ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng (Cd Pb) tích lũy trong đất và một số loài giun đất tại bãi rác Khánh Sơn thành phố Đà Nẵng. (Trang 27 - 32)

NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài Giun đất thuộc giống Pheretima, họ Megascolecidae, bộ Lumbricimorpha thuộc lớp giun ít tơ Oligochaeta, ngành

giun đốt (Annelida) xung quanh bãi rác Khánh Sơn, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Hình 2.1. Giun đất (giống Pheretima)

Đề tài được thực hiện từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015. Tiến hành thu mẫu vào 2 đợt: đợt 1 vào tháng 11 năm 2014 và đợt 2 vào tháng 2 năm 2015.

Tiến hành thu mẫu tại 4 khu vực xung quanh bãi rác Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Mỗi khu vực chọn 3 điểm để thu mẫu, mỗi điểm cách nhau ít nhất 2 m, thu theo kiểu tam giác [8]. Cụ thể: khu vực 1: xung quanh bãi rác sinh hoạt, khu vực 2: xung quanh bể phốt, khu vực 3: xung quanh hệ thống hồ xử lí nước rỉ rác, khu vực 4: xung quanh kênh xả nước rỉ rác đã qua xử lí ra mơi trường.

Hình 2.2. Sơ đồ các khu vực nghiên cứu

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp hồi cứu số liệu

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp hồi cứu để có những dữ liệu về: vị trí địa lý vùng nghiên cứu, các nguồn gây ô nhiễm KLN trên thế giới và Việt Nam, một số nghiên cứu trong và ngoài nước về hàm lượng KLN trong đất và giun đất, đặc điểm thành phần giun tại thành phố Đà Nẵng, đặc điểm các tính chất kim loại Pb, Cd.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Mẫu giun đất: Tiến hành thu mẫu qua 2 đợt ở các địa điểm nghiên cứu, giun đất được thu trong các hố đào có kích thước 50 × 50 cm , được đào theo độ sâu của phẫu diện đất với các lớp dày 10cm các tầng đất (A0 = Lớp thảm; A1 = 0 – 10 cm; A2 = 10 – 20 cm...) cho đến khi khơng cịn thu được mẫu [36].

Hình 2.3. Phẫu diện thu mẫu

Mẫu được bảo quản trong túi vải có chứa đất tại điểm thu, có dây rút và ghi nhãn đầy đủ về thời gian, địa điểm, sinh cảnh sau đó đựng trong thùng xốp để chuyển về phịng thí nghiệm, tiếp đó mẫu giun sẽ được làm sạch và cuốn vào vải

trắng để bảo quản trong cồn 700 trước khi phân loại tại phịng thí nghiệm Cơng nghệ

môi trường, Khoa Sinh - Môi Trường, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

Hình 2.4. Mẫu đất được đựng trong túi

polyethylene có khóa kéo

Hình 2.5. Mẫu giun được đựng trong túi

vải có dây rút

Mẫu đất được tiến hành thu đồng thời với mẫu giun. Lấy mẫu đất tầng mặt 0 – 30 cm theo từng khu vực. Mẫu đất sau khi thu được đựng trong túi polyethylene có khóa kéo ở miệng, dán nhãn ghi đầy đủ về thời gian, địa điểm, sinh cảnh sau đó đựng trong thùng xốp để chuyển về phịng thí nghiệm Cơng nghệ mơi trường, Khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng để xử lý và bảo quản [3].

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghi ệm

a) Phương pháp phân tích mẫu đất

Xử lý sơ bộ đất để phân tích hóa lý theo TCVN 6647: 2000 [6]. Mẫu đất được loại bỏ đất đá mảnh vụn sau đó phơi khơ tự nhiên, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời rồi nghiền bằng cối sứ thành bột, rây qua rây có kích thước 2 mm.

Xác định chỉ tiêu pH của đất: Dùng thìa 5 ml để lấy mẫu đất cho vào bình tam giác có nắp kín rồi thêm 25 ml dung dịch KCl đã được hòa tan (1.47 g KCl chuẩn độ đến 1000 ml) gấp năm lần thể tích mẫu thử. Rồi lắc mẫu bằng máy lắc chờ ít nhất 1 giờ. Sau đó đo pH bằng máy đo pH - meter. Đọc giá trị khi máy ở trạng thái ổn định, lấy đến 2 chữ số thập phân [10].

Xử lý mẫu đất: Áp dụng theo TCVN 6649: 2000 về Chất lượng đất – Chiết các nguyên tố vết tan trong nước cường thủy [2]. Cân 1 gam mẫu đất khô, cho vào

ống thử, sau đó cho vào 7 ml HCl và 2.33 ml HNO3, để ngâm trong 16 giờ ở nhiệt

độ phịng. Sau đó cơng phá mẫu bằng máy VELF - DK20 trong 2 giờ. Lấy ra để nguội, để yên bình phản ứng cho lớp cặn lắng xuống, rồi lọc qua giấy lọc thường

sau đó lọc qua giấy kim loại nặng, định mức lên 100 ml bằng HNO3 0.5%.

Xác định hàm lượng kim loại trong mẫu đất bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS tại phịng thí nghiệm Khoa Sinh Mơi Trường.

b) Phương pháp phân tích mẫu giun

Mẫu giun được tiến hành định loại dựa theo khóa phân loại giun đất của Thái Trần Bái (1983) [1].

Xử lý mẫu giun: Mẫu giun đất được sấy khô đến độ khô tuyệt đối, nghiền nhỏ bằng cối sứ. Sau đó cân chính xác 1 g đất khơ, cho vào ống thử, sau đó cho vào

7 ml HCl và 2.33 ml HNO3, để ngâm trong 16 giờ ở nhiệt độ phịng. Sau đó đun sơi

bằng máy công phá mẫu VELF - DK20 trong 1 giờ. Lấy ra để nguội, để yên bình phản ứng cho lớp cặn lắng xuống, rồi lọc một lần giấy lọc thường sau đó lọc qua

giấy lọc kim loại nặng, định mức lên 100 ml bằng HNO3 0.5%.

Xác định hàm lượng kim loại trong mẫu giun bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS tại phịng thí nghiệm Khoa Sinh - Môi trường.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Xử lý số liệu thống kê và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel. So sánh các giá trị trung bình bằng phương pháp phân tích ANOVA và kiểm tra LSD với mức ý nghĩa α = 0.05. Các giá trị trong phân tích tương quan được chuyển dạng theo cơng

Một phần của tài liệu Đánh giá mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng (Cd Pb) tích lũy trong đất và một số loài giun đất tại bãi rác Khánh Sơn thành phố Đà Nẵng. (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)