tộc thiểu số huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
3.3.1. Đẩy mạnh quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số
Cán bộ và công tác cán bộ là yếu tố quyết định đến thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và đường lối chính trị trong mỗi giai đoạn cách mạng. Để thực hiện có hiệu quả, chất lượng cơng tác này, cần đẩy mạnh quán triệt, nâng cao nhận thức về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số. Do vậy, các cấp ủy, chính quyền cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chủ trương của Tỉnh ủy Đắk Lắk, của Huyện ủy Ea Súp về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân; nhất là Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30-10-2019, của Bộ Chính trị “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24/NQ- TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về cơng tác dân tộc trong tình hình mới”; Quyết định số 402/QĐ-TTg, ngày 14/3/2016, của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”; Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 19/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về “xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nguời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”; Kế hoạch số 132- KH/HU, ngày 08/7/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Ea Súp về thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 19/5/2022 về “xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nguời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”…. Đồng thời, phải xác định việc xây
83
dựng và phát triển cán bộ, công chức người DTTS là nhiệm vụ bắt buộc trong công tác cán bộ, là trách nhiệm và là một trong các tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ hằng năm và cả nhiệm kỳ của cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu.
Thứ hai, tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công
chức người DTTS. Bản thân cán bộ, công chức người DTTS được đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm phải có nhận thức đúng đắn về quyền lợi và trách nhiệm của mình, tuyệt đối chấp hành sự phân cơng của tổ chức; có ý thức tự phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; có trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo trong cơng việc, hết lịng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, công hiến lâu dài cho sự phát triển của huyện. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cho mọi tổ chức, mọi lực lượng.
Thứ ba, cấp ủy địa phương cần phải phải tiến hành khảo sát, đánh giá
đúng thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ DTTS ở mỗi địa phương, đơn vị; có dự báo, định hướng phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ, từng địa bàn trọng điểm; nắm vững quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS trong tình hình mới, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện sát với thực tế, có tính khả thi cao, đạt kết quả thiết thực về nâng cao chất lượng CBCC là người DTTS trên địa bàn huyện. Đồng thời đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nghị quyết của địa phương cũng như các nghị quyết của cấp ủy cấp trên và coi đó như kim chỉ nam hành động trong việc nâng cao chất lượng CBCC là người DTTS.
- Thứ tư, cấp ủy, chính quyền huyện cần tổ chức tốt hoạt động thực tiễn gắn với thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị; đưa đội ngũ CBCC là người DTTS vào hoạt động thực tiễn để thử thách, rèn luyện và đánh giá kết quả
84
khách quan, chính xác. Cùng với đó đội ngũ cán bộ chủ chốt, bí thư cấp uỷ thường xuyên gần gũi, động viên, giáo dục, thuyết phục CBCC là người DTTS khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày, những điển hình tiên tiến trong đội ngũ CBCC để giáo dục lẫn nhau. Thơng qua đó các cấp ủy, cán bộ chủ trì cơ quan chức năng nắm chắc điểm mạnh, điểm yếu, kết quả phấn đấu rèn luyện của từng CBCC; chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót, đề ra nội dung biện pháp, giúp từng CBCC khắc phục hạn chế, khuyết điểm kịp thời góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là người DTTS.
- Thứ năm, cấp ủy, tổ chức đảng cần làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao vai trò trách nhiệm trong quy hoạch, lựa chọn, bố trí sử dụng CBCC là người DTTS; nhất là cần thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tất cả các khâu, các bước của việc quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ. Ln đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên, lên trước. Đồng thời, phải thực sự gương mẫu, tỉnh táo, trung thực, khách quan, cơng bằng, giữ vững tính nguyên tắc trong thực hiện. Kịp thời phát hiện, đấu tranh khắc phục những biểu hiện thiếu dân chủ, công khai, minh bạch, khắc phục cách làm chuyên quyền, độc đốn, cục bộ trong quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ.
- Thứ sáu, cấp ủy và các cơ quan, đơn vị cần phát huy tinh thần trách
nhiệm trong kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC trong thực thi công vụ, nhất là cán bộ chủ trì các cấp, nhằm phát hiện những sai lệch, vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ để có biện pháp xử lý và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm đó. Hướng dẫn và tổ chức cho quần chúng góp ý xây dựng đội ngũ cán bộ đúng nguyên tắc, đúng quy chế.
