Cơ cấu về giới tính:

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ giáo viên tại các trường có hệ phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 56 - 58)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2. Khái quát về trường Phổ thông Dân tộc Nội trú trực thuộc Bộ Giáo

2.2.1.4. Cơ cấu về giới tính:

Bảng 2.2. Tỷ lệ nam, nữ của ĐNGV ( Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019- 2020) ( Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019- 2020) Năm học Tổng số GV Nam Nữ SL % SL % 2017-2018 192 65 33.85 127 66.15 2018-2019 194 63 32.47 131 67.53 2019-2020 212 58 27.36 154 72.64 Nguồn: Tổ chức cán bộ

Bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 chỉ ra rằng tỷ lệ giáo viên nam với tỷ lệ giáo viên nữ chênh lệch nhau khá nhiều, từ năm học 2017-2018 tỷ lệ giáo viên nam chiếm 33,85%, tỷ lệ giáo viên nữ chiếm 66,15%; đến năm học 2019-2020 tỷ lệ giáo viên nam lại giảm xuống còn 27.36%, còn tỷ lệ giáo viên nữ lại tăng lên 72.64%. Với tỷ lệ thiếu tương xứng về số lượng giáo viên nam và giáo viên nữ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc phối hợp quản lý học sinh DTNT

46

kém hiệu quả. ĐNGV nam ngoài việc phải lên lớp theo thời khóa biểu của nhà trường, còn thường xuyên phải đi trực đêm tăng cường cho công tác quản lý học sinh DTNT, điều đó dẫn đến khơng bảo đảm sức khỏe làm việc cũng như tâm lý mệt mỏi, chán trường với công việc.

Biểu đồ 2.2. So sánh tỷ lệ nam, nữ của ĐNGV

(Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019- 2020)

Trong khi đó, mặc dù số giáo viên nữ chiếm đa số nhưng phần lớn trẻ tuổi, đang ở độ tuổi sinh nở, nên việc quản lý và phân cơng cơng việc cũng gặp một số khó khăn nhất định. Nghỉ thai sản hoặc nghỉ con ốm đột xuất là nguyên nhân dẫn đến việc phòng quản lý các tổ bộ môn của nhà trường thường xuyên phải thay đổi lịch giảng dạy. Trong công tác quản lý và xây dựng các loại hình hoạt động ngoài giờ lên lớp, khi cần huy động thì lực lượng giáo viên nữ này thường bận lý do chăm sóc gia đình và con cái; đây cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến việc tự học tập, tự bồi dưỡng còn chưa cao. Phần lớn các giáo viên nữ chỉ dừng lại ở trình độ đại học, số lượng giáo viên nữ có trình độ đào tạo thạc sỹ cịn chiếm tỷ lệ thấp.

47

Trong công tác đẩy mạnh và nâng cao được chất lượng ĐNGV, nhà trường cần thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, động viên ĐNGV nâng cao khả năng tự học tập, tự bồi dưỡng, bố trí thời gian, cơng việc để tham gia các khóa học nâng cao trình độ. Ngồi ra, nhà trường cũng cần tạo mọi điều kiện và xây dựng cơ chế thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, đặc biệt là giáo viên nữ có cơ hội phát triển năng lực cá nhân của mình.

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ giáo viên tại các trường có hệ phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)