7. Kết cấu của luận văn
1.3. Các điều kiện bảo đảm thựchiện pháp luật về phòng, chống thiêntai
1.3.3. Văn hóa pháp luật về phòng, chống thiêntai
Văn hóa pháp luật về phịng, chống thiên tai được hình thành từ tổng thể các hoạt động xã hội - pháp luật trên cả phương diện lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực phịng, chống thiên tai.
Đó chính là hệ thống các giá trị, chuẩn mực pháp luật được kết tinh từ trí thức pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật về phòng, chống thiên tai và hành vi pháp luật trong lĩnh vực phịng, chống thiên tai; có ảnh hưởng sâu rộng tới các hình thức thực hiện pháp luật từ tuân thủ, chấp hành, sử dụng, cho tới áp dụng pháp luật về phịng, chống thiên tai. Văn hóa pháp luật được thể hiện ra trong đời sống pháp luật thơng qua q trình thực hiện pháp luật (hành vi pháp luật và lối sống theo pháp luật của các chủ thể). Giữa văn hóa pháp luật và hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Văn hóa pháp luật là cơ sở nền tảng khn mẫu tư duy và chuẩn mực hành vi của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, có định hướng đúng đắn. Ngược lại hoạt động thực hiện pháp luật có tác dụng bổ sung làm phong phú sâu sắc thêm cho các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp luật.
Văn hóa pháp luật là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa dân tộc và hàm chứa trong nó ba yếu tố: Ý thức pháp luật; hệ thống pháp luật và trình độ, kỹ năng, nghệ thuật áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội.
Như vậy, văn hóa pháp luật về phịng, chống thiên tai là một thể thống nhất bao gồm các thành tố cơ bản, giữa chúng vừa có mối liên hệ hữu cơ, chịu sự tác động thường xun của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia, dân tộc và thời đại. Hệ thống pháp luật về phòng, chống thiên tai được thể hiện với ý nghĩa là các sản phẩm vật chất của ý thức pháp luật về phòng, chống thiên tai, của trình độ nhận thức, hiểu biết về pháp luật về phòng, chống thiên tai của cán bộ, cơng chức cơng tác trong lĩnh vực phịng, chống thiên tai và của cả các tổ chức và cá nhân chịu sự tác động của pháp luật phòng, chống thiên tai.
Đồng thời, ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức; của cộng đồng và chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật chính là những tiền đề quan trọng bảo đảm cho hoạt động thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai đạt được kết quả cao trong thực tiễn. Sự hiểu biết pháp luật phòng, chống thiên tai của cán bộ, công chức; người dân trong lĩnh vực này càng đầy đủ, sâu sắc, toàn diện, hệ thống văn bản pháp luật càng đúng đắn, nhân văn, tiến bộ thì hoạt động thực thi pháp luật về phòng, chống thiên tai, bảo vệ pháp luật phòng, chống thiên tai càng trở nên chủ động, tự giác, tích cực. Và việc tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống thiên tai của các cơ quan, tổ chức và mỗi cá nhân cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, cũng như lối sống theo pháp luật, trình độ vận dụng pháp luật trong quá trình quản lý xã hội là một kết quả tất yếu của quá trình nhận thức, nắm bắt kiến thức pháp luật và là yếu tố không thể thiếu được của văn hóa pháp luật về phịng, chống thiên tai.
Tóm lại, nếu như văn hóa pháp luật về phịng, chống thiên tai cao thì việc thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn và được diễn ra chủ động và tích cực hơn. Ngược lại, nếu như văn hóa pháp luật về phịng, chống thiên tai thấp thì hoạt động thực thi pháp luật về phịng, chống thiên tai được diễn ra sẽ khơng tồn diện, sẽ mang tính tiêu cực nhiều hơn.
1.3.4. Năng lực thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai của các chủ thể có thẩm quyền
Năng lực thực hiện pháp luật về phịng, chống thiên tai của các chủ thể có thẩm quyền trước hết là việc đảm bảo điều kiện thi hành văn bản quy phạm pháp luật về phịng, chống thiên tai. Đó là năng lực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với chủ thể pháp luật, nhất là chủ thể thực hiện pháp luật. Và quan trọng nhất trong thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về phịng, chống thiên tai nói riêng, chính là khả năng theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật, trong đó quan trọng là khả năng xây dựng khung theo dõi thi hành pháp luật và hệ thống thu thập dữ liệu về thi hành pháp luật.