3.3.2. Đổi mới cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công chức
85
dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, làm cơ sở để nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng và hiệu lực hiệu quả quản lý của Nhà nước. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả cơng tác tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBCC là người DTTS, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền huyện Ea Súp cần thực hiện tốt một số nội dung sau để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBCC là người DTTS:
- Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền nhất là người đứng đầu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tồn diện cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ. Tiếp tục nâng cao nhận thức cho CBCC về tầm quan trọng của nghiên cứu, học tập lý luận chính trị. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải nêu gương về ý thức, thái độ học tập lý luận, coi đây là công việc thường xuyên. Hàng năm căn cứ theo từng đối tượng để xây dựng nội dung, chương trình, loại hình tổ chức học tập phù hợp. Đề cao trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu của cá nhân, phát huy vai trò của tổ chức, chi bộ đảng trong giám sát, tổ chức thực hiện. Kết quả học tập là một tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC.
- Thứ hai, đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng
theo hướng thiết thực, hiện đại, phù hợp với từng đối tượng. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phát huy khả năng tự nghiên cứu, sáng tạo của người học, Chú trọng nâng cao trình độ, trau dồi bản lĩnh chính trị, rèn luyện phong cách, đạo đức cho giảng viên lý luận chính trị. Cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, giảng viên kiêm chức; đội ngũ báo cáo viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về những nhận thức mới về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, chủ trương mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những thông tin mới về vấn đề thời đại, về tình hình thời
86
sự trong nước, quốc tế, về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lãnh đạo, quản lý…Phát huy vai trò của hệ thống các cơ quan báo chí, truyền thơng trong cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBCC. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ. Thực hiện nghiêm các hình thức cung cấp thơng tin, bảo đảm kịp thời, phù hợp, an toàn và bảo mật thơng tin, đa dạng hố hình thức giáo dục lý luận chính trị.
- Thứ ba, tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phê
phán các quan điểm sai trái, thù địch. Nâng cao tính chủ động, phát hiện, dự báo âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, đặc biệt là trên mạng xã hội, Facebook...chủ động cung cấp thơng tin, kiện tồn lực lượng, đặc biệt là Ban chỉ đạo, Bộ phận giúp việc của Ban Chỉ đạo 35 của huyện. Quán triệt quan điểm xây và chống trong phê phán quan điểm sai trái, thù địch với ngăn chặn đẩy lùi “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, suy thối về tư tưởng, chính trị và đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; tập trung xử lý những điểm nóng, những bức xúc, nổi cộm xảy ra trên địa bàn huyện như: tình trạng dân di cư tự do, tranh chấp đất đai... Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ nhiệm vụ, nhất là phương tiện đấu tranh trên mạng và bảo mật thông tin nội bộ.
3.3.3. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ
Cơng tác tuyển dụng cơng chức là khâu đầu tiên có tính quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Làm tốt cơng tác quy hoạch sẽ góp phần khắc phục tình trạng bị động, lúng túng trong bố trí, sử dụng cán bộ. Bố trí, sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc, đúng sở trường, họ sẽ phát huy tốt nhất năng lực, cống hiến sức lực, tài trí, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bố trí, sử dụng cán bộ khơng đúng, khơng chính xác có thể làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân, thậm chí gây nên sự trì trệ trong cơng
87
