Các quan điểm của Đảng về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 79 - 84)

chức là người dân tộc thiểu số

Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi vấn đề dân tộc, cơng tác dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và to lớn trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong năm qua, chính sách dân tộc đã được triển khai thực hiện một cách bài bản, hoàn chỉnh trên đầy đủ các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội,... nhằm xây dựng, phát triển cuộc sống mọi mặt của đồng bào các dân tộc thiểu số; trong đó, đặc biệt quan

tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ CBCC là người DTTS đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác CBCC là người DTTS được thể hiện thông qua văn kiện các kỳ đại hội và các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề của Đảng, được ban hành cụ thể trong từng nhiệm kỳ, từng giai đoạn, với nội dung cơ bản thống nhất, được thể hiện ở một số nội dung sau đây:

3.1.1. Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã ra Nghị quyết về công tác cán bộ trong các dân tộc thiểu số. Một trong những nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện đó là đẩy mạnh phát triển đội ngũ CBCClà người DTTS, Nghị quyết Đại hội I, nhấn mạnh: “Trung ương, các xứ ủy và tỉnh ủy (trong những tỉnh có dân tộc thiểu số) phải cử ra một số người chuyên môn nghiên cứu và chỉ đạo công tác vận động trong các dân tộc thiểu số. Phải nỗ lực tổ chức quần chúng lao động

72

các dân tộc ấy vào Đảng, Công hội, Nông hội, Phản đế liên minh, v.v.., cho đông... các tổng, xã của các dân tộc thiểu số, thì phải thiết pháp đem các phần tử hăng hái hơn hết trong đám người dân tộc thiểu số vào choán đại đa số”[6, tr. 74]. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vùng dân tộc thiểu số là căn cứ cách mạng, bàn đạp cho những cuộc tiến công và nổi dậy đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Phát triển đội ngũCBCC dân tộc thiểu số tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng yếu được ưu tiên thực hiện. Nghị quyết của Hội nghị CBCC Trung ương (tháng 4/1947) nhấn mạnh: “Đặc biệt chú ý đào tạo CBCC người thiểu số và nâng đỡ CBCC ấy, đưa họ vào cơ quan chỉ đạo địa phương”[5, tr. 196]. Nhờ những chủ trương đúng đắn về vấn đề phát triển đội ngũ CBCCDTTS mà trong suốt thời kỳ đấu tranh giành chính quyền chúng ta đã từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chứcDTTS là nịng cốt cho các hoạt động cách mạng ở vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới và miền núi. Sau khi giành được chính quyền, vấn đề phát triển đội ngũ CBCCDTTS luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Việc huy động các nguồn lực nhằm thực hiện chính sách dân tộc nói chung và phát triển đội ngũ CBCClà người DTTS nói riêng trở thành yêu cầu cấp bách trong tình hình mới. Văn kiện thể hiện rõ nhất chính sách phát triển đội ngũCBCClà người DTTS của Đảng trong tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ là Chỉ thị số 216-CT/TW ngày 30/1/1975 của Ban Bí thư “Về chính

sách CBCC miền núi”. Đây là chỉ thị riêng của Đảng ta về công tác xây dựng

và phát triển đội ngũCBCC miền núi. Chỉ thị khẳng định: “Đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo CBCC cho miền núi là một việc rất trọng yếu và cấp bách”[10, tr. 36). Chỉ thị là cơ sở để xây dựng các chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chứcDTTS của đất nước ta trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo. Trong thời kỳ đổi mới, Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 12/03/2003 về Công tác dân tộc, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Công tác dân tộc và thực

73

hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị”, “…thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS…”.

Thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng, tại Nghị quyết số 13- NQ/TU, ngày 19/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về “xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nguời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” đã xác định “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây Đảng và hệ thống chính trị. Thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, tồn diện cơng tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ, cơng chức, viên chức người DTTS nói riêng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là của các cấp ủy, tổ chức đảng mà trước hết là người đứng đầu cấp ủy và cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng, trong đó cơ quan tổ chức, cán bộ là nòng cốt”.

Như vậy, trải qua những chặng đường lịch sử khác nhau, Đảng ta luôn xem vấn đề phát triển đội ngũ DTTS là nhiệm vụ chiến lược, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vừa là mục tiêu và cũng là động lực cho tiến trình cách mạng Việt Nam. Xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC là người DTTS cũng chính là thực hiện chính sách bình đẳng tộc người, góp phần củng cố khối đại đồn kết toàn dân tộc.

