7. Kết cấu của luận văn
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức tại cơ quan Đảng uỷ
Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương giai đoạn 2018-2021
2.2.1. Về cơ sở pháp lý của hoạt động bồi dưỡng công chức
Văn bản của Nhà nước
Để cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về vấn đề bồi dưỡng cơng chức, Chính phủ cùng các cơ quan đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh, hướng dẫn cụ thể hơn việc thực hiện bồi dưỡng công chức trong các cơ quan, đảm bảo xây dựng đội ngũ công chức.
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008; - Luật Cán bộ, công chức năm 2019.
- Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Nghị định số 89/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.
- Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030.
- Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức; - Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”.
Tất cả những văn bản pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về bồi dưỡng công chức, đã tạo ra hệ thống cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho các cơ quan, ban, ngành và các địa phương trong cả nước thực hiện bồi dưỡng công chức.
Văn bản của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương
Trong giai đoạn 2018-2021, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã xây dựng và ban hành các quy định về bồi dưỡng cơng chức như sau:
- Ban hành Chương trình số 1644/Ctr-ĐUK, ngày 04/11/2016 của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương về việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức.
- Ban hành Quyết định số 2019/QĐ-TLĐ ngày 18/12/2016 về việc thành lập Ban chỉ đạo “Chương trình nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương”.
- Ban hành kế hoạch số: 07/KH-TLĐ ngày 07/02/2016 về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2016-2020”.
- Phê duyệt đề án 1146/ĐA-TLĐ, ngày 24/7/2015 về đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương. - Ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, kèm theo Quyết định số 1448/QĐ-ĐUK ngày 22/10/2016 của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương.
- Ban hành Chỉ thị số 02-CT/ĐUK ngày 14/09/2021 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương;
Những văn bản trên là hành lang pháp lý, là một trong những điều kiện quan trọng và căn cứ pháp lý chính yếu tạo nên kết quả to lớn cho việc tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức cơ quan Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương.
2.2.2. Về quy trình bồi dưỡng cơng chức
- Về xác định nhu cầu bồi dưỡng
Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã có những nhận thức đúng đắn và xác định chính xác nhu cầu hoạt động bồi dưỡng công chức. Căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ; căn cứ vào báo cáo số lượng; căn cứ vào thực trạng của của công chức; nhu cầu bồi dưỡng của cơng chức qua đó xác định những thiếu hụt về trình độ của cơng chức và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.
Phương thức xác định nhu cầu bồi dưỡng đối với công chức là Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương sẽ thông báo bảng danh mục các loại hình bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng có sẵn nội dung để các cấp trực thuộc lựa chọn và điền vào mục thích hợp sau đó tổng hợp báo cáo để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm. Việc làm này sẽ xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng thường sát với thực tế.
Đồng thời, các đơn vị cũng dựa trên tình hình thực tế để chủ động đăng kí nội dung bồi dưỡng cụ thể báo cáo cấp trên để xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong toàn Đảng ủy Khối.
- Về lập kế hoạch bồi dưỡng
Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ theo từng giai đoạn, hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tích cực triển khai thực hiện. Với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức theo từng giai đoạn (gần đây nhất là giai đoạn 2016 – 2020), hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tích cực triển khai thực hiện.
Căn cứ vào nhu cầu hoạt động bồi dưỡng được xác định, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức hàng năm của cơ quan trên cơ sở định hướng chung về hoạt động bồi dưỡng của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Kế hoạch xác định rõ được: nội dung hoạt động bồi dưỡng, số
lượng người tham gia, thời gian tổ chức, kinh phí, cơ sở vật chất, qua đó làm cơ sở cho q trình tổ chức thực hiện phù hợp, tránh tình trạng trùng lặp hoặc sai sót.
- Về tổ chức thực hiện bồi dưỡng
Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi cơ bản như: Có những hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp như thế nào cho có hiệu quả? Tổ chức sao cho chi phí phù hợp để kết quả cao? Do đó, để thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng, cần phân tích kế hoạch bồi dưỡng thành các cơng việc cụ thể: từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình, theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán.
- Về cơ sở quản lý bồi dưỡng
Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp với các cơ sở đào tạo như trường Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia,... Bên cạnh đó, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị của Đảng ủy khối là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiều hoạt động bồi dưỡng cho công chức trong cơ quan Đảng ủy Khối.
