2.1. Giới thiệu khái quát về Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
2.1.2. Giới thiệu khái quát về Bảo hiểm xã hội Việt Nam
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Ngày 16/2/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 19-CP về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các tổ chức thực hiện BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động Thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý Quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước. Nghị định này cũng quy định việc thành lập Hội đồng
quản lý BHXH Việt Nam gồm: đại diện có thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam và Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Ngày 26/9/1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 606/TTg ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam. Theo Quyết định này, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam là cơ quan quản lý cao nhất của BHXH Việt Nam; BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống 3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.
Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ trong tình hình mới, ngày 24/1/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Từ năm 2003, ngoài việc đảm bảo các chế độ BHXH cho NLĐ, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận thêm tổ chức, nhiệm vụ thực hiện chế độ BHYT cho các đối tượng tham gia BHYT; quản lý thu - chi Quỹ BHYT.
Thực hiện Luật BHXH năm 2006, ngày 22/8/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Theo quy định tại Nghị định này, “BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ BH thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BH thất nghiệp, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện theo quy định của pháp luật”. Để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và thu, chi, quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, Chính phủ thành lập Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam gồm ngoài 04 đại diện đã quy định tại Nghị định 19-CP là đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thì bổ sung thêm đại diện Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Phịng Thương mại và Cơng
nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định.
Thực hiện Nghị định số 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam ở Trung ương bao gồm 22 tổ chức thay vì 18 tổ chức như trước đó.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của BHXH Việt Nam, để tổ chức thực hiện tốt Luật BHXH, Luật BHYT, ngày 17/01/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2014/NĐ-CP thay thế Nghị định 94/2008/NĐ-CP và Nghị định 116/2011/NĐ-CP. Theo đó, tổ chức BHXH Việt Nam ở Trung ương tăng từ 22 lên 24 tổ chức giúp việc và đơn vị sự nghiệp.
Thực hiện Luật Việc làm ngày 16/11/2013, Luật BHYT ngày 14/11/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT ngày 13/6/2014, Luật BHXH ngày 20/11/2014; Ngày 05/1/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam ở trung ương gồm 24 đơn vị.
Ngày 04/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định số 01/2016/NĐ-CP. Theo đó về vị trí, chức năng: BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật. BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về BHXH, BHTN; của Bộ Y tế về BHYT; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các Quỹ BHXH, BHTN, BHYT.
Về nhiệm vụ và quyền hạn: Theo Nghị định số 89/2020/NĐ-CP, BHXH Việt Nam được giao 11 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác quản lý Quỹ BHXH như:
BHXH Việt Nam có nhiệm vụ xác định, khai thác và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH, BHTN, BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký và quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật; Tổ chức thu hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ thu các khoản đóng BHXH, BHTN, BHYT của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, NSDLĐ và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước chuyển sang để chi các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật; Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tổ chức hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, bao gồm: quỹ hưu trí và tử tuất, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau và thai sản; quỹ BHTN; quỹ BHYT theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật; tổ chức hạch toán các quỹ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật. Hằng năm, xây dựng và tổ chức thực hiện phương án đầu tư quỹ BHXH, BHTN, BHYT sau khi được Hội đồng quản lý BHXH phê duyệt; thực hiện quản lý rủi ro đầu tư quỹ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra việc đóng, trả BHXH đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân; từ chối việc đóng và yêu cầu chi trả các chế độ BHXH không đúng quy định của pháp luật;...
Về hệ thống tổ chức: BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương gồm có 3 cấp: Ở Trung ương là BHXH Việt Nam; Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh) trực thuộc BHXH Việt Nam; Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh. Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam ở trung ương gồm: 13 đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, 08 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Hội đồng quản lý BHXH (sau đây gọi là Hội đồng quản lý) giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của BHXH Việt Nam và tư vấn về chính sách BHXH, BHTN, BHYT. Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý bảo hiểm xã hội
(Theo Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ)
2.1.2.2. Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2018-2020
Trong suốt thời gian qua, việc đảm bảo an toàn và tăng trưởng bền vững Quỹ BHXH luôn được ngành BHXH Việt Nam quan tâm. Một trong các mục tiêu quan trọng của quản lý và sử dụng các quỹ BHXH đó là phải đảm bảo cân đối thu - chi quỹ BHXH để đảm bảo nguồn tài chính chi trả các chế độ BHXH, BHTN cho người hưởng và bù đắp một phần lạm phát cho người hưởng các chế độ BHXH thông qua việc thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH cho người hưởng theo quy định. Xác định được tầm quan trọng đó, BHXH Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nỗ lực đạt được những kết quả tích cực.
