, COD, TOC và nồng độ chất dịnh dưỡng trong giai đoạn này sẽ rất thấp [14].

Nhìn chung, mơi trường đất tại các khu vực này có độ pH tương đồng, tương đối thấp, có tính axit nhẹ, điều này có thể làm tăng độ linh động của các KLN trong đất và tăng khả năng tích lũy KLN trong cơ thể sinh vật [35].

Kết quả nghiên cứu của đề tài phù với nghiên cứu của Agbaire và cộng sự (2012) [26] về sự tích lũy sinh học kim loại nặng trong giun đất Lumbricus terestris và đất tại bãi rác thuộc Abraka, Nigeria với các giá trị pH dao động 4.5 - 5.7 đất có tính axit, phù hợp với môi trường sống của giun tại khu vực này, khẳng định pH của môi trường ảnh hưởng lớn đến kim loại trong đất và mức độ tích tụ kim loại trong mơ của giun.

3.1.2. Hàm lượng kim loại nặng Cd và Pb trong đất tại bãi rác Khánh Sơn

Để xác định hàm lượng Cd và Pb trong môi trường đất tại khu vực nghiên cứu, đề tài tiến hành xác định hàm lượng Cd và Pb trong đất qua 2 đợt thu mẫu vào

tháng 11/2014 và tháng 2/2015. Kết quả phân tích hàm lượng Cd và Pb trong đất được thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.2. Hàm lượng Pb và Cd trong đất (mg/kg)

Khu vực Đợt thu mẫu Cd (mg/kg) Pb (mg/kg)

KV1 Đợt 1(n = 3) 0.0048 ± 0.00082 15.59 ± 2.12 Đợt 2 (n = 3) 0.0009 ± 0.00008 11.82 ± 2.24 Tb ± sd (n = 6) 0.0060 ± 0.00045 13.70 ± 2.18 KV2 Đợt 1(n = 3) 0.0114 ± 0.00215 9.19 ± 1.90 Đợt 2 (n = 3) 0.0012 ± 0.00045 9.32 ± 1.62 Tb ± sd (n = 6) 0.0064 ± 0.00130 9.26 ± 1.76 KV3 Đợt 1(n = 3) 0.0061 ± 0.00164 5.82 ± 1.84 Đợt 2 (n = 3) 0.0027 ± 0.00092 18.71 ± 2.41 Tb ± sd (n = 6) 0.0088 ± 0.00128 12.26 ± 2.12 KV4 Đợt 1(n = 3) 0.0005 ± 0.00009 2.10 ± 0.21 Đợt 2 (n = 3) 0.0007 ± 0.00018 9.87 ± 1.45 Tb ± sd (n = 6) 0.0011 ± 0.00014 5.99 ± 0.83 QCVN 03:2008/BTNMT ≤ 2 mg/kg ≤ 70 mg/kg

Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) và kiểm tra LSD cho thấy có sự khác nhau ý nghĩa (α = 0.05) về hàm lượng Cd trong đất qua các đợt thu mẫu của 4 khu vực nghiên cứu. Trong đợt 1, hàm lượng Cd đạt mức trung bình cao nhất tại khu vực 2 (xung quanh bể phốt) là 0.0114 ± 0.01708 mg/kg, tiếp đến là các mẫu thu tại khu vực 3 (xung quanh hệ thống xử lí nước rỉ rác) 0.0061 ± 0.00210 mg/kg, khu vực 1 (xung quanh bãi rác sinh hoạt) 0.0051 ± 0.00430 mg/kg và thấp nhất khu vực 4 (xung quanh kênh xả nước rỉ rác đã qua xử lí ra mơi trường) 0.0005 ± 0.00081 mg/kg. So sánh với QCVN 03: 2008/BTNMT (Cd ≤ 10 mg/kg) [7] về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất, hàm lượng Cd trong đất tại bãi rác Khánh Sơn không vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Hình 3.2. Hàm lượng Cd trong đất

So sánh với kết quả nghiên cứu của Võ Văn Minh [17] tại phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, hàm lượng Cd trong đất dao động từ 0.1110 – 0.1174 mg/kg, nghiên cứu của Spurgeon và Hopkin (1999) cho hàm lượng Cd tại Avonmouth (Anh) dao động từ 0.0127 – 0.467 mg/kg [37]. Cho thấy hàm lượng Cd trong đất tại khu vực nghiên cứu vẫn còn rất thấp, môi trường tại khu vực bãi rác Khánh Sơn khơng có sự ơ nhiễm Cd.

Hình 3.3. Hàm lượng Pb trong đất 0.000 0.002 0.004 0.006 0.008 0.010 0.012 0.014 0.016 KV1 KV2 KV3 KV4 Cd (mg/kg) Đợt 1 Đợt 2 0 5 10 15 20 25 KV1 KV2 KV3 KV4 Pb (mg/kg) Đợt 1 Đợt 2

Hàm lượng Pb trong môi trường đất ở 4 khu vực nghiên cứu so với QCVN 03: 2008/BTNMT (Pb ≤ 300 mg/kg) Pb vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Trong đó, mẫu đất thu tại khu vực 3 (xung quanh hệ thống xử lí nước rỉ rác) đợt 2 có hàm lượng Pb cao nhất là 18.71 ± 24.87 mg/kg, khu vực 4 (xung quanh kênh xả nước rỉ rác đã qua xử lí ra mơi trường) thu vào đợt 1 hàm lượng Pb trong đất thấp nhất 2.10 ± 0.21 mg/kg.

So sánh kết quả của đề tài với nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hà (2011) [20] và Nguyễn Thị Lan Hương (2014) [12] cho thấy, hàm lượng Pb tại khu vực nghiên cứu ở mức trung bình, cụ thể, theo nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hà tại khu cơng nghiệp Hịa Khánh có hàm lượng Pb tổng số dao động từ 8.27 – 66.32 mg/kg, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2014) tại vùng sông Nhuệ thuộc Hà Nội cho kết quả Pb trong đất thu vào tháng 7 dao động từ 30.1 – 68.3 mg/kg, vào tháng 3 là 24.1 – 66.7 mg/kg.

Nhìn chung, hàm lượng Cd và Pb trong môi trường đất tại khu vực nghiên cứu ở mức trung bình và khơng vượt quá giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất công nghiệp chứng tỏ môi trường tại khu vực nghiên cứu chưa có dấu hiệu ô nhiễm Cd và Pb.

Một phần của tài liệu Đánh giá mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng (Cd Pb) tích lũy trong đất và một số loài giun đất tại bãi rác Khánh Sơn thành phố Đà Nẵng. (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)