- Về đội ngũ công chức quản lý công tác bồi dưỡng công chức
Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương chú trọng vào đội ngũ công chức quản lý hoạt động bồi dưỡng. Ban Tổ chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã phân công nhiệm vụ quản lý bồi dưỡng cho những cơng chức có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bồi dưỡng công chức.
Về đánh giá hoạt động bồi dưỡng
Đây là khâu cuối cùng trong tồn bộ q trình hoạt động bồi dưỡng cơng chức. Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương căn cứ vào kết quả bồi dưỡng và báo cáo tổng kết của Ban Tổ chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương để làm căn cứ đánh giá hoạt động bồi dưỡng công chức, xác định các kết quả đạt được đồng thời xác định đúng đắn những hạn chế trong hoạt động bồi dưỡng và rút ra bài học kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế.
2.2.3. Về nội dung, hình thức, phương pháp và kinh phí bồi dưỡng
- Về các nội dung bồi dưỡng
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động bồi dưỡng, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương xác định rõ các nội dung bồi dưỡng công chức của cơ quan, đặc biệt quan tâm đến nhu cầu bồi dưỡng về kiến thức chun mơn, trình độ lý luận, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ của công chức để đưa ra nội dung hoạt động bồi dưỡng cho phù hợp.
Hoạt động bồi dưỡng dần bám sát nội dung quy hoạch công chức và kế hoạch hoạt động bồi dưỡng công chức của cơ quan. Hạn chế tình trạng cơng chức có nhu cầu học tập, mong muốn tham gia bồi dưỡng mà khơng có đủ lớp học.
Nội dung hoạt động bồi dưỡng khá đa dạng, phong phú đã đáp ứng được một cách tương đối nhu cầu của cơng chức. Chương trình bồi dưỡng khơng phân tán, khơng dàn trải mà tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, tập huấn nghiệp vụ. Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng không chỉ chú trọng hoạt động bồi dưỡng về kiến thức chun mơn, lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước mà còn đẩy mạnh các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nhằm cung cấp cho công chức đầy đủ về kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết trong q trình giải quyết cơng việc. Tiến hành giám sát, kiểm tra quá trình bồi dưỡng đảm bảo cho cả quá trình được diễn ra một cách có hiệu quả.
- Về hình thức hoạt động bồi dưỡng
Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương chủ yếu sử dụng hình thức bồi dưỡng cơng chức ngắn hạn. Hình thức này được sử dụng là chủ yếu bởi vì nó phù hợp với điều kiện thực thi nhiệm vụ của công chức. Đa phần công chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đều là những người hoạt động chuyên môn, phụ trách các mảng cơng việc khác nhau, do đó, sử dụng hình thức bồi dưỡng ngắn hạn đảm bảo cho công chức vừa học vừa làm, đảm bảo cho cơng chức có thể sắp xếp được thời gian học tập đồng thời đảm bảo q trình thức thi cơng vụ của họ được hiệu quả nhất.
Các hình thức bồi dưỡng cơng chức chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn, phù hợp với chương trình giảng dạy, nhu cầu của cơng chức.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2019-2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên hoạt động bồi dưỡng của cơ quan có sự thay đổi từ hình thức bồi dưỡng trực tiếp sang loại hình bồi dưỡng từ xa (trực tuyến). Đây là cách triển khai linh hoạt, phù hợp với thực tiễn nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Việc đổi mới mơ hình bồi dưỡng từ trực tiếp sang trực tuyến được triển khai nghiêm túc, góp phần hồn thành cơ bản kế hoạch bồi dưỡng.
- Về phương pháp bồi dưỡng
Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương cũng đã sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp bồi dưỡng khác nhau nhằm làm phong phú thêm về nội dung giảng dạy như: chỉ dẫn công việc, kèm cặp, mở lớp học... bên cạnh phương pháp giảng dạy truyền thống. Đảng ủy Khối mời nhiều chuyên gia về trình bày các báo cáo thực tiễn trong các khóa bồi dưỡng, làm tăng chất lượng bồi dưỡng, gắn kết lý luận với thực tiễn. Những vấn đề nêu ra là thiết thực, khơi gợi được sự quan tâm, hứng thú của học viên. nhiều học viên đã chủ động tương tác với giảng viên để hiểu sâu bài giảng.
