I. Cơ sở hình thành kinh tế nhà nước
b. Thực trạng về vai trò của kinh tế nhà nước sau khi Việt Nam thực hiện đường lối đổ
lối đổi mới đất nước
Có thể nói, thực chất của tiến trình đổi mới ở nước ta trong 35 năm qua (Đại hội VI của Đảng 1986) về mặt kinh tế là việc tìm kiếm mơ hình phát triển kinh tế tối ưu cho đất nước bằng việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp (trước
1986) sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đi kèm với đó là sự chuyển đổi thể chế kinh tế từ thể chế của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung dựa trên nền tảng công hữu sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng đa sở hữu.
Văn kiện Đại hội VIII (năm 1996) chủ trương: “Tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo: làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”.
Văn kiện Đại hội IX (năm 2001) khẳng định: Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật.
Văn kiện Đại hội X (năm 2006) nhất quán: “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”…
Nhìn tổng quát từ sau Đại hội VIII đến nay, quan niệm của Đảng ta về Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của thành phần Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã có sự phát triển đáng kể
Như vậy về cơ bản, “vai trò chủ đạo” của Kinh tế nhà nước thể hiện trên một số phương diện chủ yếu sau:
Thứ nhất, vai trò chủ đạo của khu vực Kinh tế nhà nước được thể hiện ở trình độ
cơng nghệ, trình độ quản lý, hiệu quả kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh.
Thứ hai, Kinh tế nhà nước đóng vai trị hàng đầu trong việc khắc phục, hạn chế
những bất cập của cơ chế thị trường.
Thứ ba, Kinh tế nhà nước độc quyền những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh
quốc gia.
Thứ tư, Kinh tế nhà nước là “công cụ” để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác trong
Đồng thời Đảng ta cũng làm rõ Kinh tế nhà nước chỉ đóng vai trị chủ đạo chứ khơng “lãnh đạo” đối với các thành phần kinh tế khác. Việc khẳng định thành phần Kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo khơng có nghĩa là phân biệt, đối xử hay hạn chế vai trò và sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trị quan trọng khác nhau, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vị trí, vai trị then chốt, thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế công cùng với kinh tế tư
nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế có tính tự chủ cao. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế cùng hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trước pháp luật, cùng nhau huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước với mục tiêu chung "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011), do Đại hội XI của Đảng thông qua, khẳng định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo. Kinh tế tập thể khơng ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được khuyến khích phát triển”.
Điều 51 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thơng qua ngày 28-11-2013, khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Như vậy, trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ q độ lên CNXH thì sự tờn tại, phát triển của nhiều chế độ sở hữu, nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan. Các thành phần kinh tế, các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân đều có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nhà nước đóng vai trị định hướng, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng,
minh bạch, lành mạnh; sử dụng các cơng cụ, chính sách, ng̀n lực của Nhà nước để định hướng, điều tiết nền kinh tế… Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân, được Nhân dân ủy quyền, thay mặt Nhân dân quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả mọi ng̀n lực, mọi tài sản thuộc sở hữu toàn dân tạo các điều kiện nền tảng, định hướng, dẫn dắt, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển theo mục tiêu chung là phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhanh, bền vững, toàn diện, sáng tạo, bao trùm, để đất nước vững bước đi lên CNXH.
Khi đưa ra đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều thành phần kinh tế, Đảng ta xác định thành phần Kinh tế nhà nước giữ vị trí, vai trị quyết định, vai trị chủ đạo trong hệ thống kinh tế quốc dân, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.