CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QLNN VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
2.1. Tổng quan về công tác thi đua, khen thưởnghuyện Đắk Mil
2.1.1. Tổng quan về huyện Đắk Mil
Đắk Mil là một huyện biên giới, nằm về phía Đơng Bắc của tỉnh Đắk Nơng, phía Bắc giáp huyện Cư Jút, Đơng giáp huyện Krơng Nơ, phía Nam giáp huyện Đắk Song, Tây giáp huyện Pechr Chenda, tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia; cách Thành phố Gia Nghĩa khoảng 66 Km theo đường Quốc lộ 14, với diện tích tự nhiên 67.901 ha, có đường biên giới dài trên 60,1 Km.
Đắk Mil là huyện có diện tích đất khá phong phú và màu mỡ, thuận tiện cho việc phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị cao. Huyện Đắk Mil nằm trong vùng hội tụ của hai luồng thực vật với hai loại hình rừng Rùng nửa rụng lá: Điển hình là Bằng lăng, Căm xe, Dầu, Gáo vàng…phân bố ở các vùng ẩm, tầng đất sâu. Loại rừng này có khả năng tái sinh kém, hầu hết phục hồi sau khi bị phá làm rẫy là loại cây tái sinh ưu sáng mọc nhanh.
Tồn huyện có 10 đơn vị hành chính (bao gồm 9 xã và 01 thị trấn), với 125 thơn, bon, bản, tổ dân phố, trong đó có 11 bon đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Trên địa bàn huyện Đắk Mil có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân số tồn huyện (tính đến tháng 12/2020) có 26.325 hộ với 102.685 khẩu; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 5.325 hộ với 21.797 nhân khẩu, chiếm 21,22% dân số toàn huyện, trong đó đồng bào dân tộc Mơng 205 hộ với 1.014 nhân khẩu.
Huyện có kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, sản xuất còn phụ thuộc vào thiên nhiên. Kinh tế huyện được cải thiện qua các năm, đời sống nhân dân cũng dần được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Đặc biệt điều kiện kinh tế, hạ tầng cơ sở ở các xã có đơng đồng bào dân tộc thiểu số cịn hết sức khó khăn.
38
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn huyện Đắk Mil:
Có thể thấy, Đắk Mil là một đơn vị hành chính cấp huyện có địa bàn tương đối rộng lớn, là địa bàn đa dân tộc, đa văn hóa. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số lớn, điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng cịn nhiều khó khăn. Ở các thơn, bon có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, điều kiện hạ tầng giao thơng đi lại khó khăn, tỷ lệ các hộ dân sử dụng internet chưa cao, sóng điện thoại yếu, việc tiếp cận thông tin của người dân bị hạn chế. Điều này làm cho công tác tuyên truyền, phát động, tổ chức các phong trào thi đua gặp nhiều rào cản.
Cán bộ công chức phụ trách công tác thi đua khen thưởng ở các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thiếu ổn định, thường xuyên thay đổi dẫn đến nhiều khó khăn trong việc triển khai, quản lý các phong trào thi đua. Có những trường hợp đã được tập huấn, hướng dẫn, mới làm quen với công tác thi đua nhưng đã phải bố trí cơng tác khác. Có những địa phương thay đổi CBCC phụ trách mảng thi đua khen thưởng vài lần một năm dẫn đến những vướng mắc trong công tác thi đua khen thưởng. Việc tổ chức triển khai các quy định, chủ trương, văn bản của cấp trên về thi đua khen thưởng, việc lập hồ sơ thi đua khen thưởng, việc tập huấn CBCC đều gặp khó do đội ngũ thay đổi liên tục.
Năng lực của đội ngũ CBCC phụ trách công tác thi đua khen thưởng ở các xã cịn một số hạn chế. Cơng chức chủ yếu là kiêm nhiệm công tác thi đua khen thưởng nên khơng có đủ thời gian để tập trung thực hiện các hoạt động về thi đua khen thưởng. Vai trị tham mưu cho lãnh đạo trong thực hiện cơng tác thi đua khen thưởng của đội ngũ cán bộ còn mờ nhạt, chưa được phát huy tốt.
Sự hạn chế của địa phương trên tất cả các mặt, từ cơ sở vật chất đến kinh tế, xã hội nên việc phát động các phong trào thi đua cịn mang tính hình thức. Người dân ít quan tâm đến việc tham gia các phong trào thi đua. Điều kiện kinh tế khó khăn làm cho việc tổ chức các phong trào thi đua gặp nhiều vướng mắc về nhân lực, nguồn lực và các điều kiện đảm bảo.