Như vậy, nếu như chủ thể có thẩm quyền trong thực hiện pháp luật về phịng, chống thiên tai có năng lực tổ chức thực hiện pháp luật thì pháp luật về phịng, chống thiên tai sẽ được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi tới mọi người dân, mọi cơ quan, tổ chức. Và khi các chủ thể có thẩm quyền theo dõi và đánh giá thi hành pháp luật về phịng, chống thiên tai thì sẽ cho ra được những thơng số có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà làm luật xây dựng và điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Ngược lại, nếu như năng lực thực hiện pháp luật về phịng, chống thiên tai kém thì pháp luật về phòng, chống thiên tai chỉ là ở trên trang giấy, là lời nói sng; nguy cơ các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai sẽ diễn ra thường xuyên hơn hoặc sẽ không được xử lý, khơng được phịng ngừa. Và thực trạng các văn bản pháp luật của lĩnh vực về phòng, chống thiên tai lỗi thời, không hợp lý hoặc chồng chéo, mâu thuẫn không được phản ánh với các cơ quan có thẩm quyền để được sửa đổi, bổ sung kịp thời.
1.3.5. Sự phát triển của khoa học, công nghệ và ứng dụng trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai
gia, nhà khoa học; sự phát triển của khoa học, cơng nghệ sẽ góp phần thiết thực vào việc tạo lập cơ sở lý luận và thực tiễn đồng thời đưa ra những giải pháp mang tính khoa học hỗ trợ cơ quan tổ chức hữu quan trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thiết lập cơ chế hữu hiệu bảo đảm phịng, chống thiên tai có hiệu quả.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống thiên tai với thơng tin được tích hợp đầy đủ và thống nhất từ cơ sở dữ liệu tại 63 tỉnh, thành phố. Chuẩn hóa và thống nhất nghiệp vụ phịng, chống thiên tai trên phạm vi tồn quốc mang tính khả thi và có hiệu quả cao phần lớn là phụ thuộc vào các ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
Ứng dụng triệt để khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong xử lý nghiệp vụ phòng, chống thiên tai nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống thiên tai. Như vậy, khi ứng dụng khoa học công nghệ phát triển, việc tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống thiên tai sẽ hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai.
Hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm:
Cơ sở hạ tầng thông tin gồm hệ thống thông tin công cộng và trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; thiết bị quan trắc tự động truyền tin; hệ thống thông tin cảnh báo sớm;
Cơ sở dữ liệu về thông tin gồm cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn, động đất, sóng thần; cơ sở dữ liệu về thiên tai và thiệt hại thiên tai; cơ sở dữ liệu về hệ thống cơng trình phịng, chống thiên tai; cơ sở dữ liệu về cơng trình hạ tầng có liên quan đến phòng, chống thiên tai; số liệu quan trắc và truyền phát tự động tại thời điểm thiên tai đang diễn ra…
1.3.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai
Vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm vật tư, phương tiện, trang thiết bị của Nhà nước; huy động của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự chuẩn bị.
Nhu yếu phẩm của tổ chức, cá nhân và hàng hóa, vật tư, thiết bị thuộc dự trữ quốc gia của cơ quan nhà nước phục vụ cho hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, hóa chất, thiết bị xử lý nước, thuốc khử trùng và vật phẩm cần thiết khác để bảo đảm đời sống nhân dân khi thiên tai xảy ra.
Để đảm bảo thực hiện pháp luật về phịng, chống thiên tai đạt hiệu quả cao nhất thì cơng tác đảm bảo tài chính là khâu quan trọng, nguồn tài chính phục vụ cho cơng tác này được sử dụng từ các nguồn: Ngân sách nhà nước; Quỹ phịng, chống thiên tai; Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân. Trong đó:
- Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách nhà nước theo dự tốn chi hàng năm và dự phịng ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước cho phịng, chống thiên tai theo dự tốn chi hàng năm được sử dụng cho xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai; đầu tư, xây dựng, tu bổ, nâng cấp cơng trình phịng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp.
Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng theo quy định sau đây:
Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và các chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quyết định cấp dự phòng ngân sách của địa phương để xử lý các nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngồi dự tốn chi hàng năm đã được phê duyệt;
Trường hợp dự phòng ngân sách địa phương đã chi hết nhưng không đủ đáp ứng cho các nhu cầu khẩn cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ. Ban chỉ đạo trung ương về phịng, chống thiên tai tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ của địa phương và đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Quỹ phòng, chống thiên tai
Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ được thành lập ở cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý. Quỹ phịng, chống thiên tai khơng bao gồm ngân sách nhà nước và khơng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
- Nguồn đóng góp tự nguyện cho phịng, chống thiên tai
Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho cơng tác phịng, chống thiên tai dưới các hình thức: đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tham gia quyên góp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai.
