Đánh giá chung về thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 76)

nông thôn tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên nông

thôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, chính quyền các cấp đã ban hành nhiều cơ chế,

67

chính sách về lao động, việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn, trong đó có thanh niên nơng thơn phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về lao động, việc làm được bổ sung ngày càng hồn thiện, có nhiều chính sách đã được thực thi có hiệu quả như: cơng tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên được quan tâm, đẩy mạnh và đã đáp ứng nhu cầu chủ trương xã hội hóa và đa dạng hóa về loại hình, ngành nghề, mang lại kết quả tốt; cơng tác định hướng nghề, dạy nghề và giới thiệu việc làm được tổ chức đồng loạt, chú trọng chiều sâu, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên, đáp ứng yêu cầu của người lao động, hỗ trợ tạo việc làm và tự tạo việc làm cho lao động trẻ tại địa phương sau khi học nghề. Từ đó, đã góp phần giải quyết việc làm cho một lượng khá lớn cho thanh niên nông thôn.

Thứ hai, hoạt động phổ biến, tuyên truyền các chính sách cho lao động thanh

niên nông thôn đã được thực hiện đa dạng với nhiều hình thức phong phú. Thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa đài truyền thanh; thông qua hoạt động tư vấn giới thiệu; tuyên truyền trực quan bằng pano, áp phích,… đã truyền tải, thơng báo đến đối tượng thanh niên nắm và thực hiện. Ngồi ra, q trình thực hiện cịn có sự phối hợp, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn với các tổ chức Đồn, Hội để đảm bảo các chính sách đến với đồn viên, hội viên và thanh niên.

Thứ ba, q trình thực hiện chính sách đã có sự phân cơng rõ ràng đối với

từng cơ quan, ban, ngành, đồn thể. Mỗi văn bản ban hành, chính quyền đã giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp để triển khai thực hiện cho các cơ quan liên quan và có báo cáo tiến độ cụ thể để chính quyền theo dõi, kịp thời có giải pháp khắc phục khi có vướng mắc, khó khăn xảy ra.

Thứ tư, theo định kỳ và đột xuất, chính quyền đã xây dựng lịch, thành lập các

đồn kiểm tra để đơn đốc trong q trình thực hiện chính sách và phát hiện những vấn đề cần giải quyết trong q trình thực thi chính sách từ đó làm cơ sở cho các phịng, ban được giao trách nhiệm, tiến hành đánh giá, tổng kết, báo cáo kết quả cuối năm, chỉ ra những điểm đạt được và những hạn chế trong quá trình thực thi từ

68

đó xác định các giải pháp trình UBND huyện xem xét, rút kinh nghiệm và xin ý kiến chỉ đạo trong các năm tiếp theo.

Nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách, trong thời gian qua, việc giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn nói chung và thanh niên nơng thơn cho nhiều kết quả tích cực: Tỷ lệ lao động thất nghiệp trong độ tuổi giảm dần. Từ mức 4,37 (năm 2017) xuống còn 3,8 (năm 2020). Tỷ lệ lao động thanh niên qua đào tạo nghề được cải thiện, ước đạt 61%. Trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 24,5 % tăng hơn so với năm 2015 (19,9%). Số thanh niên được tiếp cận các nguồn vốn, đề án, chương trình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện ngày càng nhiều hơn, trong đó đã có nhiều mơ hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả như: cơ khí Bạch Lai (Quảng An), sản xuất nhựa Thái Hoàng Việt (thị trấn Sịa), trồng nấm (xã Quảng Phú), Đặc biệt, chủ trương xuất khẩu lao động đi ra nước ngoài theo hợp đồng đã tăng đáng kể. Năm 2017 có khoảng 60 - 70 lao động đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng thì đến năm 2019 có khoảng 120 lao động. Qua đó, đã giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên trên địa bàn huyện.

2.3.1.2. Nguyên nhân kết quả đạt được

Cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Quảng Điền đã thường xuyên quan tâm lãnh, chỉ đạo và triển khai quyết liệt, có trọng tâm những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn, trong đó có thanh niên nơng thơn.

