Nguyên tắc, quy trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại bộ văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

1.2.3. Nguyên tắc, quy trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

một cửa

1.2.3.1. Nguyên tắc

* Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính

Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm thể hiện tính tồn diện, tính linh hoạt và có ý nghĩa bao trùm quyết định nội dung và hiệu quả của việc xây dựng và thực hiện TTHC

Hiện nay, trong chỉ đạo cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta, cải cách TTHC được coi là khâu đột phá với mục tiêu đặt ra là nhanh chóng khắc phục những khâu yếu kém, những khuyết điểm của quá trình điều hành trong các cơ quan liên quan trực tiếp đến đới sống và hoạt động của tổ chức, công dân, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Để đảm bảo đạt được những mục tiêu đã đề ra trong cải cách TTHC thì cần phải kịp thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là hệ thống TTHC, cần phải được xây dựng sao cho phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển khách quan của xã hội nhưng vấn đảm bảo được yêu cầu quản lý nhà nước đồng thời tạo được môi trường pháp lý thơng thống, thuận lợi thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.

Ngồi ra, cần tiến hành cơng việc rà sốt TTHC, qua đó phát hiện những khuyết điểm và bổ sung kịp thời, đổi mới trong chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy, quy chế làm việc và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Việc vây dựng TTHC phải được đạt trên những nguyên tắc cơ quan do Hiến pháp quy định. Những nguyên tắc này có thể trực tiếp liên quan đến việc xây dựng các TTHC, nhưng có thể chỉ được quy định trên những nguyên tắc chung và đòi hỏi phải được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật khác. Qua nghiên cứu, các nhà

nghiên cứu đã xác nhận việc xây dựng và thực hiện TTHC cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc phù hợp với pháp chế xã hội chủ nghĩa, phù hợp với pháp luật hiện hành của nước ta, có tính hệ thống nhằm đạt được một công cụ quản lý hữu hiệu cho bộ máy nhà nước.

- Nguyên tắc phù hợp với thực tế, phù hợp với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

- Đảm bảo nguyên tắc TTHC phải đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, công khai, minh bạch.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.

* Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính được thực hiện trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy. Có thể khái quát thành các nguyên tắc cơ bản sau:

- Chỉ có cơ quan nhà nước do pháp luật quy định mới được thực hiện các thủ tục hành chính nhất định và phải thực hiện đúng trình tự với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép.

- Khi thực hiện TTHC phải đảm bảo chính xác, khách quan, minh bạch. - Đảm bảo TTHC được thực hiện công khai.

- Đảm bảo nguyên tắc các bên tham gia TTHC bình đẳng trước pháp luật. - Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm.

Những nguyên tắc trên đây có liên quan chặt chẽ với nhau và có mối liên quan với nguyên tắc trong xây dựng thủ tục hành chính tạo thành một thể thống nhất để đảm bảo tính chặt chẽ, logic và hiệu quả trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức công dân trong việc phối kết hợp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức.

1.2.3.1. Quy trình

Quy trình thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa tại các cơ quan nhà nước hiện nay nhìn chung được thực hiện thơng qua những bước cơ bản sau:

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến ở những nơi có quy định nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, nhận hồ sơ trực tuyến;

Công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ: Trường hợp hồ sơ khơng thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn hồn thiện hồ sơ theo quy định.

Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử (nếu có); lập giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Trường hợp công chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được phân cơng giải quyết hồ sơ thì nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử.

Đối với hồ sơ quy định phải giải quyết và trả kết quả ngay, không phải lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả: Cơng chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức;

Đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết: Cơng chức cấp giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.

* Bước 2: Chuyển hồ sơ

Sau khi hoàn thiện việc tiếp nhận hồ sơ theo quy định, công chức lập phiếu kiểm sốt q trình giải quyết hồ sơ theo mẫu, chuyển hồ sơ và phiếu kiểm sốt q trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ chức có liên quan để xử lý. Phiếu kiểm sốt q trình giải quyết hồ sơ được chuyển theo hồ sơ và lưu tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

* Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cơ quan, đơn vị tổ chức phân công cán bộ, công chức giải quyết cụ thể như sau:

Trường hợp không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: công chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chức báo cáo người có thẩm quyền phương án thẩm tra, xác minh và tổ chức thực hiện. Quá trình thẩm tra, xác minh phải được lập thành hồ sơ và lưu tại cơ quan giải quyết; Đối với các hồ sơ qua thẩm tra, xác minh đủ điều kiện giải quyết, cơng chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh chưa đủ điều kiện giải quyết: công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung. Thời gian mà cơ quan, tổ chức đã giải quyết lần đầu được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ. Các hồ sơ sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết, cơng chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong sổ theo dõi hồ sơ. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định; Các hồ sơ quá hạn giải quyết, cơ quan tổ chức giải quyết hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời gian trả kết quả.

* Bước 4: Trả kết quả giải quyết hồ sơ

Công chức tại bộ phân tiếp nhận và trả kết quả nhập vào sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử và thực hiện các nội dung cụ thể sau:

Các hồ sơ đã giải quyết xong: trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức và thu phí, lệ phí (nếu có); trường hợp cá nhân, tổ chức đã đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì việc trả kết quả, thu phí, lệ phí và cước phí được thực hiện qua dịch vụ bưu chính; nếu thực hiện dich vụ cơng trực tuyến mức độ 4 thì việc trả kết quả và thu phí, lệ phí theo quy định.

Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để yêu cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan, tổ chức giải quyết hồ sơ và văn bản của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Đối với hồ sơ không giải quyết: liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại hồ sơ kèm theo thông báo không giải quyết hồ sơ.

Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết: thông báo thời hạn kết quả lần sau và chuyển văn bản xin lỗi của cơ quan, tổ chức làm quá hạn giải quyết cho cá nhân, tổ chức.

Đối với hồ sơ giải quyết xong trước hạn trả kết quả: liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại bộ văn hóa, thể thao và du lịch (Trang 29 - 33)