việc hoặc làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể. Tuy nhiên, ở một số nơi việc cơng tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ chưa xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của ngành, địa phương nên một số trường hợp chưa thực sự khách quan, dân chủ; chưa lấy hiệu quả cơng việc làm thước đo; chưa phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ; việc rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm có nơi cịn lúng túng về cách làm và gặp khó khăn về nguồn cán bộ để đưa vào quy hoạch; “Việc sắp xếp, bố trí, phân cơng, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vẫn cịn tình trạng đúng quy trình nhưng chưa đúng người, đúng việc”[7, tr.49]; “Việc bố trí, sử dụng cán bộ mới chỉ chú ý đến yêu cầu hoàn thành niệm vụ trước mắt, ít quan tâm đến việc đào tạo cán bộ cho lâu dài; trong nhiều trường hợp còn nặng về chuyển dịch theo thứ tự, thâm niên, chưa phù hợp với sở trường cơng tác, ngành nghề đào tạo; chậm khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín, hẫng hụt cán bộ ở nhiều địa phương, ngành”[9, p210]…do vậy, để đổi mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyển dụng, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ thiết nghĩ trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
+ Một là, tiếp tục hồn thiện xác định vị trí việc làm, xây dựng bản mơ tả công việc và khung năng lực gắn liền với từng vị trí để làm căn cứ khoa học, khách quan cho hoạt động tuyển dụng. Bởi vì, xác định được vị trí việc làm sẽ tạo cơ sở để xác định tổ chức có nhu cầu cần tuyển bao nhiêu người để đảm nhận những vị trí nào trong tổ chức. Trên cơ sở các vị trí việc làm đã được xác định cần xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực của người thực hiện cơng việc gắn liền với vị trí việc làm đó. Bản mơ tả cơng việc cung cấp thông tin về việc tổ chức cần người công chức như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất, nhờ vậy có thể làm căn cứ để xác định những tiêu chuẩn năng lực và những điểu kiện khác cần phải có của người được tuyển. Xây dựng khung năng lực gắn với từng vị trí cơng việc sẽ cho thấy ở những vị
88
trí nhất định, tổ chức sẽ cần những người với yêu cầu cụ thể về năng lực như thế nào. Đây là cơ sở quan trọng để tổ chức định ra những tiêu chuẩn khách quan để lựa chọn người phù hợp vào các vị trí cịn trống.
+ Hai là, phân loại vị trí việc làm để xác định phương thức và quy trình
tuyển dụng phù hợp với đặc thù của từng loại vị trí. Việc áp dụng phương thức và quy trình tuyển dụng khác nhau cho các loại vị trí cơng việc khác nhau vừa đảm bảo chọn được người phù hợp, vừa đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả tuyển dụng. Vì vậy, cần phân loại vị trí việc làm để xác định ngồi thi tuyển cạnh tranh phải có các phương thức tuyển dụng khác phù hợp cho từng loại vị trí. Ví dụ, đối với các vị trí gắn liền với những cơng việc mang tính kỹ thuật chuyên ngành mà khơng địi hỏi người thức hiện phải có kiến thức và kỹ năng về quản lý nhà nước nên không nhất thiết phải thực hiện phương thức tuyển dụng qua thi tuyển như đối với cơng chức nói chung mà chỉ cần thông qua phỏng vấn hoặc dựa vào kinh nghiệm cơng tác. Một số vị trí địi hỏi chun mơn cao có thể thực hiện tuyển dụng theo chế độ hợp đồng, kết hợp với việc trả lương tương xứng. Trong trường hợp khơng cần thiết duy trì một vị trí làm việc suốt đời cho một công việc đơn giản có thể thực hiện tuyển dụng theo chế độ hợp đồng. Đối với các vị trí lãnh đạo, quản lý, thi tuyển cạnh tranh là cần thiết để có được những người đủ năng lực, phẩm chất quản lý, lãnh đạo tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Thi tuyển vị trí chức danh lãnh đạo, quản lý ở một số bộ, ngành và địa phương ở Việt Nam thời gian qua cho thấy ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn hay ở những lĩnh vực đặc thù khơng có đủ số lượng ứng viên theo quy định, thì khó có thể tổ chức thi tuyển cạnh tranh. Vì vậy, sau khi xác định vị trí việc làm cần tiến hành rà sốt phân loại các vị trí bao gồm cả các vị trí lãnh đạo, quản lý trên cơ sở đặc điểm, tính chất cơng việc và đặc thù của ngành nghề cũng như địa phương... để xác định nguồn và phương thức tuyển dụng phù hợp là quan trọng, tạo cơ sở cho đổi
89
mới hoạt động tuyển dụng.
+ Bà là, đổi mới hình thức, nội dung và quy trình thi tuyển vừa phải
đảm bảo chất lượng của công chức đuợc tuyển dụng, vừa phải gắn với chuyên ngành của vị trí dự tuyển để đánh giá được năng lực của ứng viên, đảm bảo chọn được người phù hợp. Để thực hiện điều đo cần đổi mới hình thức và nội dung thi theo hướng: sử dụng rộng rãi hình thức thi trắc nghiệm và phỏng