2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Năm 1983, sau khi tái lập huyện dân số có 66.026 người, năm 1999 là 90.014 người, năm 2005 là 86.877 người, năm 2010 là 86.035 người và tính đến năm 2015 dân số huyện Hoài Ân là 86.382 người [11], trong đó ở khu vực nơng thơn 79.263 người, chiếm 91,7% so với tổng dân số toàn huyện. trong giai đoạn 2005-2015 qui mô dân số nông thơn của huyện có chiều hướng giảm nhẹ, tốc độ giảm trung bình hàng năm trong giai đoạn này là 1,75%/năm, chủ yếu là do sự biến động cơ học do lực lượng lao động của địa phương chuyển đi làm ăn ở các thành phố lớn. Năm 2005 tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động đạt 53,4%, đến năm 2015 chỉ tiêu này đạt 67,2%. Điều đó cho thấy cơ cấu lao động trong độ tuổi thay đổi theo chiều hướng tăng dần, nguyên nhân đó là xuất phát từ đặc điểm cơ cấu nhóm tuổi trong độ tuổi lao động trong thời kỳ này chiếm cao trong toàn bộ dân số. Đây là một cơ cấu dân số thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn ở huyện.[26]
2.1.2.4. Truyền thống kinh tế
Nhân dân huyện Hồi Ân có truyền thống phát triển sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp.
37
Về sản xuất nông nghiệp: đất đai ở huyện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ở vùng đồng bằng, đã xuất hiện những cánh đồng cấy đôi, ba vụ ở các thôn An Hậu, An Chiểu (Ân Phong); Thanh Lương, Vĩnh Đức (Ân Tín); Phú Khương, Hà Tây (Ân Tường Tây)... hàng năm cung cấp một lượng lương thực khá lớn, là một trong những vựa lúa lớn ở bắc Bình Định. Ngồi lúa, Hồi Ân cịn có các loại cây màu như: bắp, khoai, mì, mè,... phân bố khắp các vùng, hàng năm cũng cho một khối lượng lương thực đáng kể. Hoài Ân cũng là địa phương có những đồng cỏ lớn hàng trăm ha, mở ra triển vọng phát triển ngành chăn nuôi gia súc có sừng. Sau ngày giải phóng, đàn bị trâu của huyện mỗi năm một tăng, riêng đàn trâu chỉ đứng sau huyện Hồi Nhơn. Chủ trương lai giống bị ngoại của huyện đã được nơng dân hưởng ứng mạnh mẽ đã góp phần tăng chất lượng đàn bị. Ở các vùng cao của huyện nhân dân còn trồng cây công nghiệp dài ngày và ni bị tập trung. Ngồi ra, nhân dân còn tận dụng nhiều vùng đất trống để phát triển kinh tế gị đồi; hình thành các vùng nơng - lâm kết hợp cho công nghiệp, cho xuất khẩu, giải quyết nhu cầu gỗ, củi…
Về sản xuất thủ công nghiệp: Cùng với nông nghiệp, Hồi Ân có nhiều nghề thủ công truyền thống như: mộc, rèn, trồng dâu nuôi tằm, đan, làm gạch ngói,... Hồi Ân có nhiều nghề thủ cơng đã một thời nổi tiếng. Đáng kể là nghề đúc đồng ở Thanh Lương (Ân Tín), nghề làm nón ở Vĩnh Đức (Ân Tín), nghề chê biến dầu dừa ở Gia Trị, Đức Long (Ân Đức),... Nhưng nổi bật hơn cả vẩn là nghề trồng dâu ni tằm. Từ lâu, Hồi Ân vốn là một trong những vùng trồng dâu lớn của tỉnh Bình Định.
Sự phát triển kinh tế đã tạo điều kiện cho Hoài Ân sớm xuất hiện những chợ nơng thơn. Đó là đầu mối giao lưu hàng hóa quan trọng giữa người dân trong huyện với thương nhân từ bên ngoài đến. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, theo Địa dư nơng học tỉnh Bình Định, Hồi Ân có 11 chợ (tồn tỉnh: 135 chợ). Trong đó, đáng kể là các chợ: Đồng Dài (Ân Tín), Kim Sơn (Ân Nghĩa), Cây Sanh (Ân Tường), Hà Đông (Ân Hữu), An
38
Thường (Ân Thạnh), Mộc Bài (Ân Phong),... Ngay từ thế kỷ 18, trong những hàng hóa bán đi các nơi thì tiêu hạt, tơ lụa và cau khơ của 2 nguồn Kim Sơn và Hoài Ân của phủ Quy Nhơn (tức Bình Định) đã được các Hoa thương thu gom để xuất ra nước ngoài qua các cảng Nước Mặn (Phước Quang, Tuy Phước) và Hội An (Quảng Nam).[24]
Trong quá trình đấu tranh và cải tạo thiên nhiên, nhân dân huyện Hồi Ân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về thâm canh tăng vụ, làm thủy lợi sử dụng các loại phân hữu cơ để tăng năng xuất cây trồng. Nhờ vậy, mà đưa sản xuất nông nghiệp của huyện lên một bước phát triển mới, nông nghiệp phát triển tương đối tồn diện cả nơng - lâm - thủy sản.