7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp bảo đảm thựchiện pháp luật về phòng, chống thiêntai tại tỉnh
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của thựchiện pháp luật về phòng, chống
tỉnh Quảng Ngãi
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai phòng, chống thiên tai
Nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao nhận thức, hiểu biết về rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng kết hợp xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu và áp lực của q trình phát triển kinh tế, xã hội. Tạo sự quan tâm, tham gia của các cấp, các ngành, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong cơng tác phịng, chống thiên tai. Trong đó tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp chính như sau:
- Tăng cường nâng cao nhận thức, hiểu biết về thiên tai cho cán bộ các cấp, các tổ chức xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp và tình nguyện viên; hình thành ý thức thích nghi, chủ động, hạn chế các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách và kiến thức về phịng, chống thiên tai đối với các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân để mọi người hiểu đúng, đầy đủ và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội;
- Tăng cường công tác thông tin truyền thông trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; kết hợp hài hòa giữa phương thức truyền thống với truyền thơng phát triển để truyền tải thơng tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai với nội dung và hình thức đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận, bằng nhiều ngôn ngữ, phù hợp với đặc điểm thiên tai của từng vùng, từng đối tượng, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương;
- Tổng hợp, đánh giá, lưu trữ và chia sẻ có hệ thống các thơng tin về diễn biến, tác động và thiệt hại do thiên tai tại các cơ quan phòng, chống thiên tai, chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp;
-Cơng bố về thiên tai, thiệt hại và tiến trình thực hiện các chính sách, chương trình phịng, chống thiên tai, đẩy mạnh vận động các tổ chức, cá nhân có nhiều bài viết được đăng trên các trang thơng tin truyền thơng, các tạp chí vềphịng, chống thiên tai hàng tháng;
- Tăng cường sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân và cộng đồng trong quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch, hoạch định chính sách, đề xuất và thực hiện chương trình, dự án, các hoạt động liên quan đến cơng tác phịng, chống thiên tai;
- Tăng cường sự gắn kết cộng đồng, xây dựng văn hóa phịng, chống thiên tai tại các cấp trong đó chú trọng tại cấp cơ sở, xã, làng, thơn, bản, buôn, ấp và các doanh nghiệp; thực hiện hiệu quả theo phương châm “bốn tại chỗ” trong ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;
- Xây dựng lực lượng xung kích phịng, chống thiên tai, lực lượng tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ người dân phòng, chống thiên tai tại cấp xã, thôn, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, diễn tập ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn;
- Hồn thiện nội dung tài liệu, các bộ công cụ hỗ trợ đào tạo, tập huấn; phổ biến kiến thức, kỹ năng sinh tồn và cải thiện sự chống chịu của nhà ở, cơng trình cơng cộng phịng, chống thiên tai, nhất là phòng chống bão, lũ, lốc, sét, mưa đá, đặc biệt là đối tượng dễ bị tổn thương;
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm về giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho cán bộ cơ sở làm cơng tác phịng, chống thiên tai; đưa kiến thức phịng, chống thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa trong các cấp học, bậc học; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực tại cộng đồng, các sự kiện văn hóa cấp xã, cấp thơn.