CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QLNN VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần sửa đổi các quy định pháp luật về thi đua khen thưởng. Pháp luật là công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước, do đó, để tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng nói chung và trên địa bàn huyện Đắk Mil nói riêng, trước hết cần sửa đổi, bổ sung để khắc phục những điểm bất hợp lý trong Luật Thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn về thi đua khen thưởng hiện hành.
Ngày 15 tháng 6 năm 2022, Luật Thi đua khen thưởng mới vừa được Quốc hội khóa XV ban hành, góp phần khắc phục những mặt hạn chế của Luật Thi đua khen thưởng năm 2003. Tuy nhiên, hệ thống pháp lý về thi đua, khen thưởng cần tiếp tục được điều chỉnh, hoàn thiện để tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho các chủ thể quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Trong đó, cần tiếp tục quan tâm đến một số phương diện sau:
Các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng phải hướng đến thể chế đường lối, chủ trương của Đảng về công tác thi đua khen thưởng, Chỉ thị số 34-CT/TW năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơng tác thi đua khen thưởng, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu trong chỉ đạo tổ chức phong trào thi đua; Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng phát huy sức mạnh đồn kết của nhân dân và cả hệ thống chính trị, tạo động lực to lớn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương và của đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sửa đổi, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng phải hướng đến đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng; đồng thời thực hiện phân cấp về thẩm quyền việc khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng cho các bộ, ban, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trung
98
ương và cấp cơ sở nhằm giải quyết các hạn chế, vướng mắc về thẩm quyền, đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục khen thưởng.
Các quy định pháp luật hiện hành mới chỉ nhấn mạnh phần quy định liên quan đến “khen”, cịn nội dung về “thưởng” thì chưa đầy đủ. Mặc dù Luật đã có quy định nội dung liên quan đến Quỹ thi đua khen thưởng nhưng còn rất thiếu và chưa cụ thể. Quy định về “khen” và “thưởng” phải tương ứng, đúng mức, hợp lý theo u cầu từ thực tiễn cuộc sống, thì mới có tác dụng tạo động lực thật sự cho công tác thi đua.
Các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng cần có những quy định chặt chẽ để khen thưởng khi xứng đáng. Trong thực tiễn, bất kể ai nhận nhiệm vụ hay công việc đều được xem là cam kết hồn thành cơng việc hay nhiệm vụ đó và việc hồn thành cơng việc là bình thường, khơng phải là một thành tích. Do đó, chỉ nên khen khi có minh chứng rõ ràng về sự đóng góp sáng tạo trong công việc và thực hiện nhiệm vụ. Để khắc phục tình trạng khen thưởng hình thức, nên nghiên cứu sửa quy định pháp luật theo hướng cần xác định cơ chế quần chúng là người phản biện đề xuất khen thưởng của cấp trên trực tiếp của người được khen, cũng như người đề xuất khen thưởng phải có trách nhiệm về sự đề xuất đúng đắn của mình, thậm chí cần có cơ chế rút hay hủy quyết định khen thưởng.
Đối tượng được khen thưởng Huân chương các loại như quy định hiện hành mới chỉ từ cấp lãnh đạo quản lý và tương đương trở lên, trong khi có nhiều trường hợp, nhất là cán bộ Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội có vài chục năm cơng tác ở cơ sở, vừa khơng có lương hoặc lương chỉ là tượng trưng lại khơng được động viên thích đáng bằng tinh thần. Điều này là thiếu cơng bằng. Do đó, cần mở rộng khen thưởng cho đối tượng có q trình cống hiến như cán bộ cơ sở, thơn, bon, buôn.
Pháp luật hiện hành mới chỉ quan tâm đến quy định nghiêm cấm các hành vi của nhóm đối tượng tổ chức thực hiện thi đua khen thưởng và nhóm đề nghị
99
khen thưởng mà chưa đề cập đến nhóm đối tượng trung gian là những người thực hiện thủ tục thi đua khen thưởng. Vì vậy, để đảm bảo tính nghiêm minh, tồn diện trong hoạt động quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng cần bổ sung thêm hành vi nghiêm cấm đối với nhóm đối tượng này, chẳng hạn cản trở, nhũng nhiễu, gây khó khăn trong thi đua khen thưởng.
