1.2.1. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại cấp huyện
Đối tượng bị xử lý VPHC tại cấp huyện chủ yếu là các cá nhân, tổ chức SDĐ, là người được nhà nước trao quyền SDĐ thông qua giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền SDĐ hoặc được nhà nước công nhận quyền SDĐ là hợp pháp và mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện. Không phải bất cứ người SDĐ nào có hành vi VPHC về SDĐ cũng bị xử lý VPHC mà chỉ những đối tượng sau đây có hành vi VPHC về SDĐ mới bị xử lý VPHC theo pháp luật đất đai:
Thứ nhất, năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật hành
chính bao gồm năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính. Năng lực pháp luật hành chính của một người được hình thành khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi,… là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi của mình mang lại, cá nhân phải đạt được những điều kiện nhất định thì mới có năng lực hành vi hành chính như tuổi, khả năng nhận thức, trình độ văn hố…
Cụ thể như sau:
Độ tuổi: tuỳ thuộc vào tính chất nội dung của các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà pháp luật có thể quy định độ tuổi tối thiểu hay tối đa để xác định năng lực hành vi hành chính của cá nhân. Độ tuổi trong năng lực pháp luật hành chính là mốc pháp lí mà Nhà nước cơng nhận cho mỗi cá nhân được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ pháp lí theo từng loại quan hệ pháp luật hành chính. Theo tác giả, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt VPHC do các hành vi cố tình vi phạm; người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ bị xử phạt VPHC về mọi hành vi vi phạm;
28
Khả năng nhận thức: là điều kiện căn bản của năng lực hành vi hành chính. Chẳng hạn như một cá nhân đủ tuổi tham gia quan hệ pháp luật hành chính nhưng hạn chế hay mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi hành chính.
Trình độ đào tạo, khả năng tài chính: cũng là điều kiện xác định năng lực hành vi hành chính của mỗi cá nhân trong những trường hợp nhất định.
Thứ hai, năng lực chủ thể của tổ chức bao gồm năng lực hành vi và
năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. Cụ thể:
Một là, năng lực pháp luật dân sự:. Phát sinh đồng thời và chấm dứt năng lực hành vi. Pháp nhân có năng lực từ khi được thành lập hoặc từ khi đăng ký nếu pháp luật quy định. Pháp nhân chấm dứt tại thời điểm có căn cứ do pháp luật quy định. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chất chuyên biệt (chuyên trách trong một lĩnh vực xác định).
Hai là, năng lực hành vi dân sự: Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự và thể hiện qua các hoạt động nội tại và qua hoạt động giao tiếp bên ngồi; nó được thể hiện qua hành vi đại diện hợp pháp, ngồi ra cịn thể hiện hành vi của nhân viên, của những người được giao nhiệm vụ cụ thể khi giao dịch với người bên ngồi pháp nhân.
1.2.2. Hình thức xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất
Theo quy định hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được hiểu là các biện pháp chế tài cụ thể mà nhà nước áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, bao gồm: Một là, hình thức xử phạt chính
gồm: i) Cảnh cáo; ii) Phạt tiền; Hai là, hình thức xử phạt bổ sung gồm: i) a)
Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt
29
động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng ( khoản 2 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022). Hầu hết các chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đều có thẩm quyền áp dụng hình thức cảnh cáo và phạt, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Cảnh cáo: Cảnh cáo là hình thức xử phạt chính thể hiện sự đánh giá của
Nhà nước đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức gây ra. Cảnh cáo mang tính cưỡng chế nhà nước nhưng mang nặng ý nghĩa giáo dục, răn đe và chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với vi phạm do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Tuy nhiên khi xử phạt cảnh cáo, người có thẩm quyền xử phạt sẽ ban hành quyết định xử phạt bằng văn bản theo thủ tục xử phạt VPHC được pháp luật quy định.
