Tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 76)

2.2. Tình hình thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên

2.2.4. Tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

2.2.4.1. Tư vấn việc làm, định hướng nghề nghiệp.

Công tác tuyên truyền, định hướng hướng nghiệp, dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cho thanh niên nói chung và TNNT nói riêng ln được các cấp, các ngành, chính quyền địa phương chú trọng thực hiện. Đến nay, huyện Quảng Điền đã cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho hệ thống đào tạo nghề cho thanh niên với 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường cao đẳng nghề. Với cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo và đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ, các trường, trung tâm đã tăng cường chiêu sinh, hướng nghiệp bảo đảm thiết thực, hiệu quả giúp thanh niên có nhận thức, định hướng đúng đắn về lao động, nghề nghiệp, việc làm, nhu cầu thị trường lao động và có cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ nơng nghiệp huyện cũng đã thường xuyên quan tâm tổ chức các đồn học tập mơ hình, kinh nghiệm và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ở các địa phương đối với những thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp và phát triển kinh tế.

Tổ chức điều tra khảo sát biến động thị trường lao động về cung cầu lao động với số hộ đã tiến hành cập nhật thông tin là 20.888 hộ, số đối tượng biến động là 14.200 người, đã tiến hành thống kê, cập nhật thông tin 658 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện (trong đó: 422 người lao động có trình độ sơ cấp, 118 lao động có trình độ trung cấp, 46 lao động có trình độ cao đẳng, 72 lao động có trình độ Đại học) với mức thu nhập bình quân khoảng 5,8 triệu đồng/1 tháng.

UBND huyện đã chỉ đạo triển khai Đề án “Tuyển chọn những thanh niên xuất ngũ về địa phương để quy hoạch, đào tạo và bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn”, Đề án “Hướng nghiệp, đào tạo nghề cho thanh niên xuất ngũ”; tổ chức tư vấn hướng nghiệp, việc làm, đào tạo nghề cho hơn 450 thanh niên xuất ngũ, hồn thành nghĩa vụ qn sự.

61

Cơng tác tổ chức tư vấn việc làm, định hướng nghề nghiệp cho học sinh - sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và THPT cũng được quan tâm chú trọng. Hằng năm, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện, các cơ quan, ban ngành cấp huyện và các doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề cho thanh niên, người lao động như: Ngày hội việc làm thanh niên; Ngày hội hướng nghiệp, dạy nghề; Ngày hội thanh niên công nhân; Sàn giao dịch việc làm; Lớp tập huấn tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, kỹ năng sống, trợ giúp pháp lý cho thanh niên khuyết tật..., Từ năm 2017 - 2020, UBND huyện đã chỉ đạo tổ chức sàn giao dịch, giới thiệu việc làm cho 3.244 thanh niên, trong đó, 1.638 thanh niên tìm được việc làm mới. Tổ chức 66 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất cho 1.647 thanh niên nơng thơn. Từ đó tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở địa phương giảm một cách rõ rệt.

2.2.4.2. Đào tạo nghề.

Công tác đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm. Phòng LĐTB&XH huyện đã thường xuyên phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thơng tin và Thể thao huyện, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện, UBND các xã, thị trấn phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề và các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến tận người lao động; triển khai các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho người dân trên địa bàn, đặc biệt là đào tạo nghề trong lĩnh vực phi nông nghiệp, hướng đến chuyển dịch cơ cấu từ cây trồng, vật nuôi sang phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Thực hiện Quyết định 1.956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trong giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn huyện đã mở nhiều lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, đã đào tạo cho 4.700 lao động tại địa phương. Đồng thời qua các kênh dạy nghề khuyến công, khuyến nông, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, đã đào tạo cho hơn 9.517 lao động. Sau khi học nghề xong, giải quyết việc làm hoặc lao động sau khi học nghề tự tạo việc làm với hơn 3.600 lao động, đạt tỷ lệ 76,6% lao động

62

qua đào tạo nghề có việc làm. Đại đa số các học viên đã tìm được việc làm tại các công ty thuộc khu công nghiệp Phú Bài, Phong Điền,... các xưởng may tại địa phương như: Cơ sở may Triệu Phú; công ty cổ phần may Huy Long, công ty may xuất khẩu Quảng Thành,…

Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Trung tâm Dịch vụ nơng nghiệp thường xun quan tâm tổ chức các đồn ở một số địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Trị,… để học tập mơ hình, kinh nghiệm và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ở các địa phương đối với những thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp và phát triển kinh tế.

