Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng công chức cơ quan đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương (Trang 65 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Những kết quả đạt được

Một là: Lãnh đạo Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương quan tâm và chú

trọng đến công tác hoạt động bồi dưỡng công chức; luôn tạo điều kiện cho các cơng chức tham gia các khóa bồi dưỡng tại các cơ sở bồi dưỡng mà Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức. Phần lớn cơng chức có tuổi đời trẻ, được bồi dưỡng cơ bản và ham học hỏi, cầu thị, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu

9 5 3 5 4 5 4 6 12 14 45 51 49 34 49 39 38 45 46 45 36 33 35 46 33 41 44 32 32 31 0 1 3 4 4 8 3 9 0 0 0 0 2 1 0 2 1 0 0 0 0 10 20 30 40 50 60 Đánh giá chương trình BD Đánh giá đội ngũ giảng viên Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu năng lực học viên Đánh giá nguồn học liệu phục vụ khóa BD Đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị BD Đánh giá công nghệ thông tin phục vụ khóa BD Đánh giá các hoạt động quản lý và hỗ trợ học viên Đánh giá hoạt động kiểm tra, đánh giá Đánh giá tổ chức thực hiện khóa BD Đánh giá hiệu quả sau BD CC

Hai là: Các khóa bồi dưỡng về cơ bản tuân thủ theo các quy định của pháp

luật hiện hành, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, từng đơn vị và nhu cầu của từng công chức. Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã xây dựng kịp thời các văn bản hướng dẫn việc triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng để các đơn vị tổ chức thực hiện. Chú trọng xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm và theo giai đoạn, đảm bảo sát với yêu cầu cơng việc và nhu cầu từ chính các đơn vị và cá nhân từng cơng chức.

Ba là: Chương trình, giáo trình tài liệu phục vụ cơng tác bồi dưỡng mang lại

hiệu quả cao nhất, sát với tình hình thực tế học viên. Nguồn giảng viên tham gia giảng dạy tại các khóa bồi dưỡng cơng chức của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương về cơ bản có chun mơn, nghiệp vụ sư phạm sâu rộng, có kinh nghiệm và tâm huyết với công việc, đáp ứng tốt yêu cầu bồi dưỡng công chức của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương trong tình hình hiện nay.

Bốn là: Đặc biệt, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương rất quan tâm hoạt

động bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, kĩ năng hành chính và quản lý nhà nước cho đối tượng viên chức chuyển đổi thành công chức nhằm bù đắp những thiếu hụt, đáp ứng yêu cầu công việc.

Năm là: Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã từng bước đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng công chức, thể hiện ở một số nội dung như: Nguồn kinh phí dành cho bồi dưỡng ngày càng tăng lên, trang thiết bị được bổ sung, hoàn thiện hiện đại, các chế độ, chính sách cho học viên, giảng viên được bảo đảm.

Nhìn chung, hoạt động bồi dưỡng cơng chức đạt chất lượng tốt, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của cơng chức và người lao động của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, đáp ứng yêu cầu công việc.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Một là: Mặc dù quy mô bồi dưỡng đạt được khá lớn, song vẫn còn thấp hơn

nhiều lý do chủ quan và khách quan vẫn chưa tổ chức được. Đặc biệt do tác động của dịch bệnh Covid 19, nhiều lớp bồi dưỡng chưa tổ chức được như dự kiến.

Hai là: Về nội dung bồi dưỡng: Nhiều nội dung chương trình và tài liệu chưa

được đổi mới kịp thời theo yêu cầu bổ sung và nâng cao kiến thức, kỹ năng phương pháp làm việc để đáp ứng yêu cầu quản lý. Một số chương trình, lớp bồi dưỡng cịn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thơng, kế thừa, cịn trùng lặp về nội dung giảng dạy, chưa đi sâu vào rèn luyện gắn với công việc thực tế. Tài liệu học còn thiếu hoặc chất lượng chưa được đảm bảo, nặng về lý thuyết, sách vở ít minh hoạ, thiếu ví dụ thực tiễn và nghiên cứu tình huống.

Ba là: Về hình thức bồi dưỡng: Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ

sử dụng hình thức chủ yếu trong hoạt động bồi dưỡng đó là bồi dưỡng ngắn hạn. Chưa áp dụng mở rộng các hình thức bồi dưỡng khác do đó, dễ gây nên tình trạng nhàm chán cho cơng chức và gây khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Hình thức trực tuyến tuy giải quyết được mục tiêu mở lớp theo kế hoạch bồi dưỡng hàng năm, song mức độ hiệu quả còn hạn chế so với bồi dưỡng tại lớp học trực tiếp. Một số lớp bồi dưỡng tổ chức vào giai đoạn cuối năm khiến học viên gặp khó khăn trong sắp xếp cơng việc để tham gia lớp đầy đủ.

Bốn là: Về phương pháp bồi dưỡng: các phương pháp sử dụng chủ yếu là

phương pháp truyền thống, chủ yếu là “thầy giảng, trò nghe”, tác động từ một phía, chưa có sự đổi mới trong việc áp dụng các phương pháp hiện đại như: thuyết trình, bài thực tế, bài tập nhóm tình huống... vào hoạt động bồi dưỡng.

Năm là: Công tác tổ chức và quản lý hoạt động bồi dưỡng cũng còn nhiều vướng mắc, chồng chéo, chưa khai thác, phát huy được năng lực và thế mạnh của từng cơ sở bồi dưỡng trực thuộc Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương trong việc bồi dưỡng công chức của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương. Quy trình bồi dưỡng, đánh giá chất lượng và kết quả bồi dưỡng, việc kiểm tra, giám sát còn một số bất cập cần sửa đổi để linh hoạt hơn và hiệu quả hơn. Hoạt động đánh giá, theo dõi

đó, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương khó nắm bắt được những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và đưa ra những bài học kinh nghiệm cho các khóa học sau.