Thanh niên trên địa bàn huyện ngày ngày càng nắm bắt chính sách kịp thời hơn so với nhu cầu, yêu cầu nghề nghiệp và thị trường lao động để lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và xã hội. Các nhà tuyển dụng, sử dụng lao động cũng tiếp cận tốt hơn các nguồn lao động trẻ, cũng nhờ đó càng phát triển và chất lượng lao động trẻ ngày càng được nâng lên. Việc đào tạo, hướng nghiệp cho thanh niên ngày càng được quan tâm cả về số lượng và chất lượng tạo cơ hội cho thanh niên dễ dàng có cơ hội tìm kiếm việc làm.

Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, chặt chẽ đã phát huy hiệu quả các giải pháp, nguồn lực để thực hiện thành cơng các chương trình mục tiêu

69

đã đề ra. Quá trình thực hiện đã triển khai hiệu quả các bước theo quy trình thực thi chính sách, trong đó, đã chú trọng cơng tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Một là, việc cụ thể hóa, xây dựng và ban hành các chính sách giải quyết việc

làm cho thanh niên nông thôn ở một số địa phương cịn thiếu tính chủ động, đa số bám sát với kế hoạch của huyện, tỉnh nên chưa phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình thanh niên ở địa phương.

Hai là, mặc dù đã đẩy mạnh hoạt động phổ biến, tuyên truyền cho q trình

thực hiện chính sách nhưng ở một số nơi cơng tác tun truyền, phổ biến cịn thiếu thường xuyên và khẩn trương, do vậy thơng tin, nội dung về chính sách chưa đến được với đối tượng lao động thanh niên làm ảnh hưởng đến khả năng thụ hưởng chính sách của thanh niên nơng thơn.

Ba là, công tác phối hợp thực hiện của các cấp, các ngành và địa phương cịn

thiếu tính thường xuyên, liên tục và đồng bộ. Một số nơi chính quyền cịn giao phó cho ngành lao động, thương binh và xã hội mà thiếu phối hợp với các đoàn thể để triển khai chính sách hiệu quả.

Bốn là, một số nơi, chính quyền cịn thiếu kiểm tra, đơn đốc q trình thực

hiện chính sách cho lao động nơng thơn, dẫn đến việc phát hiện vấn đề phát sinh trong q trình thực thi chậm, hoặc có phát hiện khơng có nhưng chưa kịp thời điều chỉnh chính sách.

Chính những hạn chế trên đã dẫn đến một số vấn đề đó là: Việc lồng ghép các chỉ tiêu phát triển thanh niên vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và chỉ tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực gặp khó khăn. Cơng tác XKLĐ chưa đáp ứng chỉ tiêu đề ra (mỗi năm xây dựng chỉ tiêu là 200 nhưng đến nay cao nhất thì chỉ được 120 người đi XKLĐ vào năm 2019).

70

2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền một số nơi cịn chưa

đầy đủ về chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thôn. Do vậy, thanh niên trên địa bàn huyện phải tìm kiếm việc làm ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…

Thứ hai, một số địa phương, chính quyền bố trí kinh phí cịn hạn chế để thực

hiện các chính sách. Nhiều nơi, việc thực thi chính sách cho thanh niên nông thôn được tiến hành lồng ghép trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội địa phương nên việc phân bổ ngân sách dùng riêng cho việc giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn cịn khó khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho cơng tác đào tạo nghề cịn thiếu.

Thứ ba, một bộ phận cán bộ công chức thực thi chính sách có trình độ năng

lực, nắm và hiểu hệ thống chính sách cịn hạn chế cấp xã. Trong q trình thực hiện chính sách cho thanh niên nông thôn, cán bộ phụ trách công tác lao động thương binh và xã hội ở các xã, thị trấn phải thực hiện nhiều công việc nên trong tham mưu, thực hiện cịn nhiều hạn chế, khó khăn.

Thứ tư, trong sự phân công, phối hợp nhiệm vụ giữa các đơn vị tổ chức thực

thi chính sách chưa thực sự khoa học, vẫn có sự chồng chéo, trùng lặp giữa quyền hạn và lợi ích. Cơ chế phối hợp giữa các cấp và các cơ quan thiếu chặt chẽ, đặc biệt trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin.

