7. Kết cấu của luận văn:
1.1. Giáo viên
1.1.1. Khái niệm giáo viên và đội ngũ giáo viên:
a/ Khái niệm giáo viên:
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “nhà giáo” là từ trang trọng dùng để chỉ người làm nghề dạy học. Trong từ “nhà giáo”, thì từ “nhà” được hiểu là người chuyên một ngành nghề, một lĩnh vực hoạt động nào đó đạt đến một trình độ nhất định; từ “giáo” có nghĩa là dạy, chỉ bảo [35]. Như vậy, nhà giáo phải là người chuyên làm nghề dạy học và có một trình độ nhất định liên quan đến lĩnh vực dạy học được xã hội thừa nhận. Trong thực tế cuộc sống, chúng ta hay dùng các từ “nhà giáo”, “giáo viên”, “thầy giáo”, “người thầy”, “thầy”..., với nghĩa giống nhau, tức là chỉ người làm nghề dạy học [36].
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tơn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, tài”[21, 40-41]. Lực lượng giáo viên vừa là nguồn nhân lực, vừa có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.
Luật Giáo dục 2019, tại mục 1, điều 66, chương IV đã chỉ rõ: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác”; “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên”[34].
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng cũng đã khẳng định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”; “Giáo viên là khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ”[21, 38]
15
Luật Giáo dục 2019, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở điểm 2 Điều 66 đã ghi rõ: “Nhà giáo có vai trị quyết định trong việc bảo đảm chất
lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh”[34].
Theo Điều 30-Chương IV của Điều lệ trường trung học do Bộ GDĐT ban hành thì giáo viên trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ mơn, giáo viên phụ trách Đồn (đối với trường THPT)[8].
Theo Luật Giáo dục thì “Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, trung cấp nghề, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên” (Điều 66). Như vậy, nội hàm của khái niệm giáo viên theo quy định của Luật Giáo dục gồm hai yếu tố cơ bản phản ánh công việc và địa chỉ làm việc. Có thể hiểu người dạy ít, dạy nhiều đều được gọi là giáo viên nếu người đó làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở giáo dục. Người có trình độ cao, chun đi dạy nhưng không gắn với cơ sở giáo dục thì về pháp lý khơng phải là giáo viên.
Giáo viên là người lao động trí óc chun nghiệp, địi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo. Muốn dạy học và giáo dục có hiệu quả người giáo viên phải có kiến thức khoa học ở từng bộ mơn. Ngồi ra cịn có các kiến thức khoa học giáo dục, nắm vững các quy luật phát triển tâm sinh lý để hình thành nhân cách cho học sinh theo mục đích của từng cấp học. Nghề giáo cịn địi hỏi phải có tính nghệ thuật, phải có mối quan hệ “liên nhân cách”, phải tổ chức ứng xử giữa con người với con người nên nghề này đòi hỏi người giáo viên phải khéo ứng xử sư phạm, biết vận dụng các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục khi tiến hành giáo dục người giáo viên phải dựa vào tình huống và con người cụ thể để có phương pháp giáo dục thích hợp và hiệu quả nhất. Mỗi học sinh là một nhân cách đang hình thành và phát triển. Sự phát triển đó chứa đầy biến động theo nhiều xu hướng khác nhau. Vì thế lao
16
động của người giáo viên không cho phép rập khn máy móc mà địi hỏi phải có nội dung phong phú, cách thức tiến hành sáng tạo ở từng tình huống sư phạm.
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường. Chất lượng của q trình đó thể hiện chủ yếu ở chất lượng của sản phẩm giáo dục. Đó chính là trình độ phát triển nhân cách của học sinh sau khi kết thúc một quá trình đào tạo. Chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và ở từng học sinh nói riêng là kết quả tổng hợp của rất nhiều yếu tố: nguồn lực đào tạo, mơi trường học tập, trình độ quản lý, phẩm chất và năng lực đội ngũ giáo viên. Tuy vậy, giáo viên luôn là người làm việc trực tiếp với học sinh, là người điều khiển quá trình dạy học, là yếu tố chủ đạo trong quá trình giáo dục. Thông qua việc sử dụng các phương pháp, phương tiện giáo dục thích hợp và thơng qua chính nhân cách của mình giáo viên trực tiếp tác động lên nhân cách của học sinh. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, tài” [21, 40-41]. Lực lượng giáo viên vừa là nguồn nhân lực, vừa có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.
Trong lĩnh vực giáo dục, có một lực lượng chun làm cơng tác dạy học và giáo dục trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục và được gọi là giáo viên. Giáo viên là những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục có đầy đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định. Đó là những người trực tiếp tham gia vào thực hiện nhiệm vụ hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách cho người học ở các nhà trường và cơ sở giáo dục khác nhau. Giáo viên là những người có đầy đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định.
Tại điều 67, Luật Giáo dục 2019 đã chỉ rõ: “Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây”:
17 - Có phẩm chất, tư tưởng đạo đức tốt;
- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; - Đảm bảo sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
b/ Khái niệm đội ngũ giáo viên:
Khái niệm “đội ngũ”, theo Từ điển tiếng Việt của Hồng Phê, có hai nghĩa: (1) khối đông người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng có quy củ; (2) tập hợp một số đơng người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp [35]. Trong đề tài này sử dụng khái niệm đội ngũ theo nghĩa thứ hai, tức là tập hợp một số đơng người có cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp. Thực tế, việc sử dụng khái niệm “đội ngũ” khá phổ biến như: Đội ngũ cán bộ, đội ngũ nhà văn, đội ngũ giáo viên, đội ngũ giảng viên, đội ngũ trí thức. Đội ngũ của một tổ chức cũng chính là nguồn nhân lực trong tổ chức đó gắn liền với cơng tác xây dựng, phát triển đội ngũ nói chung và cơng tác cán bộ nói riêng [36].
Như vậy, có thể hiểu đội ngũ giáo viên là tập hợp toàn thể các thầy giáo, cơ giáo trong tồn ngành giáo dục - đào tạo, có chung một lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ đó là thực hiện mục tiêu giáo dục; làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau thơng qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật; bao gồm tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Đây là lực lượng quyết định chất lượng và sự phát triển nền giáo dục - đào tạo.