Cấu tạo chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu, thiết kế hệ thống phanh ôtô 12 chỗ có abs và mô hình mô phỏng (Trang 32 - 35)

Sơ đồ cấu tạo của hệ thống dẫn động phanh chính bằng thuỷ lực đợc thể hiện trên hình vẽ 2.1

Hình 2.1 Dẫn động phanh chính bằng thuỷ lực

Cấu tạo chung của hệ thống phanh dẫn động bằng thuỷ lực bao gồm: bàn đạp phanh, xi lanh chính (tổng phanh), các ống dẫn, các xi lanh công tác (xi lanh bánh xe).

Trong hệ thống phanh bằng thuỷ lực tuỳ theo sơ đồ của mạch dẫn động ngời ta chia ra dẫn động một dòng và dẫn động hai dòng.

1.1 Dẫn động một dòng (hình 2.1): có nghĩa là từ đầu ra của xi lanh chính chỉ có một đờng dầu duy nhất dẫn đến tất cả các xi lanh công tác của các bánh xe. Dẫn động một dòng có kết cấu đơn giản nhng độ an toàn không cao. Vì một lý do nào đó, bất kì một đờng ống dầu nào đến các xi lanh bánh xe bị rò rỉ thì dầu trong hệ thống bị mất áp suất và tất cả các bánh xe đều bị mất phanh. Vì vậy trong thực tế ngời ta thờng sử dụng phơng án dẫn động thuỷ lực hai dòng.

1.2 Dẫn động hai dòng

Dẫn động hai dòng có nghĩa là từ đầu ra của xi lanh chính có hai đờng dầu độc lập dẫn đến các bánh xe ôtô. Để có hai đầu ra độc lập ngời ta có thể sử dụng một xi lanh chính đơn kết hợp với một bộ chia dòng hoặc sử dụng xi lanh chính kép. Có nhiều phơng án bố trí hai dòng độc lập đến các bánh xe, trên hình 2.2 giới thiệu năm phơng án thờng đợc sử dụng.

Hình 2.2 Các phơng án dẫn động hai dòng

Việc dẫn động phanh hai dòng đòi hỏi xy lanh chính phải có hai ngăn, làm việc độc lập, đợc điều khiển từ một cần đẩy piston liên hệ với bàn đạp phanh. Các ngăn 1, 2 trong sơ đồ dẫn động các xy lanh bánh xe theo sơ đồ nêu trên.

ở sơ đồ a (kiểu TT): một dòng dẫn động hai bánh xe cầu trớc, một dòng dẫn động hai bánh xe ở cầu sau. ở sơ đồ b (kiểu K) dẫn động chéo: một dòng cho một bánh xe trớc và một bánh xe sau và dòng còn lại cho các bánh xe chéo.

Các ôtô con thông thờng, thờng áp dụng hai sơ đồ này vì cấu trúc đơn giản và giá thành không cao.

ở sơ đồ c: Dẫn động hỗn hợp bao gồm một dòng cho tất cả các bánh xe, còn dòng thứ hai chỉ cho các bánh xe trớc (kí hiệu chung là HT).

ở sơ đồ d: Một dòng dẫn động ba bánh xe, hai bánh tr ớc và một bánh sau (kí hiệu LL).

ở sơ đồ e: Dẫn động hỗn hợp hai dòng song song cho cả bốn bánh xe (kí hiệu HH).

Các sơ đồ c, d, e đợc dùng cho các xe có yêu cầu về độ tin cậy và chất lợng an toàn cao. Khi có h hỏng một dòng hiệu quả phanh giảm không đáng kể hoặc không giảm (sơ đồ e).

ở sơ đồ dạng TT nếu h hỏng dòng phanh cầu trớc, có thể xảy ra quay vòng “thừa“ trên đờng vòng, nếu h hỏng dòng phanh cầu sau có thể dẫn tới mất tính dẫn hớng của xe khi phanh gấp. ở sơ đồ dạng K khi có sự cố một dòng có thể dẫn tới hiện tợng tự quay xe khi đi thẳng, hiện tợng này đợc khắc phục đáng kể nếu bố trí bán kính quay bánh xe quanh trục trụ đứng (ro) là âm với các u nhợc điểm ở trên, các xe ngày nay có xu hớng dùng sơ dồ dạng K (dẫn động chéo).

Một phần của tài liệu nghiên cứu, thiết kế hệ thống phanh ôtô 12 chỗ có abs và mô hình mô phỏng (Trang 32 - 35)