Cơng tác phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH luôn được BHXH Việt Nam tích cực, chủ động triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Số người tham gia BHXH ngày càng được mở rộng và không ngừng tăng lên. Trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Đi đôi với sự gia tăng của đối tượng tham gia, số thu BHXH cũng liên tục tăng theo thời gian. Điều này cho thấy việc thực thi chính sách pháp luật BHXH trong toàn xã hội đang có những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp đã nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội cũng như giá trị nhân văn khi đóng BHXH đầy đủ cho NLĐ. Đồng thời, mỗi năm đã có thêm hàng trăm ngàn lao động, hàng triệu người dân được thụ hưởng các quyền lợi an sinh cơ bản nhất theo quy định của Hiến pháp thông qua các chế độ BHXH; tiến tới thực hiện thành cơng các mục tiêu BHXH tồn dân theo tinh thần các nghị quyết của Đảng.
Xác định việc bảo đảm tổ chức, thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ là hết sức quan trọng, Ngành BHXH đã luôn chủ động đẩy mạnh thực hiện cơng
tác thanh tra, kiểm tra việc đóng BHXH và kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, góp phần giảm số nợ BHXH, qua đó bảo vệ các quyền lợi an sinh chính đáng của NLĐ.
Bên cạnh đó, Ngành BHXH Việt Nam ln bảo đảm việc giải quyết chế độ, chính sách BHXH cho NLĐ được kịp thời, đúng quy định. Đảm bảo quyền lợi người thụ hưởng BHXH được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và luôn được Ngành thực hiện chính xác, kịp thời, linh hoạt và thuận tiện. Đặc biệt trong năm 2020, trước tình hình dịch bệnh, thiên tai phức tạp, để quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách được đảm bảo tốt nhất, BHXH Việt Nam ln theo sát diễn biến tình hình thực tế, kịp thời thực hiện các giải pháp linh hoạt trong giải quyết, chi trả các chế độ BHXH.
Công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách TTHC được tập trung, quyết liệt, đồng bộ theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. TTHC trong việc tham gia và giải quyết các quyền lợi về BHXH ngày càng được cải tiến, rút gọn, trên 90% đơn vị, doanh nghiệp thực hiện kê khai đóng BHXH qua mạng internet; thời gian thực hiện TTHC trong giao dịch với các doanh nghiệp, cá nhân về kê khai tham gia BHXH, BHYT được rút ngắn.
Ứng dụng CNTT của Ngành được đẩy mạnh triển khai, từng bước hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0. Đến nay đã đạt được các kết quả ấn tượng như: xây dựng được một hệ thống chính phủ điện tử thơng suốt trong toàn Ngành; hoàn thành việc cấp mã số định danh BHXH cho 97 triệu người dân; đã cung cấp 18 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; Hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung Ngành BHXH, là nền tảng hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm… Đặc biệt, Ngành BHXH đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thơng, Bộ Tư pháp chính triển khai Cơ sở dữ liệu chuyên ngành BHXH và kết nối hệ thống thông tin quản lý hộ tịch qua Trục dữ liệu quốc gia (NGSP) phục vụ liên thông khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Việc triển khai đồng bộ công tác ứng dụng CNTT trong các mảng hoạt động nghiệp vụ thời gian qua của Ngành đã làm thay đổi nhận thức, chuyển biến cơ bản cách thức quản lý, làm việc, giao dịch của lãnh đạo và cán bộ BHXH với người dân và doanh nghiệp. Bộ Thông tin và Truyền thông đã đánh giá BHXH Việt Nam là cơ quan triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT, dịch vụ công trực tuyến và được xếp hạng 2 trong Bảng xếp hạng chung khối bộ, ngành có dịch vụ cơng.
Quỹ BHXH ln được sử dụng đúng mục đích; được quản lý công khai, minh bạch dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam và các cơ quan liên quan; kết quả thanh tra, kiểm toán hàng năm cho thấy việc quản lý, sử dụng quỹ BHXH luôn đảm bảo đúng quy định pháp luật, hiệu quả, tiết kiệm. Quy mô các quỹ bảo hiểm tăng qua từng năm, khẳng định tính bền vững, đảm bảo cân đối trong dài hạn. Nhờ đó, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng quản lý, NLĐ và nhân dân ngày càng yên tâm, tin tưởng vào BHXH Việt Nam trong thực thi nhiệm vụ.
Hoạt động đầu tư quỹ ngày càng hoàn thiện, an toàn, hiệu quả. Lãi thu từ đầu tư hằng năm đều tăng, lãi suất đầu tư bình qn ln vượt cao so với chỉ số lạm phát, quỹ BHXH được đầu tư an toàn, bảo toàn giá trị và tăng trưởng.
Đặc biệt trong năm 2020, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 cho thấy quỹ BHXH đã kịp thời và phát huy hiệu quả trong đảm bảo thu nhập, hỗ trợ thu nhập cho một số lượng lớn NLĐ nghỉ hưu, nghỉ ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngồi ra, quỹ BHXH cịn hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động tiết giảm kinh phí do giảm mức đóng vào quỹ TNLĐ, BNN. Như vậy, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chính sách BHXH càng khẳng định vai trị trụ cột trong việc bảo đảm ASXH, trợ giúp, hỗ trợ người tham gia vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Để phát huy hơn nữa hiệu quả và tính ưu việt của chính sách BHXH,