Các danh hiệu thi dua có tính tiếp nối, kế thừa, khen từ thấp đến cao, như danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục được tặng thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh”. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục được tặng thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đa cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”. Chính điều này và quy định về tỷ lệ khen thưởng đã tạo cho thi đua mang tính “hình thức, phong trào”, tập thể xây dựng “lộ trình khen thưởng”, cá nhân có sự “nhường nhau” để cá nhân có thể theo đuổi đạt được danh hiệu thi đua cao hơn. Vì vậy, Nhà nước nên xem xét quy định một cách cụ thể về các tiêu chí danh hiệu thi đua, không phải là sự “gối đầu” như trên.
Có thể xác định các nhóm trong mối quan hệ khi thực hiện thi đua khen thưởng, bao gồm nhóm quan hệ giữa cấp phát động và cấp hưởng ứng, cụ thể là giữa bên tổ chức phát động thi đua với bên thực hiện; Nhóm tham mưu thực hiện thi đua khen thưởng; Nhóm thực hiện các trình tự, thủ tục cơng tác thi đua khen thưởng. Trong các nhóm quan hệ nêu trên, các quy định pháp luật điều chỉnh đối với nhóm thực hiện các trình tự, thủ tục cơng tác thi đua khen thưởng cịn thiếu tính đồng bộ, tập trung, cịn quy định tại nhiều văn bản, gây khó khăn cho người thực hiện. Về thủ tục, hồ sơ cũng cần xem xét, khắc phục để đơn giản hóa khâu này.
Về xử lý vi phạm trong thi đua khen thưởng, nên xem xét bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm để xử lý toàn diện, đồng bộ. Ngồi ra, việc xử lý vi phạm
100
khơng chỉ thực hiện đối với các cá nhân có hành vi vi phạm mà phải áp dụng đối với cả tổ chức có hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, cần thống nhất các quy định về thi đua khen thưởng trong một văn bản luật, 01 Nghị định, Thông tư hướng dẫn để các địa phương thuận lợi khi tổ chức triển khai thực hiện, bởi hiện nay các quy định về thi đua khen thưởng nằm tản mạn trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng. Luật Thi đua, khen thưởng mới vừa được ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2022, Chính phủ cần nhanh chóng nghiên cứu ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, tạo điều kiện cho các cấp, các ngành thực hiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
3.3.2. Đối với chính quyền huyện Đắk Mil
Trước hết cần chủ động, tích cực tìm hiểu định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng. Nắm bắt, tổng kết tình hình thực tiễn của địa phương, trên cơ sở đó, xây dựng, đề xuất các nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn huyện. Kế hoạch, nhiệm vụ tổ chức quản lý, triển khai công tác thi đua khen thưởng phải đảm bảo đúng định hướng, chủ trương của Nhà nước, vừa đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc thù của địa phương. Trong đó, do điều kiện kinh tế - xã hội của huyện cịn nhiều khó khăn, kinh tế nơng nghiệp là chính, cơ sở hạ tầng của huyện cịn nhiều khó khăn, đường xá đi lại khó khăn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, xã khó khăn nên khi hoạch định các chương trình, kế hoạch, tổ chức các phong trào thi đua, công tác khen thưởng cần phải hướng đến nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế địa phương, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn huyện, nhất là người dân vùng dân tộc thiểu số.
Trong tổ chức, triển khai các phong trào thi đua, công tác khen thưởng, Huyện ủy Đắk Mil nên chỉ đạo chính quyền huyện và xã, Hội đồng Thi đua khen thưởng, CBCC làm công tác Thi đua khen thưởng phải bám sát các văn bản pháp luật của Nhà nước về thi đua khen thưởng, bám sát điều kiện thực tế của huyện
101
và của từng xã để triển khai cho hiệu quả. Trước mắt, cần quán triệt các quy định của Luật Thi đua, khen thưởng vừa được ban hành năm 2022 để toàn thể CBCC trên địa bàn huyện nắm được, từ đó thực hiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Do đặc thù CBCC làm công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn huyện Đắk Mil đều kiêm nhiệm, bận nhiều công việc chuyên môn khác, khơng có nhiều thời gian và đơi khi khó chun tâm cho cơng tác thi đua khen thưởng, dẫn đến kết quả khơng cao. Do đó, chính quyền huyện cần xem xét, tạo điều kiện về thời gian để CBCC làm cơng tác thi đua khen thưởng có thời gian dành cho cơng tác TĐKT. Bên cạnh đó, nên cân đối nguồn ngân sách địa phương, xem xét hỗ trợ kinh phí cho CBCC làm cơng tác thi đua khen thưởng để khuyến khích, tạo động lực cho đội ngũ này tích cực hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thi đua khen thưởng.
