1.Vốn chủ sở hữu (đồng) 17.745.366.198 21.486.969.403 +3.741.603.205 2. Tổng số luân chuyển (đồng) 68.883.423.475 69.597.051.526 + 713.620.051 3.Lợi nhuận sau thuế (đồng) 1.976.202.267 2.931.422.915 + 955.220.648 4.Hệ số quay vòng vốn chủ sở hữu
= (2)/(1) 3,881 3,239 -0,642
5.Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu
= (3)/(1) 0,111 0,136 +0,025
(Nguồn:Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Công ty BMC, Công ty cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng)
90
Đến lượt Công ty cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng, hệ số quay vòng vốn chủ sở hữu năm 2006 đạt 3,239 (giảm 0,642 đơn vị) so với năm 2005, còn hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu lại tăng 0,025 đơn vị của năm 2006 so với năm 2005. Xét theo mối liên hệ, họ kết luận những con số này nó cũng đã phản ánh được thực tế về tình hình kinh doanh của công ty, rõ ràng lượng tiền tham gia vào quá trình kinh doanh trong năm 2006 giảm 3.130.822.935 đồng (tức là giảm 8,83%), với tính thanh khoản của đồng tiền trong quá trình lưu thông cũng đã hạn chế đi những cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp và tất yếu xảy ra tình trạng nói trên khi tính toán các chỉ tiêu này.
Trong khi đó, kết quả tính toán của Công ty BMC lại có sự tăng lên đồng loạt ở cả hai chỉ tiêu hệ số quay vòng vốn chủ sở hữu năm 2006 đạt 1,153 (tăng 0,095 đơn vị), còn hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu lại tăng 0,081 đơn vị của năm 2006 so với năm 2005.
Một vấn đề trăn trở đặt ra cho các doanh nghiệp khai thác sa khoáng Titan tại sao lại có sự khác biệt về hiệu quả giữa các con số ở các doanh nghiệp khi tính toán cùng một chỉ tiêu như vậy. Từ những yêu cầu đặt ra của quá trình xem xét thực trạng hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp đã phần nào giải đáp được thắc mắc của mình khi mắt xích các vấn đề nghiên cứu với nhau, đó là: Trên thực tế, các công ty chỉ tổ chức hoạt động sản xuất của mình căn cứ trên nhu cầu của khách hàng truyền thống, và một phần còn lại là nguồn thông tin thị trường được cung cấp thông qua sự hoạt động của Hiệp hội Titan Việt Nam. Qua đó, thị trường tiêu thụ cũng đang là một trong những mối quan tâm thường trực của các doanh nghiệp; đồng thời nó cũng phản ánh một thực tế là khả năng khuếch trương thị trường của các công ty còn rất hạn chế, thiếu sự chủ động.
Việc quản lý không chặt các khoản mục chi phí phát sinh đột biến trong kỳ đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh, đặc biệt là khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Một lý do cũng góp phần tác động đến hai chỉ tiêu hệ số quay vòng vốn chủ sở hữu và hệ số doanh lợi vốn
91
chủ sở hữu là tỷ lệ nguồn vốn nằm trong giá trị đầu tư tài sản cố định là chủ đạo, đòi hỏi phải có thời gian cho việc thực hiện khấu hao.
Từ đây, đã dẫn dắt đến một vấn đề là lợi nhuận và doanh thu có biến đổi theo chiều hướng gia tăng qua các năm nhưng giá trị mà doanh nghiệp thu về chưa tương xứng với tổng số vốn đầu tư trong kỳ. Mặt khác, khi tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh chưa xây dựng mối liện hệ phân tích giữa thời điểm đầu tư mới và đưa vào sử dụng tài sản cố định với tỷ lệ biến đổi của vốn chủ sở hữu, doanh thu và lợi nhuận trước khi đưa ra kết luận nên kết luận của vấn đề nghiên cứu chưa sâu sắc dẫn đến giải pháp khắc phục hàng năm mang tính “hớt ván” là chủ yếu. Nâng cao hiệu quả kinh doanh đòi hỏi họ càng phải nhanh chóng tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam. Để làm được điều này cần thiết phải có tính lôgich xuyên suốt của tập hợp các chỉ tiêu trong quá trình phân tích hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, và đây cũng là vấn đề đặt ra mà các doanh nghiệp khai thác khoảng sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp khai thác sa khoáng Titan nói riêng chưa làm được.
2.2.6. Phân tích hiệu quả xã hội qua tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Bên cạnh việc phân tích hiệu quả kinh doanh của mình bằng cách đánh giá các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, chi phí, các doanh nghiệp này đã tiến hành xem xét tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, và qua đó họ có thể lượng hóa giá trị hiệu quả xã hội, theo họ doanh nghiệp nào hoàn thành tốt và đúng tiến độ về tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước tức là kinh doanh có hiệu quả, hay nói cách khác doanh nghiệp đạt chỉ tiêu hiệu quả xã hội khi tổ chức quá trình kinh doanh của mình.
Trong năm 2005 và 2006, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đều đã cố gắng để hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Ngân sách Nhà nước. Thông qua bảng 2.13, Công ty Liên doanh Bimal và Công ty Phát triển Khoáng sản 5
92
đều có số tiền nộp vào Ngân sách Nhà nước tăng, nhưng tỷ lệ % đã nộp vào ngân sách của năm 2006 lại giảm hơn so với năm 2005 (Công ty Phát triển Khoáng sản 5 trong năm 2006 nộp vào ngân sách Nhà nước là 1.273.959.350 đồng tăng 25,19%, nhưng tỷ lệ nộp lại giảm 1,8% so với năm 2005).
Bảng 2.13: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam
(ĐVT: đồng)
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Tuyệt đối Tương đối (%) I.CÔNG TY LIÊN DOANH BIMAL
1. Số tiền đã nộp vào cho NSNN 1.654.269.517 1.754.462.971 100.193.454 6,056 2. Sô tiền phải nộp vào NSNN 1.835.120.017 1.754.462.971 -80.657.046 -4,395 2. Sô tiền phải nộp vào NSNN 1.835.120.017 1.754.462.971 -80.657.046 -4,395 3.Tỷ lệ % đã nộp vào
NSNN=(1)/(2)
90,0 100 +10