Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ cho cán bộ, công chức thuộc huyện tân hiệp, tỉnh kiên giang (Trang 40 - 44)

9. Cấu trúc đề tài

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.2.1 Kỹ năng

Theo tác giả Lê Văn Hồng (2008), Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để thực hiện thành công một nhiệm vụ. Kỹ năng phải đƣợc học và tập luyện mới có đƣợc, hình thành trong quá trình sống và trong quá trình hoạt động của con ngƣời.

Theo từ điển giáo dục học, kỹ năng là khả năng thực hiện đúng những hành động, hoạt động phù hợp với mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ. Để hình thành đƣợc kỹ năng, trƣớc hết cần có kiến thức làm cơ sở cho hành động (Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, 2001).

Theo V.S. Cudin và V.A Cruchetxki cho rằng, Kỹ năng là phƣơng thức thực hiện hành động đã đƣợc con ngƣời nắm vững. Theo họ, chỉ cần nắm vững phƣơng thức hành động, là con ngƣời đã có kỹ năng, khơng cần tính đến kết quả của hành động (Nguyễn Văn Lũy – Lê Quang Sơn, 2015, tr.79).

Kỹ năng đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên theo ngƣời nghiên cứu kỹ năng đƣợc hiểu là: Khả năng vận dụng những kiến thức đƣợc tích lũy trong cuộc sống vào những hoàn cảnh cụ thể nhằm giải quyết hợp lý và hiệu quả các vấn đề gặp phải.

1.2.2 Khái niệm kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là quá trình trao đổi thơng tin, tƣ tƣởng và tình cảm giữa ngƣời với ngƣời. Là phƣơng tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để kết nối mối quan hệ giữa chúng ta với ngƣời xung quanh. Theo Nguyễn Văn Lũy (2015) cho rằng, “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa ngƣời với ngƣời. Thơng qua đó, con ngƣời trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hƣởng đến tác động qua lại với nhau”.

Theo tâm lý học giao tiếp, kỹ năng giao tiếp là “khả năng cụ thể của mỗi con ngƣời, vận dụng những kiến thức thu đƣợc vào quá trình tiếp xúc giữa ngƣời với ngƣời (Nguyễn Văn Lũy, 2015).

Theo tác giả Nguyễn Thị Thƣơng Thƣơng (2016), kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng có hiệu quả những tri thức về q trình giao tiếp, cũng nhƣ sử dụng có hiệu quả và phối hợp các phƣơng tiện giao tiếp, để đạt đƣợc mục đích trong giao tiếp.

Từ đó, theo ngƣời nghiên cứu kỹ năng giao tiếp đƣợc định nghĩa là khả năng vận dụng phù hợp các kiến thức, phối hợp hiệu quả giữa các phƣơng pháp và phƣơng tiện trong quá trình giao tiếp để đạt đƣợc mục tiêu.

1.2.3 Khái niệm kỹ năng giao tiếp hành chính

Dựa theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg, ngày 02/8/2007 của Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa cơng sở các cơ quan hành chính nhà nƣớc và Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV, ngày 26/02/2007 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ về việc Ban hành về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phƣơng, thì:

- Giao tiếp trong hành chính, là hoạt động xác lập mối quan hệ và sự tiếp xúc giữa con ngƣời với nhau trong phạm vi hành chính, nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Hoạt động giao tiếp trong hành chính diễn ra qua các hình thức, nhƣ: giao tiếp và ứng xử với nhân dân; giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp; giao tiếp qua điện thoại.

- Kỹ năng giao tiếp hành chính, là việc con ngƣời vận dụng các kiến thức đã đƣợc tiếp thu vào quá trình giao tiếp trong hành chính theo đúng qui định, đúng nguyên tắc một cách có hiệu quả và đạt đƣợc mục tiêu. Ngoài ra, trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tơn trọng. Ngơn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc, khơng nói tục, nói tiếng lóng, qt nạt.

Theo tác giả Bùi Quang Xn, Giao tiếp hành chính là tồn bộ các hình thức giao tiếp đƣợc thực hiện trong bối cảnh thực thi công vụ, do các bên tham gia công vụ thực hiện và để thực thi công vụ (Bùi Quang Xuân).

Từ đó, theo ngƣời nghiên cứu kỹ năng giao tiếp hành chính đƣợc hiểu là khả năng vận dụng phù hợp các kiến thức cũng nhƣ khả năng phối hợp hiệu quả giữa

các phƣơng pháp và phƣơng tiện trong quá trình giao tiếp thực thi công vụ để đạt đƣợc mục tiêu về giao tiếp ứng xử với nhân dân và đồng nghiệp.

1.2.4 Khái niệm kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là tiến trình tâm lý, là để hết tâm trí vào lời nói, cử chỉ, điệu bộ của ngƣời nói.

Kỹ năng lắng nghe là khả năng quan tâm đến lời nói và tâm trạng, cảm xúc ẩn chứa bên trong, nhận diện đƣợc nhu cầu của ngƣời nói, thể hiện sự tơn trọng của mình đối với ngƣời nói (Nguyễn Văn Lũy, 2015).

Theo đó, kỹ năng lăng nghe đƣợc định nghĩa là khả năng vận dụng những hành động, cử chỉ thể hiện cảm xúc, sự quan tâm và sự tơn trọng cho ngƣời nói trong quá trình giao tiếp.