Với đặc thù về dân cư, tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn 21,45% trong tổng dân số, trình độ dân trí cịn thấp, đời sống cịn nhiều khó khăn, hạ tầng giao thơng đi lại cịn nhiều khó khăn, người dân ít quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng. Do đó, để các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua, chính quyền phải thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động. Căn cứ phong tục, tập quán, văn hóa và điều kiện của từng xã, thơn, bon, bn để có cách giải thích, tuyên truyền vận động phù hợp. Chỉ khi người dân nhận thức, nắm bắt, thực sự hiểu hết ý nghĩa, vai trò cũng như cách thức thực hiện các phong trào thi đua thì họ mới chủ động, tích cực tham gia.
102
Tiểu kết Chương 3
Ở Chương 3, đề tài đã tập trung làm rõ định hướng của Đảng, Nhà nước cũng như định hướng của huyện Đắk Mil đối với công tác thi đua khen thưởng trong thời gian tới. Những định hướng của huyện Đắk Mil đối với công tác thi đua khen thưởng dựa trên những định hướng chung của Đảng, Nhà nước, định hướng của tỉnh Đắk Nông về công tác thi đua khen thưởng và căn cứ vào tình hình thực tiễn của huyện trong giai đoạn hiện nay.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở Chương 2 và những quan điểm, định hướng chung của Đảng, Nhà nước, định hướng của huyện Đắk Mil về công tác thi đua khen thưởng, đề tài đã đề xuất 7 giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại huyện Đắk Mil, bao gồm:
+ Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trong nhận thức về vai trị, vị trí của cơng tác thi đua khen thưởng;
+ Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác thi đua khen thưởng;
+ Triển khai kịp thời và hướng dẫn các văn bản của Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng;
+ Nâng cao chất lượng CBCC làm công tác thi đua khen thưởng; + Nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động thi đua khen thưởng; + Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các phong trào thi đua;
+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với công tác thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề xuất một vài kiến nghị đối với Nhà nước và đối với chính quyền huyện Đắk Mil nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng, trong đó chú trọng sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý về công tác thi đua khen thưởng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng nói chung và trên địa bàn huyện Đắk Mil nói riêng.
103 KẾT LUẬN
Cơng tác Thi đua khen thưởng có vai trị quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, là động lực thúc đẩy sự phát triển. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, phát huy ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết của tập thể, làm cho mỗi cá nhân, tập thể có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. thi đua khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, chiến sĩ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấp trên giao.
Trên địa bàn huyện Đắk Mil, việc phát động các phong trào thi đua góp phần tạo động lực để huy động, tập trung cơng sức, trí tuệ của mỗi cá nhân trong từng cơ quan, tổ chức. Thực hiện các phong trào thi đua là cơ sở khơi dậy các ý tưởng mới, kích thích cá nhân, tập thể hăng say lao động sáng tạo; nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, phát huy tối đa tài năng của mỗi người trong việc xây dựng cơ quan, tổ chức vững mạnh; phát hiện những cách làm hay, mơ hình mới có tác dụng lan tỏa để mỗi cơ quan, tổ chức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thông qua các phong trào thi đua giúp phân loại được chất lượng, hiệu quả lao động của cá nhân, tập thể; đúc kết những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy phong trào phát triển đi lên. Từ kết quả tổng kết thi đua mà lựa chọn tập thể và cá nhân xứng đáng để khen thưởng. Khen thưởng chính là việc đánh giá kết quả phong trào thi đua. Khen thưởng chính xác, kịp thời có tác dụng động viên, giáo dục và nêu gương tốt trong xã hội, đồng thời cổ vũ phong trào thi đua phát triển sâu rộng.
Về cơ bản, hoạt động quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trên địa bàn huyện đã đảm bảo đúng quy định pháp luật, ngày càng được cải thiện về chất lượng. Các phong trào thi đua trên địa bàn huyện Đắk Mil ngày càng thiết thực, hiệu quả, có nhiều đổi mới, sáng tạo về nội dung, từng bước khắc phục tính hình thức. Các
104
phong trào được triển khai bài bản, hình thức đa dạng, phong phú, có tiêu chí và nội dung rõ ràng, cụ thể, thiết thực, nhận được sự hưởng ứng của người dân, góp phần cổ vũ, động viên CBCC và người lao động hăng hái thi đua phấn đấu, khắc phục khó khăn, hồn thành các nhiệm vụ của địa phương, góp phần ổn định an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số xã, một số đơn vị, phong trào thi đua cịn mang nặng tính hình thức, chạy theo thành tích, chưa tạo được động lực và sự tham gia của đông đảo CBCC và người lao động trong cơ quan, đơn vị. Công tác khen thưởng cũng bộc lộ những bất cập cả về nội dung, hình thức, tiêu