Tiểu kết chƣơng 1
Thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai được hiểu là tổng thể các hoạt động có mục đích của các chủ thể nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai thành các hành vi thực tế, hợp pháp nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Trong chương này, luận văn đã cơ bản giải quyết được các vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện pháp luật phòng, chống thiên tai như: khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò và các giai đoạn thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai. Luận văn cũng phân tích các các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai như quyết tâm chính trị, khả năng hành động của hệ thống chính trị; mức độ hồn thiện của pháp luật; mức độ đầu tư về nguồn lực; mức độ đồng thuận của xã hội và trình độ văn hóa nhân quyền… Đây là vấn đề lý luận mang tính chất nền tảng để từng bước hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai ở nước ta hiện nay.
Chương 2:
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai ở tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: 01 thành phố, 01 thị xã, 05 huyện đồng bằng, 05 huyện miền núi và 01 huyện đảo; với tổng số 184 xã, phường, thị trấn. Trong đó: Có 04 huyện, thị xã, thành phố đồng bằng tiếp giáp với biển, với tổng chiều dài bờ biển khoảng 130 km, vừa có một tiềm năng to lớn về kinh tế biển nhưng lại vừa tiềm ẩn mối nguy cơ do sóng dữ, xâm thực gây nên tình trạng sạt lở ở ven bờ. Diện tích 05 huyện miền núi của tỉnh chiếm trên 62% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, có địa hình tương đối phức tạp, dân cư thưa thớt ít tập trung. Trên một số vùng do biến động địa chất đã xảy ra sạt lở và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở làm ảnh hưởng tới tâm lý, đời sống sinh hoạt, tính mạng và tài sản của người dân.
Đặc biệt, tỉnh có huyện đảo Lý Sơn nằm cách đất liền khoảng 15 hải lý về hướng Đông Bắc. Đây là địa điểm hết sức nhạy cảm với thiên tai trên biển như: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh, hạn hán và nguy cơ rủi ro cao về sóng thần. Vì vậy, Lý Sơn là địa bàn thường xuyên bị cơ lập khi có thiên tai xảy ra nên thường gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong mùa mưa, bão.
Mạng lưới sông suối phân bố tương đối dày và khá đồng đều trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 04 con sơng lớn, có tác động nhiều đến đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội, gồm các sông: Trà Bồng, Trà Khúc, Vệ và Trà Câu. Tuy nhiên, các sơng này có độ dốc tương đối lớn, thời gian tập trung nước nhanh, dòng chảy mạnh nên lũ, lụt, sạt lở thường xuyên xảy ra trong mùa mưa, bão
hàng năm. Phần lớn dân cư sinh sống tập trung dọc theo các sông, suối nên nguy cơ rủi ro lũ, lụt rất cao.
2.1.2. Tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Từ năm 1999 đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra 89 trận lũ và chịu ảnh hưởng của 175 cơn bão, 102 áp thấp nhiệt đới. Thiệt hại do thiên tai gây ra về người và tài sản rất lớn, đã có 516 người chết và mất tích; 1458 người bị thương; 8.922 căn nhà bị sập đổ, cuốn trôi; 87.419 căn nhà bị tốc mái, hư hỏng; 566 tàu cá bị chìm; 258 tàu cá bị hư hỏng và nhiều thiệt hại về cơng trình hạ tầng kinh tế - xã hội. Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 12.114,0 tỷ đồng. Ngồi ra, hàng năm các cơn giơng, lốc, nắng nóng kéo dài, hạn hán, khơng khí lạnh, gió mạnh trên biển cũng gây thiệt hại khơng nhỏ đối với đời sống, sản xuất của nhân dân và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, trước tác động bất lợi của thiên tai gây ra đối với đời sống kinh tế - xã hội tỉnh nhà, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo, kêu gọi và đồng hành cùng cả hệ thống chính trị của tỉnh để nỗ lực phịng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. Kết quả này được thể hiện rõ qua nhiều chương trình, dự án, các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và năng lực phòng, chống thiên tai cho chính quyền cơ sở và cộng đồng dân cư ở những khu vực có rủi ro thiên tai cao; điển hình như: Dự án Giảm nhẹ thiên tai Quảng Ngãi do Chính phủ Úc tài trợ; dự án Nâng cao năng lực thích ứng với thiên tai tại khu vực miền Trung Việt Nam; dự án An tồn hồ đập do Chính phủ Nhật Bản tài trợ; dự án Quản lý thiên tai do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ và các chương trình, dự án tài trợ bởi các tổ chức như: UNDP, PLAN, Malteser International, Save The Children, Hội Chữ thập đỏ Mỹ, Bộ