39
2.1.2. Kết quả đạt được của công tác thi đua trên địa bàn huyện Đắk Mil giai đoạn 2015 - 2020
Thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác TĐKT và Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động TĐ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và Kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, phong trào TĐ và cơng tác khen thưởng thực sự có nhiều chuyển biến tích cực. Cấp ủy Đảng và lãnh đạo chính quyền các cấp ngày càng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thi đua khen thưởng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc hơn về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của các phong trào thi đua và công tác thi đua khen thưởng. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, các phong trào thi đua trong giai đoạn 2015 - 2020 thực sự đã có tác động vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, ban, ngành và cơ sở, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng của huyện, tinh thần thi dua là yêu nước của cán bộ và nhân dân được nâng cao.
Trong giai đoạn từ 2015 - 2020, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong công việc tổ chức các phong trào thi đua, có những phong trào thi đua chung, có những phong trào thi đua gắn với từng chuyên đề hoạt động cụ thể, các phong trào thi đua được tổ chức đan xen nhau, các chỉ tiêu thi đua được xác định cụ thể cho từng năm và được triển khai đến các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện. Việc phát động và đăng ký thi đua, ký kết giao ước thi đua trong Cụm, Khối thi đua đã đi vào nề nếp; mục tiêu, nội dung chỉ tiêu thi đua và biện pháp thực hiện đều được triển khai cụ thể; hình thức thi đua được đổi mới và đa dạng. Đồng thời với việc tổ chức thực hiện các phong trào thi đua trọng tâm do Trung ương, tỉnh phát động.
40
Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp uỷ đảng, chính quyền, các đồn thể; phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của huyện có sự chuyển biến mạnh mẽ, đạt được những thành tích đáng tự hào.
2.1.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế
Trong lĩnh vực kinh tế của huyện có nhiều phong trào TĐ được phát động như “Đắk Mil chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Sản xuất, kinh doanh giỏi”; “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đồn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng”. Các phong trào thi đua đã khích lệ, động viên nhân dân quyết tâm vươn lên, đổi mới cách nghĩ, cách làm, khai thác tiềm năng, thế mạnh về lao động, đất đai đầu tư cho sản xuất để phát triển kinh tế.
Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi đã góp phần phát triển ngành nghề, giải quyết công ăn, việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Trong nền kinh tế thị trường, những nông dân làm ăn giỏi đã biết tận dụng, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng cơ sở để phát triển sản xuất, bên cạnh các mơ hình về cây trồng, vật ni thì các ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn như trồng nấm, rau sạch, chế biến nông sản xuất khẩu cà phê, tiêu, bắp, sắn, chăn ni ứng dụng quy trình tiên tiến. Đời sống ngày một nâng cao, do vậy nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cơng dân; có điều kiện thuận lợi để tham gia tích cực cơng tác xã hội ở địa phương. Những gương điển hình trong phong trào như: Hộ ông Văn Minh Thuận, thôn Đức Hịa, xã Thuận An; hộ ơng Nguyễn Văn Sơn, thôn 5, xã Đắk Lao; hộ ông Lê Trung Thành, thôn Xuân Lộc 1, xã Đắk Sắk; Hộ bà Lê Thị Nhường, thôn Sơn Thượng, xã Đắk Gằn; hộ bà Trần Thị Ngọc Mai, Tổ dân phố 2, thị trấn Đắk Mil; hộ ông Y Sen, bon Sa Pa, xã Thuận An; hộ ông Điểu S Rơi xã Đắk Gằn; hộ ông Nguyễn Xuân Thọ, thôn Đức Thắng, xã Đức Mạnh; hộ ông Đàm Văn Tuấn, thôn 4, xã Đắk R’la.
41
Trên địa bàn huyện ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có nhiều đóng góp cho địa phương, điển hình như Cơng ty cổ phần Cao su DAKNORUCO, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư Phát triển Đại Thành, Doanh Nghiệp tư nhân thương mại - Dịch vụ - Nhật Đăng; các doanh nghiệp dịch vụ cung ứng các loại xe cơ giới, dịch vụ giao thơng vận tải hàng hóa và hành khách, điển hình như Cơng Ty Phúc Lộc, Cơng Ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hồng Long; các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, khai thác chuỗi giá trị nông sản như thương hiệu “Cà phê Đức lập - Đắk Mil” và “Cà phê Đức lập - Minh An”, Cà phê bột, hướng tới sản xuất cà phê hòa tan để khai thác chuỗi giá trị nơng sản.
Những thành tích đạt được trong lĩnh vực kinh tế là rất đáng trân trọng, góp phần khích lệ, động viên các cá nhân, tổ chức vươn lên khắc phục khó khăn, năng động sáng tạo, hăng say lao động đem lại những thành quả kinh tế cao.