1.2.5 Khái niệm kỹ năng phản hồi

Phản hồi là đƣa ra thông tin xác nhận lại, hay đóng góp những ý kiến để phát triển những thơng tin có đƣợc. Việc đƣa ra những thơng tin phản hồi, hiệu quả, sẽ kích kích thích tinh thần làm việc, cũng nhƣ thành tích làm việc tốt hơn và ngƣợc lại. Bên cạnh đó, nhu cầu nhận thơng tin cũng là cần thiết trong giao tiếp.

Kỹ năng phản hồi là khả năng sử dụng thông tin phù hợp trong quá trình giao tiếp, làm cho đối tƣợng tiếp nhận thông tin cảm thấy hứng thú và hài lịng (Nguyễn Văn Lũy, 2015).

Từ đó, khái niệm kỹ năng phản hồi đƣợc ngƣời nghiên cứu định nghĩa là khả năng sử dụng những kiến thức, thái độ, cảm xúc, cử chỉ, ánh mắt và trái tim để giúp ngƣời nghe cảm thấy hài lòng, thỏa mãn và mến phục.

1.2.6 Khái niệm phƣơng pháp

Phƣơng pháp có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Methods”, có nghĩa là “con đƣờng”. Phƣơng pháp là hệ thống các nguyên tắc, những yêu cầu mà con ngƣời phải thực hiện để đạt mục những mục tiêu nhất định. Theo Ulrich Lipp, ông cho rằng: “phƣơng pháp chỉ là công cụ để giúp đạt đƣợc mục tiêu học tập” (Đinh Văn Tiến, Nguyễn Thị Minh Phƣợng (2012, tr17).

Theo Luật Giáo dục 2005 ghi rõ, Phƣơng pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học; bồi dƣỡng cho ngƣời học năng lực tự học, khả năng thực hành, lịng say mê học tập và ý chí vƣơn lên [Luật Giáo dục 2005, Điều 2-Khoản 2].

1.2.7 Khái niệm về bồi dƣỡng

Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 05/3/2010 của Chính phủ, bồi dƣỡng đƣợc giải thích là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc (Luật Giáo dục, 2005).

Theo tác giả Nguyễn Nhƣ Ý (1998), Bồi dƣỡng là: (1) Làm cho khỏe thêm, mạnh thêm; (2) Tốt hơn, giỏi hơn.

Theo tác giả Hoàng Phê (2010), Bồi dƣỡng là: (1) làm tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ; (2) Làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất ngƣời học.

Từ đó, khái niệm bồi dƣỡng trong đề tài này đƣợc ngƣời nghiên cứu tiếp cận theo hƣớng làm tăng thêm năng lực, phẩm chất, kỹ năng làm việc của cán bộ công chức, giúp cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ đƣợc giao.

1.2.8 Khái niệm phƣơng pháp bồi dƣỡng

Phƣơng pháp bồi dƣỡng, là bồi dƣỡng bằng phƣơng pháp tích cực, phát duy tính tự giác, chủ động và tƣ duy sáng tạo của ngƣời học, tăng cƣờng trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên (Nghị định số 18/010/NĐ-CP, ngày 05/3/2010, Điều 14-15).

Ngoài ra, phƣơng pháp bồi dƣỡng kết hợp giữa lý thuyết, thực hành, trao đổi, giải đáp trên lớp, tự học và tìm hiểu thực tế tại các đơn vị (Thơng tƣ số 24/2016/TT- BGDĐT, ngày 14/11/2016).

Phƣơng pháp bồi dƣỡng đƣợc ngƣời nghiên cứu định nghĩa là cách thức thực hiện có hệ thống các nguyên tắc nhằm giúp ngƣời học tăng thêm kiến thức, kỹ năng và thái độ trong công việc thực tiễn.

1.2.9 Khái niệm phƣơng pháp dạy học tích cực

Theo tác giả Vũ Hồng Tiến (2007), phƣơng pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, đƣợc dùng ở nhiều nƣớc, để chỉ những phƣơng pháp giáo dục,

dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ngƣời học. Đây là phƣơng pháp phát huy tính tích cực cho ngƣời học, chứ khơng phải phát huy tính tích cực của ngƣời dạy.

1.2.10 Khái niệm phƣơng pháp giáo dục ngƣời lớn

Phƣơng pháp giáo dục ngƣời lớn (Adult Education; Andragogy), là thuật ngữ chỉ toàn bộ những q trình giáo dục có tổ chức, bất kể nội dung, trình độ và phƣơng pháp gì, chính quy hay khơng chính quy, kéo dài hay thay thế giáo dục ban đầu ở trƣờng phổ thông và Đại học hoặc trong thực tập nghề. Mà nhờ đó, những ai đƣợc coi là ngƣời lớn, sẽ phát triển đƣợc khả năng của họ, làm giàu thêm tri thức, nâng cao chất lƣợng chuyên môn hay tay nghề, hoặc họ sẽ phát triển theo phƣơng hƣớng mới, đem lại những thay đổi về thái độ và hành vi trong sự phát triển của cá nhân và sự tham gia của cá nhân vào sự phát triển kinh tế - xã hội (UNESCO, 1993). Từ đó, phƣơng pháp giáo dục ngƣời lớp đƣợc ngƣời nghiên cứu hiểu nhƣ sau:

Phƣơng pháp giáo dục ngƣời lớn là cách thức tổ chức thực hiện có hệ thống các nguyên tắc các đặc điểm là ngƣời lớn nhằm giúp ngƣời học lĩnh hội đƣợc kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng nhƣ kinh nghiệm làm việc hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ cho cán bộ, công chức thuộc huyện tân hiệp, tỉnh kiên giang (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)