- Về kinh phí bồi dưỡng
Nguồn kinh phí cho bồi dưỡng cơng chức tại Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương bao gồm: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, nghiên cứu xây dựng tài liệu, đào tạo cán bộ quản lý đào tạo, đội ngũ giảng viên, chi trực tiếp cho việc dạy và học.
Kinh phí bồi dưỡng được chi từ ngân sách nhà nước cấp cho Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của nước ngồi theo các chương trình, dự án hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngồi và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Nguồn kinh phí bồi dưỡng thường được chi trả qua các hình thức: Cơ quan trả toàn bộ, cơ quan hỗ trợ một phần, tự bản thân chi trả, nguồn khác.
2.2.4. Về kết quả bồi dưỡng công chức
Trong những năm gần đây hoạt động bồi dưỡng công chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đang ngày càng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo tích cực từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Ngồi việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh quy định như lý luận chính trị, quản lý nhà nước, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương còn chú trọng đến việc bồi dưỡng các nghiệp vụ chuyên môn, các kỹ năng phục vụ công việc, tiếng Anh hội nhập quốc tế, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp…; cử công chức tham gia các khóa bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm ở nước ngồi bằng nguồn kinh phí dự án hoặc được tài trợ. Đối với các đơn vị hành chính, kinh phí đào tạo được ngân sách nhà nước cấp; các đơn vị sự nghiệp sử dụng nguồn kinh phí tự chủ để thực hiện cơng tác bồi dưỡng công chức.
Biểu đồ 2.5. Số lượng học viên cơ quan Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương tham gia các khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: người
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
0 5 10 15 20 25
nam 2015 nam 2016 nam 2017 13 24 14 15 11 19 4 2 7 CV CVC CVCC
Nhận xét: Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương luôn tạo điều kiện tốt
nhất để công chức đi bồi dưỡng; cử đúng đối tượng tham gia; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với cơng chức được cử đi bồi dưỡng.
Số lượng công chức tham gia bồi dưỡng ngày càng tăng cả về trình độ chun mơn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước và bồi dưỡng nghiệp vụ. Số lượng cơng chức đi bồi dưỡng đang có xu hướng ngày càng tăng, do đó có thể cống hiến cho tổ chức trong một thời gian dài.
- Về trình độ chun mơn nghiệp vụ, chủ yếu chú trọng bồi dưỡng trình độ đại học và sau đại học.
- Về trình độ lý luận chính trị: tập trung bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị đối với cơng chức chưa qua bồi dưỡng trình độ sơ cấp.
- Về trình độ QLNN: chủ yếu tập trung bồi dưỡng trình độ chun viên đối với các cơng chức đang giữ ngạch cán sự và bồi dưỡng trình độ chuyên viên chính đối với các cơng chức đang giữ chức danh Phó trưởng phịng hoặc tương đương.
- Về hoạt động bồi dưỡng trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ: chủ yếu tập trung bồi dưỡng đảm bảo cho đến 100% số lượng công chức trong tổng biên chế có đầy đủ các yêu cầu chứng chỉ theo quy định.
Giai đoạn 2018 - 2020, công chức được tham gia bồi dưỡng với nhiều chương trình bồi dưỡng khác nhau. Đó là bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, bồi dưỡng quốc phịng, an ninh, bồi dưỡng học tập nước ngồi , đạo đức cơng vụ,...
Trên thực tế, có biến động tăng giảm về số lượng học viên tham gia bồi dưỡng cơng chức qua các năm. Song nhìn chung, số lượng học viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường lớn, với nhiều hình thức lớp, nội dung nghiệp vụ phong phú, đa dạng.
Biểu đồ 2.6. Số lượt công chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giai đoạn 2018 - 2020
(Nguồn: [22]), ĐVT: lượt người
Nhận xét: Có thể thấy, qua các năm trong giai đoạn 2018 - 2020, số lượt
công chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là tương đối nhiều và tăng dần theo các năm, bao gồm các khóa bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo văn bản, nghiệp vụ cơng tác đảng, đồn,.... Điều này cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo Đảng uỷ