2.1.2.2. Về lĩnh vực giáo dục
Tiếp nối truyền thống thi đua “Dạy giỏi, học giỏi” của huyện, giai đoạn 2015 - 2020, ngành giáo dục đã giữ vững và phát huy thành tích, được Sở Giáo dục công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc, một trong những đơn vị “Dẫn đầu toàn tỉnh”. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý các cấp học đồn kết, nhất trí, năng động sáng tạo, khơng ngừng vượt lên mọi khó khăn, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ. Quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong huyện đảm bảo ổn định, vững chắc và không ngừng nâng cao, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội.
Những tấm gương điển hình tiên tiến trong các phong trào của ngành nổi bật như: Trường THPT Trần Hưng Đạo, Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, Trường THCS Nguyễn Tất Thành, Trường THCS Lê Hồng Phong, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Trường Mẫu Giáo Hịa Bình, thầy giáo Đinh Xn Quyền. Nhiều thầy cơ giáo được vinh danh như các thầy cô trường THPT Nguyễn Du, trường THCS Nguyễn Chí Thanh, trường THCS Lê Hồng Phong, trường Tiểu học
42
Hoàng Hoa Thám. Nhiều em học sinh chăm ngoan, học giỏi. Tiêu biểu có em trường THPT Trần Hưng Đạo đạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán cấp tỉnh năm học 2018 - 2019, học sinh trường THPT Quang Trung đạt giải Ba cuộc thi “ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cấp tỉnh” năm học 2016 - 2017, các em trường THCS Lê Hồng Phong và Lê Qúy Đôn đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2018 - 2019, các em trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai đạt giải Nhì Cuộc thi sáng tạo dành cho Thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh Đắk Nông lần thứ IV năm 2017 - 2018.
2.1.2.3. Về Văn hoá - Thể dục, thể thao, an ninh quốc phịng
Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được phát triển đa dạng, phong phú. Phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư được đẩy mạnh và phát triển rộng rãi, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. Trong thời gian qua đã có 54.582 lượt gia đình, 335 lượt thơn, bon, tổ dân phố, 327 lượt cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu đơn vị văn hóa. Nhiều địa phương có thơn, bon, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa nhiều năm liên tục, điển hình là xã Đức Mạnh, xã Đức Minh, thị trấn Đắk Mil, xã Đắk Lao.
Phong trào xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị đã được chú trọng đầu tư và có kết quả khá tốt. Thiết chế văn hóa các cấp được tăng cường; các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử đã được tích cực thực hiện; các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiếp tục được sưu tầm, bảo vệ. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ đã chú trọng nhiều hơn đến nội dung tư tưởng, chất lượng nghệ thuật.
- Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng:
Phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” được Cơng an huyện Đắk Mil bám sát nội dung, chương trình, kế hoạch của Cơng an tỉnh và lồng ghép thực hiện có hiệu quả với các phong trào TĐ khác như “ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2017 - 2020”, phong trào “ Công an
43
nhân dân học tập thực hiện 6 điều Bác hồ dạy” gắn liền với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” đã được cụ thể hóa bằng các kế hoạch cao điểm và tổ chức triển khai có hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo của Công an tỉnh, Huyện ủy và UBND huyện Đắk Mil, như kế hoạch thực hiện các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn trong các dịp Tết, các ngày lễ lớn; tổ chức phát động các phong trào thi đua đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh, trật tự; xây dựng và duy trì được nhiều mơ hình bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở.
Phong trào thi đua trong công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thúc đẩy mạnh mẽ từ huyện đến cơ sở, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị. Kết quả tuyển chọn thời gian qua đạt 100% chỉ tiêu đề ra, bảo đảm đúng luật định, cơng khai, dân chủ. Ngồi ra, các phong trào như, “Thi đua Quyết thắng”, “Xóa một hộ đói, giảm một hộ nghèo”, "Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, "Đơn vị quân y 5 tốt", “Chiến sỹ quân y làm theo lời Bác"' đều đạt được mục tiêu theo yêu cầu đề ra.
2.1.2.4. Trong cơng tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Trong thời gian qua phong trào xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đồn thể nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh góp phần củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Công tác xây dựng đảng, phát triển đảng viên luôn được chú trọng. Công tác đánh giá phân loại tổ chức đảng và đảng viên được chú trọng. Bình quân hàng năm, số tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 60,2%, khơng có tổ chức cơ sở đảng yếu kém. Cơng tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên đã đi vào nề nếp, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt trên 92,9%. Công tác cán bộ luôn được quan tâm và triển khai thực hiện tốt; công tác quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ lãnh đạo các cấp cơ bản đúng quy trình, bảo đảm dân chủ, cơng khai. Trong nhiệm kỳ qua đã quy hoạch 51 đồng chí vào cấp ủy huyện, 94 đồng chí vào cấp ủy cơ sở; điều động luân chuyển 35 lượt cán