3.1.2 Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số phải tồn diện, hài hịa, phù hợp đặc điểm tộc người và yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng

Đây chính là sự vận dụng quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể của chủ nghĩa Mác - Lênin trong chính sách CBCC

74

dân tộc thiểu số. Đảng ta luôn chú trọng xây dựng đội ngũCBCC là ngườiDTTS toàn diện cả về phẩm chất và năng lực; hài hòa về cơ cấu ngành nghề, tỷ lệ dân cư tộc người, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn trong từng giai đoạn cách mạng.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Đảng chỉ thị mở các trường đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, định hướng nội dung, chương trình giảng dạy phù hợp với trình độ, đặc điểm văn hóa, tâm lý của đồng bào và yêu cầu của thực tiễn cách mạng. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vững mạnh, toàn diện: “đủ phẩm chất và năng lực, trung thành với Đảng, gắn bó với quần chúng các dân tộc, có trình độ kiến thức các mặt ngày một nâng cao, đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ to lớn của miền núi”(13). Để hồn thành được nhiệm vụ khó khăn trên, trước hết đồng bào các dân tộc cần nêu cao tinh thần đồn kết, gắn bó, yêu thương và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; đấu tranh chống lại những tư tưởng và biểu hiện bảo thủ, lạc hậu, tư tưởng “dân tộc lớn”, “dân tộc hẹp hịi”, “kỳ thị dân tộc”. Bên cạnh đó, cần chú ý sắp xếp, kiện toàn đội ngũ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Chú trọng xây dựng đội ngũ CBCC dân tộc thiểu số vững mạnh, toàn diện: “đủ phẩm chất và năng lực, trung thành với Đảng, gắn bó với quần chúng các dân tộc, có trình độ kiến thức các mặt ngày một nâng cao, đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ to lớn của miền núi”[10, tr. 75].

Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 19/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về “xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nguời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” đã xác định “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS là nhiệm vụ quan trọng của công tác cán bộ trong thời gian tới; phải được đặt trong tổng thể công tác cán bộ của tỉnh gắn với việc thực hiện

75

tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các khâu trong công tác cán bộ, liên thông giữa các cấp, các ngành, đảm bảo tính kê thừa, chuyển tiếp vững vàng, liên tục của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS ở các cấp, các ngành, địa phương và đơn vị”; “Triển khai các biện pháp đồng bộ gắn với việc ban hành các chính sách phù hợp khả năng ngân sách của tỉnh, vừa tạo ra động lực mạnh mẽ, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời gian đến. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS gắn với quan tâm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết việc làm, coi đây là một trong những cách tạo nguồn cán bộ người DTTS lâu dài”.

3.1.3. Chú trọng công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức là người dân tộc thiểu số

Từ rất sớm, Đảng ta đã chủ trương phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số...đẩy mạnh giáo dục phổ thơng, kiện tồn Trường Bổ túc văn hóa cơng nơng, phát triển Trường Thiếu nhi vùng cao xuống từng khu vực trong từng huyện, các trường thanh niên dân tộc vừa học, vừa làm ở các huyện và tỉnh; tăng cường cơ sở vật chất của trường và có trợ cấp cần thiết để các em có điều kiện học tập tốt hơn”[10, tr. 47]. Bên cạnh đó, nhiều chính sách nhằm thu hút đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học tập đã được ban hành, như: miễn học phí, tổ chức các lớp dân lập liên bản, liên thơn, liên gia đình; tạo điều kiện để CBCC dân tộc sau khi học tập trở về địa phương công tác...

Sau khi đất nước thống nhất, vấn đề quan trọng là phải kiện toàn bộ máy ở những vùng mới giải phóng trong đó có những vùng dân tộc thiểu số. Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 15/11/1977, Ban Bí thư về cơng tác dân tộc ít người ở các tỉnh miền Nam trong tình hình hiện nay, đã nêu rõ “Tích cực đào

76

tạo CBCC dân tộc ở địa phương, đồng thời điều thêm CBCC nơi khác tăng cường cho các vùng dân tộc. Tiếp tục lựa chọn, giáo dục và sử dụng hợp lý những CBCC và trí thức dân tộc ít người do chế độ cũ để lại” [11, tr. 457].

Sau khi đổi mới đất nước năm 1986, quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũCBCC là người DTTS đã có những đổi mới rõ rệt theo hướng tôn trọng thực tiễn, phù hợp với đặc thù của từng vùng dân tộc. Nghị quyết số 22- NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi đã khẳng định mục tiêu: “Đổi mới chính sách giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng CBCC và chế độ đãi ngộ CBCC miền núi”.

Chủ trương tạo nguồn CBCClà người DTTS được thể hiện một cách rõ nét và toàn diện nhất trong Hội nghị Trung ương 7 khóa IX về cơng tác dân tộc. Đây được xem là nghị quyết quan trọng nhất của Đảng về công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới. Hội nghị đã chỉ ra những nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện, đó là: “tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử tuyển dành cho con em các dân tộc vào học tại các trường đại học và cao đẳng; mở thêm trường dự bị đại học dân tộc ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Nghiên cứu tổ chức hệ thống trường chuyên đào tạo, bồi dưỡng trí thức và CBCC là người dân tộc thiểu số”[9, tr. 38], đồng thời “Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng CBCC là người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc” [9, tr. 41]. Sau Nghị quyết trên, chính sách dân tộc nói chung và chính sách CBCC dân tộc thiểu số nói riêng đã có những bước chuyển biến tích cực và tiếp tục được thực hiện trong các nhiệm kỳ Đại hội X, XI, XII: “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ CBCC người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc” [12, tr.164].

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)