2.2.4.3. Tạo việc làm trực tiếp

UBND huyện đã chỉ đạo Phòng LĐTB&XH huyện phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức sàn giao dịch việc làm tại huyện với sự tham gia của hàng trăm hội viên, thanh niên, có nhiều thanh niên tham gia phỏng vấn và được tuyển dụng chính thức; phối hợp với Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện xúc tiến thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn do thanh niên quản lý. Hiện nay, đã có 09 tổ tiết kiệm với tổng dư nợ uỷ thác Ngân hàng CSXH qua kênh Đoàn thanh niên là 15 tỷ đồng tại 08 đơn vị (xã Quảng Thái: 02 tổ; các xã Quảng Phước, Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Lợi, Quảng Phú, Quảng Vinh và Thị trấn Sịa: mỗi đơn vị 01 tổ được thành lập); đã tuyên truyền rộng rãi đến tầng lớp thanh niên về lao động trong và ngoài nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của bản thân, gia đình và xã hội.

Tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ cho thanh niên tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình khuyến nơng, khuyến cơng, xóa đói giảm nghèo, mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ chế biến gỗ, máy gặt đập liên hợp làm ăn có hiệu quả như: cơ khí (Thị trấn Sịa), Cơ khí Bạch Lai (Quảng An), xây dựng mơ hình trang trại nuôi gà kiến, lợn (Quảng Lợi), trồng rau sạch (Quảng Thành), rau má, hoa (Quảng Thọ), cá lồng (Quảng Thọ, Quảng Thái), trồng nấm, mua sắm máy móc phục vụ nơng nghiệp (Quảng Phú),...; góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng trăm thanh niên với mức thu nhập từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng.

63

Bên cạnh đó, UBND huyện đã tiến hành tuyển dụng, thu hút tài năng trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc ưu tiên tuyển dụng các sinh viên đại học tốt nghiệp loại giỏi trở lên về công tác tại huyện nhà. Trong đợt tuyển dụng viên chức giáo dục, UBND huyện đã tuyển dụng 53 chỉ tiêu, trong đó đã tuyển dụng 08 người tốt nghiệp loại giỏi, 34 tốt nghiệp loại khá và 09 người tốt nghiệp loại trung bình (trong đó có 08 trường hợp xét tuyển đặc cách). Ngồi ra, UBND huyện đã quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch 07 Đội viên Đề án 500. Trong đó, đã được Sở Nội vụ xét chuyển 02 Đội viên Đề án 500 công tác tại xã Quảng Phước để bố trí vào cơng chức tại Phịng Nội vụ và và 01 Đội viên Đề án 500 tại xã Quảng Lợi vào cơng chức Văn phịng - thống kê. Bên cạnh đó, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà sốt số lượng cơng chức cấp xã cịn thiếu để có cơ sở đề xuất tiếp nhận Đội viên Đề án 500 chưa được tiếp nhận, bố trí.

2.2.4.4. Chính sách về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

UBND huyện thường xuyên phối hợp với Trung tâm xúc tiến việc làm tỉnh, các công ty xuất khẩu lao động để tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn nâng cao nhận thức về công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tổ chức tư vấn, hướng dẫn người lao động nông thôn thực hiện các thủ tục, chế độ khi tham gia xuất khẩu lao động nhằm góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. Năm 2019 đã có 120 thanh niên được xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài (đạt 16% kế hoạch) và 65 thanh niên đã hoàn thành đào tạo cơ bản đủ điều kiện xuất cảnh.

Bảng 2.5. Số thanh niên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ năm 2017 đến năm 2020

Đơn vị tính: người

Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số thanh niên đi làm việc ở nước

ngoài theo hợp đồng 67 89 120 112

Nguồn Phòng LĐTB&XH huyện Quảng Điền

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức lớp tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm công việc tự do, làm việc tại các

64

cơng ty, doanh nghiệp có u cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn huyện, với 60 lao động tham gia, qua lớp tập huấn đó người lao động đã nắm bắt cơ bản được các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh tại đơn vị mình.