Phạt tiền: Bản chất của phạt tiền là sự tác động đến lợi ích vật chất của
người vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản, buộc tổ chức, cá nhân phải nộp phạt bằng một khoản tiền mặt. Mức phạt tiền cụ thể đối với mỗi hành vi vi phạm được áp dụng theo nguyên tắc sau: Mức phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai là mức trung bình của mức phạt tiền đối với hành vi đó, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm thấp hơn nhưng không giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng mức phạt có thể tăng lên nhưng khơng được vượt quá mức tối đa của của khung tiền phạt.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa
30
đất; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn đất đai trong vòng 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 đến 12 tháng.
Đối với mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tùy vào các hình thức xử phạt cụ thể, pháp luật quy định mức phạt tương ứng, nói đến mức phạt thì thường áp dụng hình thức phạt tiền, do hình thức cảnh cáo chỉ được áp dụng với tổ chức, cá nhân vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ… đối với phạt tiền mức phạt đuợc quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022)
Để "định lượng" một cách chính xác mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật đất đai và trên cơ sở đó áp dụng hình thức xử phạt thích hợp, pháp luật đất đai đã xác lập trên cơ sở số lợi bất hợp pháp, quy mơ diện tích đất bị vi phạm.
Các biện pháp khắc phục hậu quả
Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với hành vi vi phạm khơng mang tính chất xử phạt mà bản chất của các biện pháp này là để khôi phục những quyền và lợi ích bị vi phạm hành chính xâm hại, đồng thời để ngăn chặn hậu quả xấu mà hành vi VPHC co thể gây ra. Theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ- CP ngày 06 tháng 01 năm 2022) các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực đất đai gồm: a) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;c) Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; d) Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định; đ) Buộc chấm
31
dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất; e) Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất cịn lại; g) Buộc hồn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai; h) Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định; i) Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định; k) Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho th, cơng nhận quyền sử dụng đất; l) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm; m) Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai; n) Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này. o) Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này; p) Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các cơng việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; q) Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này; r) Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các Điều 15, 18, 19, 22, 26, 29, 30 và 32 của Nghị định này.
Khi áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Đối với mỗi VPHC trong SDĐ, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức VPHC trong SDĐ có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên;
b) Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp không ra quyết định xử phạt VPHC trong SDĐ. Nếu cá nhân, tổ chức
32
VPHC trong sử dụng đất không tự nguyện thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên thì sẽ bị cưỡng chế thực hiện.
Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, việc lựa chọn áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính trong sử dụng đất cần thiết phải xác định được diện tích đất vi phạm. Theo đó, diện tích đất vi phạm có thể được xác định dựa trên các giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất có ghi rõ. Nếu khơng có các giấy tờ này, thì người đại diện cơ quan có thẩm quyền xử phạt sẽ tiến hành đo đạc thực tế hoặc trưng cầu tổ chức có chức năng đo đạc tiến hành đo đạc xác định diện tích đất vi phạm.
Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả luôn được áp dụng kèm theo các hình thức xử phạt chính và thơng thường được xác định trong một quyết định xử phạt VPHC bằng văn bản. Tuy nhiên, đối với một số vi phạm đã q thời hiệu xử phạt thì khơng bị xử phạt nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
1.2.3. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại cấp huyện
Không phải bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất. Để tránh tình trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất một cách bừa bãi, tùy tiện, pháp luật đất đai quy định cụ thể về thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan hành chính, theo đó:
1.2.3.1. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: i) Phạt cảnh cáo; ii) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; iii) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; iv)Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;v) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
33
1.2.3.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác trong lĩnh vực đất đai
Ngoài Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thanh tra chuyên ngành đất đai có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt.
1.2.3.3. Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong cưỡng chế thi hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, tại khoản 2 điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) có quy định trong một vài trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định có thể ủy quyền cho cấp phó của mình thực hiện ra quyết định: “Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 điều 87 có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác”.
Một quyết định khi được ban hành chỉ phát huy tác dụng của nó khi quyết định đó được thi hành trên thực tế. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
34
Đối với quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp qhuyện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân để phân cơng cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Việc phân cơng cơ quan chủ trì phải trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên mơn của cơ quan nào thì giao cho cơ quan đó chủ trì; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giao cho một cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế.
1.2.4. Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại cấp huyện