cá thể tại thành phố Buôn Ma Thuột
3.1.1. Mục tiêu
- Đảm bảo số thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nộp vào NSNN
Số thu từ HKD cá thể ngày càng khẳng định vai trị của mình trong việc đóng góp vào tổng số thu NSNN. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng vẫn là nguồn thu quan trọng góp phần vào cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu chính của cơng tác quản lý thuế đối với HKD cá thể chính là đảm bảo nguồn thu thuế trên địa bàn, hồn thành dự tốn pháp lệnh giao hàng năm, góp phần đảm bảo cân đối thu chi NSNN của địa phương.
- Góp phần tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, cạnh tranh giữa các hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
Quản lý thuế đối với HKD cá thể có ý nghĩa rất quan trọng về mặt xã hội. Hộ kinh doanh là bộ phận kinh tế năng động và giàu tiềm năng. Tuy nhiên, do có những đặc thù về sở hữu; quy mơ hoạt động kinh doanh, trình độ quản lý; ý thức tuân thủ pháp luật nên tạo ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế đối với đối tượng này. Mặc dù số thuế đóng góp cho ngân sách khơng cao, song việc quản lý các HKD có ý nghĩa rất quan trọng đối với mục tiêu xây dựng môi trường quản lý thuế minh bạch, hiệu quả, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.
3.1.2. Phương hướng
Một là, khơng ngừng hồn thiện cơng tác quản lý thuế đối với HKD đảm bảo
mục tiêu thu NSNN là “thu đúng, thu đủ, thu kịp thời”, đảm bảo quản lý và thu thuế đối với các nguồn thu phát sinh trên địa bàn, quản lý doanh thu và mức thuế khoán sát với thực tế của các HKD, đảm bảo công bằng về thuế giữa các HKD, nhận thức đúng đắn về kinh tế cá thể theo hướng coi HKD cá thể là một chủ thể kinh doanh có đủ quyền và nghĩa vụ như một doanh nghiệp thu nhỏ. Trên cơ sở đó tham gia xây
91
dựng và cải cách các chính sách nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh tế của khu vực này công bằng với các khu vực kinh tế khác. Sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp và HKD cá thể đã được quy định rất rõ trong Luật Quản lý thuế với tên gọi chung là: “người nộp thuế”, từ việc xác định các quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế đến trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý đối với HKD cá thể cho phù hợp, công bằng giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, đơn giản hóa chính sách thuế đảm bảo dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ được đông đảo người nộp thuế chấp nhận.
Hai là, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ, cơng chức của Chi cục. Trình độ cán bộ có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc chống thất thu thuế, Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là khâu then chốt trong quản lý thuế với tiêu chí “con người là gốc của cơng việc”. Mục tiêu là để sử dụng có hiệu quả nhất các cán bộ trong cơng tác, giảm thiểu tham nhũng, tiêu cực, có chế độ đãi ngộ cho cán bộ thuế một cách thỏa đáng, làm cho cán bộ thuế yên tâm công tác, tận tâm, tận lực thực hiện trách nhiệm của mình đối vớiNhà nước, gắn trách nhiệm vật chất với nghĩa vụ quản lý thuế. Đồng thời củng cố và tăng cường lực lượng cán bộ thuế, tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ thuế, sắp xếp đội ngũ cán bộ thuế, đủ sức đảm đương nhiệm vụ trong tình hình và giai đoạn mới.
Ba là, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế của
các HKD. Qua phân tích, đánh giá cơng tác quản lý thuế đối với HKD cá thể trên địa bàn thành phố cho thấy ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các HKD là tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HKD ý thức chấp hành pháp luật về thuế còn nhiều hạn chế về công tác kê khai thuế không trung thực, nộp chậm tiền thuế vẫn thường xuyên xảy ra, vi phạm các quy định về pháp luật thuế, làm thất thu cho NSNN. Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trên là do ý thức chấp hành pháp luật của HKD còn hạn chế, có trường hợp do khơng nắm được các quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm, có trường hợp cố tình vi phạm. Do đó, việc nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế cho các HKD là rất cần thiết và cần tập trung bằng nhiều hình thức
92
để tun truyền chính sách thuế đến các HKD như phát tờ rơi tuyên truyền, mở hội nghị tuyên truyền, tuyên truyền qua các hệ thông thông tin đại chúng để các HKD nắm được các quy định của pháp luật về thuế. Đồng thời, cơ quan thuế cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện kịp thời các vi phạm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để răn đe và có tính chất lan truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành của các HKD.
Bốn là, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định của ngành về công tác
quản lý thuế HKD cá thể nhằm đảm bảo mục tiêu nuôi dưỡng nguồn thu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển góp phần thực hiện chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh - xã hội trong điều kiện tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc quản lý thuế phải đảm bảo đúng quy định, quản lý hết các nguồn thu, hướng tới việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách giúp các HKD phát triển một cách ổn định, bền vững theo hướng: khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động kinh doanh cần thiết làm ăn có hiệu quả; đồng thời thu hẹp, kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng cần hạn chế sản xuất, hạn chế tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, chống lãng phí; khuyến khích việc bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích cạnh tranh bình đẳng đúng pháp luật, thúc đẩy mở rộng thị trường một cách lành mạnh, đáp ứng yêu cầu của hội nhập, phù hợp với các thông lệ quốc tế, nâng cao ý thức của mọi người dân trong chấp hành các Luật thuế, gắn chặt hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, các ngành liên quan trong quản lý thuế, nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế.
Năm là, tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế và chính quyền các xã, phường
trong công tác quản lý thuế HKD cá thể. Công tác quản lý thuế là trách nhiệm của tất cả bộ máy Nhà nước chứ không riêng cơ quan thuế, thu thuế để đảm bảo nguồn thu cho NSNN, một phần để ni chính bộ máy Nhà nước. Do đó, cần phải gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương các xã, phường trong cơng tác phối hợp quản lý thuế đối với các HKD, gắn với cân đối thu chi ngân sách cho các xã, phường để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với HKD.
93