III. Yêu cầu đối tượng giải trình trong thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng
1. Khái niệm về
niệm về yêu cầu đối tượng giải trình 2. Mục đích của việc yêu cầu đối tượng giải trình 3. Kỹ năng yêu cầu đối tượng giải trình
291. Khái niệm về yêu cầu đối tượng giải trình 1. Khái niệm về yêu cầu đối tượng giải trình
Theo Từ điển Tiếng Việt, giải trình là giải thích cặn kẽ, thuyết minh rõ ràng, hợp lý một vấn đề cần trình bày.
Trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, việc yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình được thực hiện trong hai trường hợp:
Thứ nhất, những sự việc, tài liệu phản ánh chưa rõ, chưa đủ
cơ sở kết luận thì đoàn thanh tra chuẩn bị chi tiết nội dung yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình.
Thứ hai, trước khi ký kết luận thanh tra, nếu xét thấy cần
thiết, người ra quyết định thanh tra (hoặc uỷ quyền cho Trưởng đoàn thanh tra) có thể tổ chức làm việc với đối tượng thanh tra về dự thảo kết luận thanh tra hoặc gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Đối tượng thanh tra có quyền giải trình bằng văn bản về những nội dung chưa nhất trí với dự thảo kết luận thanh tra và có các chứng cứ chứng minh cho giải trình của mình.
Như vậy, yêu cầu đối tượng giải trình trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng là việc yêu cầu đối tượng trình bày mà vấn đề cán bộ thanh tra đang quan tâm và đồng thời, đó là cơ hội để đối tượng thanh tra giải thích những nội dung chưa rõ ràng bằng cách đặt ra những câu hỏi, những vấn đề cần làm rõ nhằm tạo điều kiện cho đối tượng giải trình cung cấp những chứng cứ, tài liệu có liên quan chứng minh tính trung thực của nội dung giải trình.