Kỹ năng yêu cầu đối tượng giải trình

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG XÁC MINH, ĐỐI THOẠI, YÊU CẦU GIẢI TRÌNH TRONG THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG (Trang 32 - 34)

III. Yêu cầu đối tượng giải trình trong thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng

3.Kỹ năng yêu cầu đối tượng giải trình

Việc giải trình của đối tượng được thực hiện bằng hình thức giải trình miệng hoặc viết bằng văn bản (có chữ ký của người giải trình).

Khi yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình, cán bộ thanh tra cần xác định cụ thể những nghi vấn, từ đó tập hợp các tài liệu bằng chứng có liên quan để chứng minh, chuẩn bị kỹ nội dung cần tham vấn, chuẩn bị những câu hỏi, kỹ năng đặt vấn đề và dẫn dắt câu hỏi để làm rõ những mâu thuẫn trên cơ sở các nghi vấn đã xác định trước. Trong trường hợp cán bộ chất vấn ít mà phải chất vấn một lúc nhiều đối tượng thanh tra hoặc cần có bút tích của đối tượng thanh tra đã khai về đồng sự, chúng ta cũng có thể sử dụng kỹ thuật cho viết bản giải trình.

33

Khi cho đối tượng thanh tra viết bản giải trình cần chú ý mấy vấn đề sau đây:

- Phải xác định cho đối tượng thanh tra thái độ và trách nhiệm đúng đắn trong quá trình viết bản giải trình, động viên, thuyết phục đối tượng thanh tra giải trình đầy đủ và đúng sự thật.

- Nếu thu được quá ít tài liệu về đối tượng thanh tra đó thì không nên đưa ra những yêu cầu cụ thể, chi tiết về nội dung cần khai, song cần gợi ý để đối tượng thanh tra không khai lan man, kể công lao, thành tích, thanh minh, bào chữa.

- Phải cảm hoá, thuyết phục đối với đối tượng thanh tra, giám sát diễn biến tâm lý của đối tượng thanh tra và phải làm đầy đủ các quy định của pháp luật.

Trường hợp đối tượng giải trình trực tiếp bằng lời nói, đối thoại trực tiếp thì phải lập biên bản làm việc. Biên bản làm việc phải ghi đầy đủ nội dung làm việc, liệt kê các tài liệu được cung cấp (nếu có), có chữ ký của người được giao chủ trì buổi làm việc, người lập biên bản và đối tượng giải trình.

Tóm lại, trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và

phòng chống tham nhũng, hoạt động xác minh, đối thoại, yêu cầu đối tượng giải trình nhằm thu thập, trao đổi thông tin giữa cán bộ thanh tra và đối tượng thanh tra, người đi khiếu nại, tố cáo. Trên cơ sở đó, cán bộ thanh tra mới nắm bắt được những vấn đề nảy sinh trong công việc nhằm vào đâu và cần xem xét đối tượng nào. Trong giao tiếp, cán bộ thanh tra cần theo dõi sự diễn biến tâm lý của đối tượng để phán đoán ra tâm tư, tình cảm của đối tượng giao tiếp.

Trong giao tiếp cần giữ các nguyên tắc sau: - Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp;

- Lắng nghe nhiều hơn nói; - Dân chủ, có lý, có tình;

- Thông cảm với đối tượng giao tiếp; - Kiên nhẫn chờ đợi;

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG XÁC MINH, ĐỐI THOẠI, YÊU CẦU GIẢI TRÌNH TRONG THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG (Trang 32 - 34)