Sáu là: Cơ chế tài chính cho hoạt động bồi dưỡng cơng chức cịn những hạn

chế cần tháo gỡ, chưa khuyến khích các cơ sở bồi dưỡng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Quy mơ nguồn lực tài chính sử dụng cho hoạt động bồi dưỡng cịn hạn chế.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một là: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bồi dưỡng công chức, như: các

văn bản triển khai thực hiện quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 giai đoạn trước; các văn bản của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương quy định cơ chế chính sách hỗ trợ bồi dưỡng cơng chức, đặc biệt là Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.... Các nội dung này nằm ở nhiều văn bản khác nhau; nhiều văn bản quy định thiếu thống nhất, chặt chẽ; một số quy định hiện khơng cịn phù hợp với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Hiện đã có luật Cán bộ cơng chức 2019 và Nghị định 89/2021/NĐ-CP mới được ban hành nhưng hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn

Hai là: Cơ chế chính sách về tài chính, huy động nguồn lực cho hoạt động

bồi dưỡng cơng chức cịn nhiều điểm chưa hợp lý, khiến cho bồi dưỡng công chức đôi khi bị động, bị hạn chế do nguồn kinh phí eo hẹp. Nguồn kinh phí cịn hạn chế nên ảnh hưởng đến kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quản lý nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn.

Ba là: Cịn chưa gắn, bố trí sử dụng cơng chức với bồi dưỡng công chức sau bồi

dưỡng, việc đánh giá kết quả bồi dưỡng của cơng chức làm cơ sở để bố trí, sử dụng, phát triển cơng chức còn chưa rõ nét, mới chỉ dừng lại ở một số ít cơng chức.

Bốn là: Nhận thức cịn chưa đầy đủ. Một bộ phận cơng chức cịn thiếu động cơ

học tập tích cực. Việc học tập nâng cao trình độ của một bộ phận cơng chức cịn mang tính thụ động, một số ít cịn tham gia chiếu lệ, phong trào, chưa tích cực, chăm chỉ trong học tập, chỉ tham gia bồi dưỡng để có thêm văn bằng, chứng chỉ, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn về ngạch, bậc nên nhiều công chức học tập chỉ mang tính

hình thức, chưa có thái độ đúng đắn trong việc thể hiện tinh thần, thái độ cầu thị trong quá trình học tập. Điều này xuất phát từ nhận thức còn hạn chế của một bộ phận cơng chức về tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng đối với sự phát triển của năng lực công chức, phục vụ công việc, khiến họ không “mặn mà” với học tập.

Bên cạnh đó, do điều kiện đặc thù của công việc nên công chức, viên chức rất khó khăn trong việc sắp xếp thời gian, cơng việc để tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Đa số công chức vẫn phải đảm nhiệm công việc cơ quan, vừa tham gia các lớp bồi dưỡng (vừa học, vừa làm) nên cũng có những ảnh hưởng nhất định về thời gian, tâm trí học tập, nếu khơng quyết tâm khó có thể đạt kết quả học tập tốt.

Năm là: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hoạt động

bồi dưỡng công chức được chuyển sang dạy học trực tuyến. Đây là lựa chọn thích ứng phù hợp trong bối cảnh hiện nay nhưng cũng đặt ra khơng ít thách thức cho bồi dưỡng cơng chức phải nỗ lực khắc phục, vượt qua. Đó là vấn đề kỹ thuật như tốc độ đường truyền, là vấn đề chất lượng bồi dưỡng do dạy và học trực tuyến phần nào hạn chế sự tương tác, trao đổi, thảo luận nhóm; là việc quản lý bồi dưỡng với học viên gặp những khó khăn nhất định…

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề chung về Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương như vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, Chương 2 đã phân tích thực trạng đội ngũ công chức của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương. Những nội dung này ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động bồi dưỡng công chức cũng như chất lượng của nó.

Nội dung chính mà Chương 2 của Luận văn đã đi sâu nghiên cứu là phân tích và đánh giá thực trạng bồi dưỡng công chức của cơ quan Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương thời gian qua. Nhìn chung, hoạt động bồi dưỡng công chức của cơ quan Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên các nội dung số lượng, chất lượng các lớp bồi dưỡng ngày càng tăng lên. Ưu điểm nổi bật cho thấy các khóa bồi dưỡng về cơ bản tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, từng đơn vị và nhu cầu của từng cơng chức, cho thấy sự chủ động, tích cực của cơ quan Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, của từng đơn vị, của bộ phận quản lý công chức, quản lý khóa học lẫn từng học viên tham gia, các khóa bồi dưỡng nhìn chung đạt kết quả tốt.

Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy những bất cập không nhỏ, nổi bật trên các phương diện. Mặc dù quy mơ bồi dưỡng đạt được khá lớn, song vẫn cịn thấp hơn so với nhu cầu bồi dưỡng. Cịn một số lượng lớn cơng chức chưa đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh theo quy định. Nhiều nội dung chương trình và tài liệu chưa được đổi mới kịp thời theo yêu cầu bổ sung và nâng cao kiến thức, kỹ năng phương pháp làm việc để đáp ứng yêu cầu quản lý chưa xứng với tiềm năng sẵn có.

Sự hạn chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân của những điểm còn bất cập trong cơ chế, chính sách, cách thức quản lý,.... Điều này đặt ra những yêu cầu cấp bách trên nhiều mặt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới..

Chương 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CƠNG CHỨC CƠ QUAN ĐẢNG UỶ KHỐI DOANH NGHIỆP

TRUNG ƯƠNG

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng công chức cơ quan đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)