7. Kết cấu của luận văn
1.2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
1.2.1. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý của nhân dân, tạo sự chuyển động của toàn hệ thống hành chính quốc
gia, thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cách thủ tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của tồn bộ hệ thống nền hành chính khi bị tác động.
Cải cách thủ tục hành chính thực chất là cải cách trình tự thực hiện thẩm quyền hành chính trong mối quan hệ tới quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính nhà nước là một bộ phận của cải cách thể chế nền hành chính nhà nước nhằm xây dựng và thực thi thủ tục hành chính theo những chuẩn mực nhất định, đơn giản, gọn nhẹ, vận hành nhịp nhàng, hành động theo đúng quy trình, quy phạm, thích ứng với từng loại đối tượng, từng loại công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân. Cải cách thủ tục hành chính khơng chỉ nhìn từ khía cạnh kinh tế, khía cạnh xã hội mà cải cách thủ tục hành chính cịn xuất phát từ việc sắp xếp, tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiện đại, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần bài trừ tệ nạn quan liêu, cửa quyền, hối lộ, làm trong sạch bộ máy nhà nước. Qua đó, có thể hiểu cải cách thủ tục hành chính là một q trình nhằm khắc phục những hạn chế của hệ thống thủ tục hiện hành theo hướng đơn giản hóa, minh bạch hóa, cơng khai hóa, tạo sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, cơng dân.
Cải cách TTHC là điều kiện cần thiết để tăng cường, củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân. Cải cách TTHC được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển biển của toàn bộ hệ thống nền hành chính quốc gia. Trong đó, cải cách TTHC sẽ thúc đẩy toàn bộ hệ thống hành chính phát triển. Cải cách TTHC là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn khách quan trong công cuộc đổi mới. Với vai trị ý nghĩa vơ cùng quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta
đã xác định đây là trọng tâm của cơng cuộc cải cách nền hành chính quốc gia. Như vậy, có thể hiểu cải cách TTHC là q trình rà sốt, đánh giá để loại bỏ những bước, thủ tục bất hợp lý, không cần thiết, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các TTHC mới theo quy định của pháp luật và triển khai thực hiện công khai minh bạch tất cả các TTHC bằng các hình thức thiết thực và thích hợp nhằm tạo sự thuận tiện cho tổ chức, công dân trong xã hội. Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung quan trọng của cải cách hành chính nhà nước bao gồm q trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hồn thiện thut tục hành chính nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu nền hành chính phục vụ, hiệu lực và hiệu quả.