Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ

Một phần của tài liệu Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 93 - 94)

3.2. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội

3.2.5. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ

phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội

Tuyên truyền một cách rộng rãi đến mọi thành viên trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về pháp luật BHXH cho mọi công dân. Theo đó, đổi mới hình thức tun truyền và đa dạng hoá các nội dung tuyên truyền cho mọi đối tượng trong xã hội. Thiết lập các hình thức tun truyền, các chun mục có tính tương tác cao, các kênh thông tin đa chiều như hỏi đáp, giao lưu trực tuyến, tọa đàm, đối thoại trực tuyến trên Website; tăng cường sự tương tác giữa các nhà quản lý, các chuyên gia… với người dân và doanh nghiệp về chính sách BHXH để tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người lao động, người sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH trên cơ sở đó kịp thời phát hiện các vướng mắc, bất cập để chủ động nghiên cứu giải quyết.

Tuyên truyền, tập huấn của các cơ quan thực thi pháp luật BHXH nhằm tác động có hiệu quả tới nhận thức và trách nhiệm thực hiện của các đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH. Theo đó, xác định cụ thể đối tượng người sử dụng lao động tương ứng với người lao động thuộc đơn vị, tổ chức đó để có phương thức, nội dung, mức độ tuyên truyền cho phù hợp và hiệu quả. Để làm tốt giải pháp này, cần trang bị tốt về kỹ năng và kiến thức BHXH cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi BHXH để họ có đủ khả năng truyền đạt, giải thích, phát hiện và đề xuất trong việc sửa đổi, bổ sung các vấn đề liên quan đến BHXH có được từ các cơ sở đơn vị khi tiến hành tuyên truyền tập huấn.

Đẩy mạnh việc mở rộng, tập huấn chuyên sâu về kỹ năng tuyên truyền và kiến thức cơ bản về BHXH tự nguyện cho đại lý thu cơ sở, trong đó tập trung phát triển mạng lưới đại lý thu là cán bộ hưu trí am hiểu chế độ chính

sách, có sức khỏe, tâm huyết, những người dân có vai trị, vị trí trong cộng đồng như trưởng thơn, xóm, già làng, trưởng bản.

Phối hợp với các cơ quan báo, đài, truyền thơng để đưa tin, bài về chính sách BHXH để giúp người dân có cơ hội tiếp cận chính sách BHXH một cách có hệ thống và chủ động thời gian.

Chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố chủ động rà soát, lựa chọn đơn vị ban, ngành và đoàn thể ở địa phương để phối hợp thực hiện tuyên truyền BHXH. Trong đó chú trọng đến các đơn vị: Ban Tuyên giáo tỉnh ủy; Hội Nơng dân; Hội phụ nữ; Liên đồn lao động... triển khai ký kết; đưa chỉ tiêu cụ thể về phát triển đối tương để gắn trách nhiệm tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH đối với các đơn vị tại địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)