Phối hợp với các Cơng ty xuất khẩu lao động tổ chức tư vấn, tuyển chọn trực tiếp người lao động tại các điểm tư vấn, tổ chức định kỳ tại huyện để góp phần giảm chi phí cho người lao động, giúp họ yên tâm hơn khi đăng ký tham gia XKLĐ tại huyện. Xây dựng trang thông tin việc làm, xuất khẩu lao động của huyện để mọi người dân khai thác, tìm hiểu thơng tin

Các cơ quan ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn luôn quân tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên lao động tự do; 100% thanh niên trước khi đi lao động có thời hạn ở nước ngồi theo hợp đồng đều được học tập, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các văn bản pháp luật có liên quan về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động.

2.2.5. Kiểm tra, giám sát thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thơn ln được chính quyền quan tâm thực hiện. Hằng năm, UBND huyện đã chỉ đạo Phịng Nội vụ chủ trì phối hợp với Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện, UBND các xã, thị trấn tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên, qua đó nhằm kịp thời theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nội dung về thanh niên, trong đó có việc thực thi các chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên. Đồng thời, thành lập các đoàn giám sát, khảo sát đối với 11 xã, thị trấn để kịp thời phát hiện những mặt tồn tại, hạn chế để có biện pháp hướng dẫn khắc phục, nhân rộng những mơ hình điển hình, cách làm hay trong việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên phạm vi tồn huyện. Ngồi ra, thơng qua các phiên họp định kỳ và chuyên đề, các cơ quan, ban ngành, các xã, thị trấn

65

đã báo cáo tình hình thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn để UBND huyện kịp thời nắm bắt, đánh giá tình hình thực hiện, những khó khăn vướng mắc ở cơ sở để kịp thời ban hành các chương trình, kế hoạch, đề ra các biện pháp để giải quyết tình hình, góp phần thực hiện tốt hơn các chính sách ở địa phương.

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp đánh giá hiệu quả thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Hiệu quả các hoạt động đạt được

Ý kiến đánh giá

của cán bộ Ý kiến đánh giá của thanh niên Hiệu

quả tốt

Bình

thường Chưa tốt quả tốt Hiệu thường Bình Chưa tốt

1. Nâng cao hiểu biết và có định hướng đúng về nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên

83.5% 16.5% 0% 74.25% 25.75% 0%

2. Phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xã

hội 80% 20% 0% 79.625% 20.375% 0%

3. Phát triển các loại hình thanh niên hỗ trợ nhau trong lập thân, lập nghiệp, phát triển sản xuất

74% 26% 0% 76.625% 23.25% 0.125%

4. Nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ áp dụng vào đời sống và sản xuất cho thanh niên

65.5% 34.5% 0% 75.125% 24.625% 0.25% 5. Có chính sách hỗ trợ

học nghề và tạo việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, bộ đội xuất ngũ, thanh niên dân tộc thiểu số

66

Hiệu quả các hoạt động đạt được

Ý kiến đánh giá

của cán bộ Ý kiến đánh giá của thanh niên Hiệu

quả tốt

Bình

thường Chưa tốt quả tốt Hiệu thường Bình Chưa tốt

6. Thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn tạo việc

làm, phát triển sản xuất 62.5% 37.5% 0% 70.25% 29.625% 0.125% 7. Xây dựng và phát triển

các mơ hình, hình thức dạy nghề có hiệu quả cho thanh niên

71% 27.5% 1.5% 69.375% 30.5% 0.125% 8. Xây dựng chiến lược,

quy hoạch về phát triển thị trường lao động, việc làm tại địa phương

63% 34.5% 2.5% 70.625% 29.125% 0.25% 9. Xây dựng quy hoạch

dạy nghề và giải quyết

việc làm cho thanh niên 62.5% 36.5% 1% 67.625% 32.375% 0%

Nguồn tác giả: Khảo sát 1.000 người

Qua Bảng tổng hợp đánh giá hiệu quả thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn trên địa bàn huyện Quảng Điền, có thể thấy cán bộ và thanh niên đều đánh giá cao hiệu quả trong thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn với tỉ lệ đánh giá hiệu quả tốt đạt từ 62,5 - 83,5%, tỉ lệ đánh giá bình thường đạt từ 16,5 - 36,5%, và đánh giá không tốt với tỉ lệ rất thấp từ 0 - 2,5%.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)