71

Tiểu kết chương 2

Vận dụng nền tảng kiến thức về thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn của chương 1. Trong chương 2, học viên đã khái quát tình hình thanh niên nông thôn tại huyện Quảng Điền; những nhân tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến con người và quá trình giải quyết việc làm trên địa bàn huyện cũng như những thuận lợi, khó khăn trong việc thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn. Trước những thuận lợi và khó khăn đó, huyện Quảng Điền đã thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn bao gồm: Xây dựng kế hoạch; phổ biến, tuyên truyền thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn; phân cơng, phối hợp; tổ chức thực thi chính sách và kiểm tra, giám sát thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn với nhiều kết quả phấn khởi và được cấp trên ghi nhận, đánh giá. Trên cơ sở đó học viên rút ra những đánh giá cơ bản về các mặt: kết quả đạt được, hạn chế trong thực thi chính sách; chỉ ra nguyên nhân đạt được và nguyên hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện để đánh giá khách quan, tổng thể làm cơ sở cho việc đề ra giải pháp ở Chương 3.

72

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TẠI

HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Quan điểm, định hướng thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1. Quan điểm của Đảng về giải quyết việc làm cho thanh niên

Thanh niên là lực lượng lao động trẻ và là bộ phận lao động tiềm năng trong tương lai nên công tác giải quyết việc làm cho thanh niên đã trở thành một chính sách xã hội quan trọng và cơ bản không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm bảo đảm phát triển xã hội an toàn, ổn định. Đặc biệt, lao động thanh niên nơng thơn đã và đang có những đóng góp lớn cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Để giải quyết cơ bản vấn đề đó, địi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng về vị trí, vai trị của thanh niên nơng thơn và vấn đề việc làm cho lao động thanh niên nơng thơn hiện nay; trên cơ sở đó có các giải pháp cơ bản, phù hợp cụ thể. Cần phải thống nhất nhận thức rằng, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, không những liên quan đến vấn đề kinh tế - xã hội mà cịn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quốc phòng, an ninh. Vấn đề đó khơng đơn thuần để bảo đảm đời sống cho thanh niên nơng thơn, mà cịn liên quan đến chiến lược của cách mạng, đường lối, chính sách CNH - HĐH nơng nghiệp, nơng thơn của Đảng; không chỉ là vấn đề của hiện tại mà cịn là của tương lai.

Do đó, đề ra các định hướng chiến lược giải quyết việc làm luôn là một trong những nội dung quản lý quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động thanh niên, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH - HĐH, tạo nhiều việc làm cho lao động nói chung và thanh niên nói riêng, giảm tỷ lệ thất

73

nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nơng thơn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm.

Trong giai đoạn 2021 - 2030, để thực hiện thành công mục tiêu giải quyết việc làm, Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt quan điểm chỉ đạo cho vấn đề giải quyết việc làm nói chung và chính sách giải quyết việc làm trong Quyết định 1331/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 24/7/2021 về chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 là phấn đấu 80% thanh niên được tư vấn hướng nghiệp và việc làm; 60% thanh niên được đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, ưu tiên việc làm tại chỗ. Hằng năm, có ít nhất 700.000 thanh niên được giải quyết việc làm. Đến năm 2030, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở đô thị dưới 7%; tỷ lệ thanh niên thiếu việc làm ở nông thôn dưới 6%. Hằng năm, trên 80% thanh niên ở đô thị; 70% thanh niên ở nông thôn; 60% thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở nơi học tập, làm việc và cư trú. Đến năm 2030, ít nhất 50% thanh niên sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật số phục vụ mục đích giao tiếp, truyền thơng, kinh doanh trên nền tảng kinh tế số.

Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên cần phải được nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện. Các hoạt động giải quyết việc làm cần phải được triển khai phù hợp với từng vùng, từng địa phương, đào tạo cần gắn với nhu cầu việc làm của người lao động và của ngành kinh tế, bên cạnh đó cũng cần đảm bảo các lợi ích,

74

quyền lợi chính đáng của người lao động. Giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đề có tính chiến lược, giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần giải quyết được tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, ổn định xã hội, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

3.1.2. Định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế về giải quyết việc làm cho thanh niên

Nhằm quán triệt và thực hiện tốt quan điểm của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhanh chóng triển khai và cụ thể hóa cơng tác giải quyết việc làm vào đời sống, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 76)